Khám phá pháo hạt nhân M65-Annie ‘độc nhất vô nhị’ của quân đội Mỹ
Loại vũ khí hạt nhân biệt danh “ Nguyên tử Annie” này không được chế tạo số với lượng lớn, nhưng lại chiếm một vị trí đặc biệt trong lịch sử pháo binh Mỹ.
Cuối những năm 40 thế kỷ XX, Mỹ bắt đầu phát triển hệ thống pháo binh có sức mạnh đặc biệt, có khả năng sử dụng đạn pháo hạt nhân. Mẫu thiết kế đầu tiên chính là pháo M65.
Tạo ra lợi thế chiến trường cho quân đội Mỹ
Hệ thống pháo hạt nhân M65 tại Bảo tàng Aberdeen. (Ảnh: Wikimedia Commons)
Điều kiện tiên quyết dẫn đến sự xuất hiện của pháo hạt nhân Mỹ là vào giai đoạn cuối của Thế chiến II. Khi đối mặt với hệ thống pháo binh đường sắt uy lực của phát xít Đức, quân đội Mỹ mong muốn có loại vũ khí riêng, có tính năng tương tự. Vào cuối năm 1944, pháo tầm xa 240 mm T1 được phát triển đầy hứa hẹn.
Năm 1947, Không quân Mỹ được tách riêng, hình thành một lực lượng tác chiến độc lập trong quân đội. Lực lượng mặt đất bị bỏ lại, không có vũ khí hạt nhân nào của riêng họ. Sau những tranh cãi kéo dài, năm 1949, quân đội Mỹ quyết định phát triển loại đạn đặc biệt cho pháo binh, sử dụng trên đất liền.
Tháng 5/1950, dự án T131 được khởi động, dự kiến sẽ tạo ra một khẩu pháo 280 mm, dựa trên phiên bản pháo tầm xa T1. Song, dự án này sẽ chế tạo ra một loại đạn pháo đặc biệt, mang đầu đạn hạt nhân.
Chương trình phát triển pháo T131 được thực hiện tại kho vũ khí Picatinny, với sự tham gia của nhiều tổ chức quân sự. Khi thiết kế, các chuyên gia phải giải quyết một số vấn đề cụ thể. Ví dụ, phần thân cơ sở của T131 được lấy từ phiên bản T1. Cỡ nòng 280 mm hiện tại có biên độ vừa đủ, bảo đảm an toàn. Nòng pháo cũng có thể được làm lớn hơn.
Pháo 280 mm cần một cỗ xe đặc biệt làm phương tiện vận chuyển. Hai máy kéo thông thường được thiết kế để giải quyết vấn đề này. Cỗ xe với 2 máy kéo giúp khẩu pháo có thể di chuyển giữa các vị trí không quá nửa giờ.
Quá trình thiết kế T131 trùng với sự kiện bùng nổ Chiến tranh Triều Tiên, nên dự án được thúc đẩy nhiều hơn. Thiết kế kĩ thuật được hoàn thành vào cuối năm 1950, sau vài tháng, khẩu pháo nguyên mẫu lần đầu xuất hiện, sau đó đưa vào thử nghiệm.
Pháo T131 được đưa vào sử dụng vào nửa đầu những năm 1950, nhưng T131 chính thức được biên chế vào năm 1956. Pháo T131 được đặt tên theo số hiệu quân đội là M65. Ngoài ra, T131 còn có biệt danh “Nguyên tử Annie”, là tên của Anzio Annie, biệt danh người Mỹ dùng để chỉ pháo hạng nặng K5 của Đức.
Tổ hợp phức hợp pháo hạt nhân
Quân đội Mỹ tiến hành thử pháo hạt nhân. (Ảnh: US Army)
Trong khuôn khổ của dự án T131/M65, một tổ hợp pháo binh đã được tạo ra, bao gồm các thiết bị và hệ thống hỗ trợ (từ vũ khí, đạn dược, phương tiện vận chuyển và hệ thống liên lạc). Khu phức hợp bao gồm các phương tiện riêng biệt để tính toán tác chiến.
Pháo T131/M65 là loại vũ khí có cỡ nòng 280 mm, có chiều dài khoảng 11,7m. Nòng pháo được cố định trên một bộ phận xoay với các thiệt bị giật lại bằng thủy lực. Sử dụng bộ truyền động thủy lực, pháo M65 nhắm bắn thẳng đứng ở phạm vi từ 0-55 độ. Nòng súng có thể di chuyển trên giá treo dọc trục xoay.
Phần xoay của khẩu pháo đã được cố định trên một loại xe T72 đặc biệt. Nó có bộ khung vững chắc, với các bức tường chắc chắn. Các tấm hỗ trợ có đường kính khoảng 3 m. Một tấm nhỏ hơn được đặt ở đầu còn lại của cỗ xe.
Các thành phần phức tạp của hệ thống pháo hạt nhân M65. (Ảnh: Globalsecurity.org)
Xe T72 được trang bị hệ thống điện riêng, đảm bảo hoạt động của các ổ đĩa. Một đặc trưng của xe T72 là sự xuất hiện của các bộ điệm, giúp hạn chế đà giật khi bắn. Cỗ xe T72 và khẩu pháo được vận chuyển bằng cặp máy kéo M 249 và M250 chuyên biệt, do công ty Kenworth phát triển.
M249 là máy kéo có cabin nằm phía trước, động cơ công xuất 375 mã lực, bánh xe 4×4. Máy M250 cũng có cấu tạo cùng đơn vị, nhưng điểm khác là cabin gắn phía sau, phía trước xe đặt một cái nĩa để nâng xe T72.
Trước khi khai hỏa, tổ hợp pháo M65 có mặt tại vị trí đã định, cỗ xeT72 được hạ xuống mặt đất, hai máy kéo rút lui, pháo được đưa vào vị trí chiến đấu. Để rời khỏi vị trí, cần đặt nòng pháo vào thùng xe và treo cỗ xe T72 vào giữa hai máy kéo M249 và M250.
Tổng chiều dài của pháo “Nguyên tử Annie” là 26 m, chiều dài trong lúc chiến đấu là 12m. Chiều cao lúc vận chuyển không quá 3,7m. Tổng khối lượng của M65 là 83,3 tấn, trong đó riêng giá treo nòng pháo nặng 47 tấn. Tốc độ di chuyển tối đa của hệ thống pháo M65 trên đường cao tốc là 70 km/h.
Đạn pháo hạt nhân M65
Đạn pháo M65 đưa vào hệ thống bắn. (Ảnh: Guns.com)
Nhiệm vụ chính của M65 là đánh bại các mục tiêu quan trọng của kẻ thù, trong các trận đánh chiến thuật sâu, bằng cách sử dụng đạn thông thường và đạn hạt nhân. Đối với M65, chỉ có một loại đạn thông thường được phát triển – T122. Loại đạn pháo này có khối lượng 272km, mang theo 55 kg thuốc nổ. Vận tốc ban đầu của đạn đạt tới 760 m/giây, tầm bắn tối đa là 28,7 km.
Vào những năm đầu thập niên 50, đạn pháo hạt nhân đầu tiên được chế tạo là W9. Loại đạn 280mm này có chiều dài 1,38 m và nặng 346 kg. Vỏ của W9 có một thiết bị hạt nhân, chứa 50 kg uranium làm giàu. Công suất nổ ước tính là 15kt TEQ. Đạn phóng ở tốc độ 630 m/giây, có thể bay với vận tốc từ 20-24 km.
Năm 1955, đạn hạt nhân W19 xuất hiện, đây là bản nâng cấp của W9 trước đó. Loại đạn pháo này dài hơn, nhưng chỉ nặng 270 kg, mang điện tích hạt nhân tương tự. Do giảm khối lượng, vận tốc ban đầu được tăng lên 720 m/giây, tầm bay lên đến 28km.
Pháo hạt nhân đầu tiên được biên chế trong quân đội Hoa Kỳ
M65 tại cuộc diễu hành trong lễ nhậm chức của Tổng thống Dwight Eisenhower. (Ảnh: Guns.com)
Các cuộc thử nghiệm riêng lẻ của hệ thống M65 được bắt đầu vào năm 1950-1951. Đầu năm 1951, một tổ hợp đầy đủ đã được hoàn thiện tại bãi tập Nevada. Trong một thời gian, các cuộc thử nghiệm tổng quát được thực hiện, bao gồm kiểm tra các thành phần của hệ thống pháo, thực hành bắn thử và kiểm tra độ nổ của đạn pháo.
Tháng 1/1953, khẩu pháo T131 lần đầu tiên được giới thiệu trước công chúng. Đó là sự kiện diễu hành trong lễ nhậm chức của Tổng thống Dwight Eisenhower. Vũ khí mới này đã thu hút sự chú ý tại Hoa Kỳ và các nước khác. T131 trở thành một vũ khí bổ sung vào các dự án phát triển pháo binh hạt nhân ở nhân nhiều nước.
Tháng 5/1953, những khẩu pháo M65 đã tham gia vào vụ thử hạt nhân Upshot-Knothole. Một vụ nổ thử nghiệm đã diễn ra với loại đạn W9, bắn hạ mục tiêu ở khoảng cách 11 km. Đó là lần đầu tiên và cũng là cuối cùng Hoa Kỳ sử dụng pháo hạt nhân đặc biệt trong thực địa.
Đến thời điểm này, hệ thống pháo hạt nhân M65 đã được sản xuất hàng loạt. Chỉ trong vài tháng, có 20 tổ hợp M65 đã được chế tạo, với chi phí 800 nghìn USD mỗi chiếc (khoảng 7,6 triệu USD theo giá hiện tại). M65 được biên chế vào một số đơn vị pháo binh mặt đất của quân đội Hoa Kỳ.
Vào tháng 10/1953, pháo M65 xuất hiện ở châu Âu. Nó có mặt ở Đức như một phần vũ khí hạng nặng của tiểu đoàn pháo binh dã chiến 868 Hoa Kỳ. Sau đó, pháo hạt nhân M65 cũng có mặt ở Hàn Quốc. Vào thời điểm đó, M65 được coi là công cụ uy lực thực sự để áp đảo trong chiến tranh.
Kết thúc sứ mệnh
Pháo M65 trong cuộc tập trận của NATO tại Đức năm 1955. (Ảnh: nationalaalarchief.nl)
Vào những năm 1950, pháo binh bắt đầu tụt hậu so với các hệ thống tên lửa hiện đại. Pháo hạt nhân M65 cũng không có triển vọng đặc biệt, và sẽ bị loại bỏ trong tương lai gần.
Tuy vậy, M65 vẫn giữ tầm quan trọng, vì uy lực và vai trò răn đe của nó trong chiến dịch quân sự. Vì lí do này, quân đội Mỹ đã không vội từ bỏ pháo hạt nhân M65, ngay cả khi, về đặc điểm kĩ chiến thuật, nó đã trở nên lỗi thời.
Năm 1963, pháo hạt nhân M65 mới bị loại ra khỏi biên chế. Đến thời điểm này, quân đội Mỹ đã nhận được các mẫu vũ khí hạt nhân chiến thuật mới, tiên tiến hơn. Sự phát triển của công nghệ cho phép tạo ra loại đạn hạt nhân mới, nhỏ hơn và tương thích với vũ khí hiện có.
Kết quả, M65-Annie trở thành khẩu pháo hạt nhân đầu tiên và cuối cùng được chế tạo bởi quân đội Mỹ. Số phận của những hệ thống M65 biên chế trong quân đội Mỹ cũng khác nhau. Một số được phá hủy và chế tạo lại. Có 7 hệ thống M65 được bảo quản trong bảo tàng, đặc biệt là Bảo tàng Căn cứ Fort Sill.
M65 giữ một vị trí đặc biệt trong lịch sử pháo binh Hoa Kỳ. Đó là là kết quả hy hữu nhằm tạo ra một đạn pháo hạt nhân từ vũ khí thông thường. Vì lí do này, khái niệm vũ khí nguyên tử riêng biệt có sức mạnh đặc biệt đã bị loại bỏ.
(Nguồn: Topwar.ru)
PHONG VŨ
Theo VTC
Quân đội Mỹ sẵn sàng ứng phó nguy cơ Vùng 51 bị đột kích
Quân đội Mỹ khẳng định đã chuẩn bị sẵn sàng các biện pháp đối phó nguy cơ hàng ngàn người hưởng ứng phong trào "Đột kích Vùng 51" vào ngày mai 20.9 ở bang Nevada.
Ảnh chụp khu vực được cho là Vùng 51 Reuters
Trong buổi họp báo thường niên ngày 18.9, nhắc đến Vùng 51, Tham mưu trưởng không quân Mỹ David Goldfein tuyên bố : "Đất nước chúng ta có những bí mật cần phải được bảo vệ".
Sau đó, quyền thứ trưởng Không quân Mỹ Matt Donovan nhấn mạnh quân đội sẽ tăng cường đảm bảo an ninh, sẵn sàng ứng phó khả năng nhiều người hưởng ứng phong trào kêu gọi "đột kích Vùng 51" vào ngày 20.9, theo đài RT.
Tính đến nay có hơn 2 triệu người đăng ký tham gia sự kiện "Đột kích Vùng 51" được lan truyền trên Facebook.
Trang sự kiện này đã bị xóa bỏ khỏi Facebook và Không quân ban hành nhiều lệnh cảnh báo người dân không nên tham gia, thậm chí đóng cửa không phận gần Vùng 51. Tuy nhiên, hàng người vẫn tò mò muốn khám phá khu vực tuyệt mật này.
Video về UFO chạm trán với máy bay Hải quân Mỹ bị rò rỉ trên mạng
Lâu nay, không ít người dân Mỹ cho rằng quân đội nước này phong tỏa thông tin tuyệt mật về sự sống ngoài trái đất tại địa điểm quân sự nằm sâu trong sa mạc Nevada. Phải đến năm 2013, CIA mới xác nhận sự tồn tại của Vùng 51.
Mới đây, tờ The Washington Post dẫn lời một quan chức Mỹ giấu tên thừa nhận những đoạn video bị rò rỉ cho thấy máy bay Hải quân chạm trán với vật thể bay không xác định (UFO) là thật.
Tuy nhiên, theo nguồn tin này, giới chức Mỹ không thể lý giải liệu rằng UFO có phải là phương tiện di chuyển của người ngoài hành tinh.
Hồi tháng 6, Tổng thống Mỹ Donald Trump cho biết ông đã được báo cáo về những trường hợp phi công hải quân phát hiện UFO. Tuy nhiên, chủ nhân Nhà Trắng khẳng định ông hoàn toàn không tin chuyện có UFO của người ngoài hành tinh.
Theo thanhnien
Trump muốn cho Ả Rập Saudi thuê quân Mỹ để đánh Iran? Tổng thống Mỹ Donald Trump mới đây tuyên bố nghi ngờ Iran đứng sau vụ tấn công các nhà máy dầu của Ả Rập Saudi sau khi cảnh báo Mỹ đã "khóa mục tiêu và lên nòng". Thái tử Ả Rập Saudi Mohammed bin Salman chụp ảnh với Tổng thống Donald Trump tại Osaka, Nhật Bản ngày 29/6/2019 Cụ thể, trong cuộc họp...