Khám phá pháo đài nghìn tuổi nổi lên giữa hồ nước ở Siberia
Mặc dù đã làm sáng tỏ cách thức mà Por-Bajin được xây dựng, cho đến này các nhà sử học vẫn chưa thể biết pháo đài này do ai xây, được sử dụng vào mục đích gì…
Vào năm 1891, các nhà thám hiểm Nga đã phát hiện ra một phế tích khổng lồ bí ẩn nằm giữa hồ Tere-Khoi ở vùng đất Siberia hoang vu, thuộc địa phận Cộng hòa Tuva ngày nay. Ảnh: SciTechDaily.
Tàn tích này được đặt tên là Por-Bajin có nghĩa là “nhà đất sét” theo ngôn ngữ Tuva, nằm cách Moscow gần 4.000 km và cách biên giới Mông Cổ 50 km. Chiếm gần hết diện tích của hòn đảo, công trình có tường bao hình chữ nhật, gợi liên tưởng đến một pháo đài cổ xưa. Ảnh: Hotfishing.ru.
Các nhà khảo cổ học cho rằng Por-Bajin được cộng đồng người Duy Ngô Nhĩ xây dựng trong thời đại Hãn quốc Uyghur (744-840 SCN). Rất nhiều giả thuyết đã được đưa ra xung quanh sự tồn tại của công trình này từ khi nó được tìm thấy. Viajeros del Misterio
Nhiều người tin rằng Por-Bajin là một pháo đài biệt lập được xây dựng như tiền đồn quân sự hoặc để thu hút con người đến định cư. Theo các quan điểm khác, đây có thể là nhà tù, tu viện hay một đài quan sát thiên văn cổ. Ảnh: Rgo.ru.
Điều khiến các nhà khoa học bối rối là pháo đài Por-Bajin được xây dựng ở một nơi vô cùng vắng vẻ, và nằm ở vị trí rất xa so với các khu định cư cũng như các tuyến đường giao thương thời cổ đại. Ảnh: Indicator.ru.
Video đang HOT
Nơi Por-Bajin tọa lạc nằm ở độ cao 2.300 mét so với mực nước biển, nằm sâu trong nội địa nên hứng chịu thời tiết vô cùng khắc nghiệt, không phải là điều kiện sống lý tưởng với con người. Ảnh: Tourpedia.ru.
Vào mùa đông có thể di chuyển ra pháo đài cổ xưa trên mặt hồ đóng băng. Còn vào mùa hè, thuyền là phương tiện đi lại không thể thiếu. Ngoài ra cũng không loại trừ khả năng xưa kía từng có một cây cầu bắc từ đất liền ra Por-Bajin. Ảnh: Hotfishing.ru.
Vào năm 2007, các chuyên gia đã ghé thăm hòn đảo này và tiến hành nghiên cứu sâu hơn. Cuôc khai quật đã làm phát lộ nhiều hiện vật bằng đất nung, cấu kiện kiến trúc và cả các hình vẽ cổ đại. Ảnh: TASS.
Kết quả khảo sát cho thấy, cấu trúc cơ bản trên hòn đảo – với sân trong làm trung tâm – được tách làm hai phần và có lối đi bộ lợp mái ngói được chống đỡ bởi 36 cột gỗ to đặt trên các bệ đá. Nhiều bức tường, bậc thang bằng gạch vẫn còn nguyên vẹn. Ảnh: Tuvantrip.com.
Các nhà khoa học kết luận rằng, dựa trên cách thức xây dựng, phong cách mỹ thuật và những nguyên vật liệu được sử dụng, Por-Bajin là công trình kiến trúc mang sắc thái Trung Hoa cổ. Ảnh: Rozavetrovsibir.ru.
Giáo sư Heinrich Harke, một chuyên gia khảo cổ học về thời kỳ đầu Trung cổ, nói rằng kết cấu của khu vực hòn đảo tương tự như Tử Cấm Thành, và kỹ thuật được sử dụng để xây tường và mái gợi nhớ đến kiến trúc theo phong cách đời nhà Đường. Ảnh: Hotfishing.ru.
Mặc dù đã làm sáng tỏ cách thức mà Por-Bajin được xây dựng, cho đến này các nhà sử học vẫn chưa thể biết pháo đài này do ai xây, được sử dụng vào mục đích gì, và vì sao trở nên hoang phế. Ảnh: Twitter.
Vào năm 2007, cùng với các nhà khảo cổ học, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã đến thăm Por-Bajin. Trước cánh tượng được chứng kiến, ông nói rằng: “Tôi đã đi nhiều nơi, đã tận mắt thấy nhiều điều, nhưng chưa bao giờ thấy cái gì như vậy”. Ảnh: LiveJournal.
Lạc vào miền thảo nguyên xanh ở Đồng Lâm
Cách Hà Nội khoảng 130km, thảo nguyên Đồng Lâm (Lạng Sơn) là điểm trốn nóng lý tưởng với những thảm cỏ và hồ nước xanh mướt.
Lạng Sơn được thiên nhiên ưu ái khi sở hữu những khung cảnh thiên nhiên hữu tình như: động Tam Thanh, núi nàng Tô Thị, khu du lịch Mẫu Sơn... Ngoài ra, xứ Lạng có khí hậu mát mẻ dễ chịu quanh năm rất phù hợp cho các chuyến du lịch, nghỉ dưỡng.
Nhưng không chỉ có thế, nơi đây còn có những thảo nguyên bạt ngàn, trong số đó không thể bỏ qua thảo nguyên Đồng Lâm, thuộc xã Hữu Liên, huyện Hữu Lũng. Thảo nguyên này có diện tích rộng gần 100ha với những cánh đồng cỏ xanh mướt, thảm thực vật phong phú, vách núi đá hoang sơ, hồ nước xanh màu ngọc bích...
Trong đồng cỏ, chỉ có những lán trại cho thuê, dựng sẵn dưới gốc cây và một số lán trại di động để tránh nắng, nghỉ ngơi và ăn uống. Du khách có thể mang theo đồ ăn, thức uống, thậm chí có thể mang cả lều và các dụng cụ khác để cắm trại tự túc.
Thời điểm thích hợp để khám phá Đồng Lâm là vào mùa ngập nước (từ tháng 7 đến tháng 9) và mùa nước cạn (khoảng tháng 12 đến tháng 3 năm sau). Vào mùa ngập nước, du khách có thể thoải mái chèo mảng hay thuyền kayak trên hồ chiêm ngưỡng cảnh sắc núi non và trải nghiệm các hoạt động câu cá. Trong mùa cạn, Đồng Lâm trở lại là một thảo nguyên đúng nghĩa với những thảm cỏ xanh tươi, rộng bát ngát.
Nét đặc trưng của thảo nguyên Đồng Lâm còn là những đàn ngựa được chăn thả tự do. Cưỡi ngựa dạo chơi trên cánh đồng cỏ thơ mộng, bạn sẽ có cảm giác như đang lạc vào thảo nguyên xanh của Mông Cổ xa xôi. Thảo nguyên bao la cùng những đàn ngựa đã trở thành điểm đặc biệt thu hút du khách và nhiếp ảnh gia đến Đồng Lâm săn ảnh.
Để đến cao nguyên Đồng Lâm, du khách mất 2-3 tiếng di chuyển từ TP Hà Nội theo cao tốc Bắc Giang - Lạng Sơn để đến Hữu Liên. Đường lên Hữu Liên khá đẹp, bằng phẳng, các đoạn đèo dốc không quá quanh co, vòng vèo nên có thể di chuyển bằng ô tô hoặc xe máy. Từ xã Hữu Liên, đi khoảng 3km nữa sẽ đến thảo nguyên Đồng Lâm.
Ngoài thảo nguyên Đồng Lâm, thì xã Hữu Liên còn là nơi lưu giữ được nguyên vẹn những phong tục tập quán và nét văn hóa truyền thống mang đậm đà bản sắc của người dân tộc bản địa như Kinh, Tày, Nùng, Dao... mà không phải nơi nào cũng có.
Suối Chình - Điểm đến mới hấp dẫn Suối Chình ở xã Xuân Sơn Bắc, huyện Đồng Xuân chạy dài hơn 3km, những tán cây to quanh suối tạo thành bóng râm rượi. Cùng những tảng đá to, suối tạo thành những hồ nước nhỏ trong xanh luôn có loài cá chình sinh sống, gắn với câu chuyện huyền thoại về ông cá chình khổng lồ từ xưa... Gần suối còn...