Khám phá ‘quán bar ngoài trời’ dài nhất Bắc Âu
Bến cảng từng là khu đèn đỏ rộng lớn. Các căn nhà hàng trăm năm vẫn còn đó nhưng hoạt động kinh doanh đã chuyển đổi.
Nơi này giờ đây quanh năm đông đúc du khách, được mệnh danh “quán bar ngoài trời” dài nhất Bắc Âu.
Đó chính là Nyhavn, tiếng Anh New Harbour (Tân Cảng), là điểm đến “phải tới” ở Copenhagen, Đan Mạch, nổi tiếng với những ngôi nhà đa sắc được xây dựng theo phong cách kiến trúc Scandinavia dọc hai bên kênh đào có từ thế kỷ 16.
Con kênh được đào bởi những tù nhân chiến tranh trong giai đoạn từ 1658 – 1660, trở thành cửa ngõ từ biển vào nội thành cũ. Lúc đó, khu vực kênh đào thông đến Kongens Nytorv (The Kings Square), nơi các con tàu bốc dỡ hàng hóa và ngư dân ra khơi đánh bắt. Ngày nay, cả khu vực rộng lớn này trở thành khu phố ăn uống, vui chơi giải trí. Không chỉ được xem là “quán bar ngoài trời” dài nhất Bắc Âu, với chiều dài mỗi bên khoảng 500m
Các hoạt động thương mại và vận chuyển xung quanh Nyhavn góp phần khiến Copenhagen có một giai đoạn vàng son trong quá khứ. Nhiều ngôi nhà đầy màu sắc không lẫn vào đâu được xung quanh kênh Nyhavn dọc theo hai bờ bến cảng lịch sử gần 400 năm ngày nay cũng vàng son không kém khi trở thành điểm đến không thể bỏ qua của du khách
Video đang HOT
Tân Cảng là địa điểm lịch sử được ghé thăm nhiều nhất ở Copenhagen
Người Copenhagen yêu Tân Cảng bởi nơi này là chốn “hít thở gió biển” qua nhiều thế hệ. Khi tất cả các quán bar, nhà hàng, câu lạc bộ đêm, điểm biểu diễn nhạc sống mở cửa vào mùa xuân hoặc khi điều kiện thời tiết cho phép, người dân địa phương tới nơi này tận hưởng cuộc sống ngoài trời. Họ hòa vào dòng du khách từ khắp nơi trên thế giới khiến cả khu vực đông đúc hơn bao giờ hết
Trên bờ là thế, dưới dòng kênh chật ních những con tàu gỗ cũ tạo nên bầu không khí hàng hải từ thời xa xưa, giai đoạn những năm từ 1780 – 1810 khi Nyhavn là trung tâm chính của mọi hoạt động thương mại bằng tàu ở Copenhagen
Có rất nhiều nhà hàng, quán bar và quán cà phê dọc theo bến cảng nhìn ra kênh Nyhavn với những chiếc thuyền buồm gỗ cũ kỹ tạo nên bầu không khí biển cả đặc biệt
Nhưng ít ai biết rằng, nơi này trong suốt nhiều thế kỷ là phố đèn đỏ khét tiếng, cho đến tận những năm 1960 mới bị xóa sổ.
Khám phá quần đảo Faroe
Quần đảo Faroe là lãnh thổ tự trị thuộc Đan Mạch, hiện là điểm đến du lịch nổi tiếng ở Bắc Âu.
Ước tính có khoảng 100.000 du khách ghé thăm quần đảo Faroe mỗi năm để khám phá tự nhiên và con người nơi đây. Vì thế, nếu muốn được cảm nhận thiên nhiên, con người Bắc Âu thì hãy đến Faroe.
Thiên nhiên say đắm lòng người
Không ít du khách đến Faroe để thỏa mãn sở thích leo núi và đi bộ đường dài. Các hòn đảo đa số vẫn giữ được vẻ nguyên sơ để người đi bộ có thể thả mình vào thiên nhiên. Một điểm đến được nhiều du khách lựa chọn là núi Slttaratindur, đỉnh cao nhất Faroe. Núi Slttaratindur trên đảo Eysturoy luôn thu hút du khách từ cái nhìn đầu tiên vì hình dáng kỳ lạ, giống như một ngọn kim tự tháp với cái chóp dẹp. Để chinh phục thành công đỉnh núi cao 880m, bạn phải có sức bền tốt và mặc thật ấm vì đỉnh núi này quanh năm bị sương dày bao phủ.
Du khách luôn muốn ghé thăm vách đá Beinisvr ở trên đảo Suuroy. Nhiều người đến để trải nghiệm cảm giác khi đứng trên vách đá cao 469m nhìn xuống lớp sương dày che khuất mặt biển bên dưới. Thời xưa, ở Faroe còn có một nghề là đu dây từ đỉnh Beinisvr xuống để nhặt trứng chim từ những cái tổ trên vách đá. Công việc nguy hiểm này chỉ chấm dứt sau khi một trận lở tuyết giết chết đa số chim sống trên vách đá. Vẻ đẹp nên thơ của Beinisvr đã là cảm hứng cho nhiều thế hệ nghệ sĩ trên đảo Faroe, có thể kể đến nhạc sĩ Hanus G. Johansen, nhà thơ Poul F. Joensen và nhà thơ Janus Djurhuus.
Nếu như Việt Nam có hòn Trống Mái thì Faroe có hòn Risin og Kellingin. Cái tên mang nghĩa "Tên khổng lồ và mụ phù thủy" để nói về truyền thuyết giải thích nguồn gốc của hai tảng đá lớn đứng cạnh nhau ngoài khơi Faroe. Theo đó, thời xưa, có một tên khổng lồ và một mụ phù thủy người Iceland tìm cách biến Faroe thành của chúng. Mụ phù thủy buộc một đầu dây vào đỉnh núi trên đảo, còn đầu dây bên kia để tên khổng lồ kéo. Chúng chưa kéo được bao nhiêu thì mặt trời đã mọc và biến tên khổng lồ cùng mụ phù thủy thành đá. Du khách nên cố gắng ghé thăm Risin og Kellingin vì theo nhiều nhà địa chất, rất có thể những cơn bão sẽ khiến hai tảng đá đổ xuống biển trong vài thập niên tới.
Trên quần đảo Faroe có hai hồ nước mà du khách nên ghé thăm. Đầu tiên là "hồ nước trên biển" Srvágsvatn. Cái tên xuất phát từ việc hồ chạy đến sát vách đá nhìn ra biển. Đứng ở vách đá đối diện để quan sát Srvágsvatn và thác nước Bsdalafossur chảy từ hồ khiến cả những du khách từng trải nghiệm nhiều cũng phải trầm trồ thán phục. Hồ nước đáng đến thứ hai mang tên Toftir ở đảo Eysturoy. Hồ nằm giữa một trong những thung lũng đẹp nhất trên đảo. Vào mùa heather (cây bụi có họ với cây thạch nam) nở hoa tím đầy thung lũng, các gia đình lại đến bên hồ Toftir để ngắm hoa và những loài chim di cư quay về quê hương của chúng.
Con người phương bắc
Quá trình đô thị hóa ở Faroe không ồ ạt như nhiều thành phố Đan Mạch khác. Ngay cả thủ phủ Tórshavn nằm trên đảo chính Streymoy cũng chỉ giống như một thị trấn tầm trung. Nơi đây vẫn còn nhiều con phố lát đá, hai bên là hai dãy nhà liền kề xây theo cách truyền thống. Một buổi chiều "không mục đích" chỉ dành để đi dạo con phố cổ Tinganes hay ngắm nhìn mặt trời lặn trên cầu cảng là cách tuyệt vời để tận hưởng Tórshavn.
Nếu du khách muốn tìm hiểu cuộc sống trên đảo Streymoy thì hãy ghé thăm bảo tàng tại trang trại Kirkjubargarur - nơi có những căn nhà gỗ cổ nhất thế giới vẫn còn tồn tại. Ngôi nhà cổ nhất trong trang trại vốn được xây cho cha xứ quản lý giáo phận Faroe. Sau đó mấy đời gia đình nhà Patursson làm chủ trang trại đến khi hoàng gia Đan Mạch tịch thu đất lấy làm của họ. Ngày nay, Kirkjubargarur là tài sản của chính quyền địa phương, còn con cháu dòng họ Patursson là người ở thuê kiêm nhiệm vụ bảo tồn di tích.
Trang trại Kirkjubargarur lưu giữ nhiều hiện vật liên quan đến cuộc sống, lịch sử và văn hóa đảo Faroe, trong đó có bộ trưng bày về vị vua Na Uy Sverre Sigurdsson vốn lớn lên tại trang trại. Người dân còn tổ chức mô hình "bảo tàng sống" với nhiều hoạt động tái hiện cuộc sống thường ngày như chăn cừu, dệt vải, hun khói cá...
Làng Kirkjubur - nơi đặt trang trại Kirkjubargarur còn nằm gần một số khu di tích khác như nhà thờ Magnus. Nhà thờ được khởi công vào năm 1300 nhưng chỉ được sử dụng một thời gian trước khi bị bỏ hoang. Ngày nay, chỉ còn bức tường đá của nhà thờ còn đứng vững. Bên trong một đoạn tường nhà thờ là một cái hộp bằng chì được cho vào trong khi công trình còn đang xây dựng. Cái hộp này chứa di vật của thánh Thorlak người Iceland. Sau nhiều năm trùng tu, cuối cùng di tích nhà thờ Magnus cũng đã được mở cửa đón du khách. Chính quyền đảo còn hy vọng di tích sẽ được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa thế giới.
Cuộc sống trên đảo Eysturoy lớn thứ hai Faroe còn tĩnh lặng hơn cả Streymoy, nhưng điều đó lại càng thu hút các du khách muốn đến Eysturoy để trốn cái ồn ào nơi phố thị. Đa số người dân trên đảo sống bằng nghề đánh cá, chế biến cá và bán cá. Họ sống trong những ngôi làng ven biển nhỏ xinh, nhà họ sơn đủ màu sắc sặc sỡ nhằm tạo sự tương phản với sắc xanh của thung lũng và màu xám của trời.
Các ngôi làng như Eii, Gjógv, Elduvík, Fuglafjrur... có dịch vụ homestay khá tốt, đủ để vừa lòng khách du lịch muốn nghỉ chân giữa những chuyến chinh phục đỉnh núi trên đảo. Từ giữa tháng 6 đến đầu tháng 7 là lúc dân địa phương tổ chức nhiều hội hè để mừng vụ thu hoạch. Một kỳ nghỉ hè tại Eysturoy, vì thế, hoàn toàn là sự lựa chọn đúng đắn.
Khám phá Itaewon - "khu du lịch đặc biệt đầu tiên" ở thủ đô Seoul Với khoảng 2.000 cửa hàng và cửa hiệu trải dài trên mọi con phố, du khách có thể trải nghiệm bầu không khí đa văn hóa tại khu phố Itaewonm, thuộc quận Yongsan, trung tâm Seoul. Khu phố Itaewon (thuộc quận Yongsan, trung tâm Seoul) từ lâu đã được mệnh danh là một "khu phố Tây" ở Xứ sở Kim chi, nơi mọi...