Khám phá “nơi sinh” vận tải cơ Il-476, An-124 tuyệt đỉnh
Nhà máy chế tạo và bảo dưỡng máy bay Aviastar-SP là nơi tạo ra các máy bay vận tải Il-476 và An-124 tuyệt đỉnh của Nga.
Aviastar-SP là một trong những nhà máy chế tạo và bảo dưỡng máy bay lớn nhất của Nga có trụ sở chính tại Ulyanovsk. Đây cũng là nơi sản xuất những chiếc máy bay vận tải Il-476 thế hệ mới cho Quân đội Nga và cũng như các máy bay chở khách thương mại Tu-204. Tổ hợp công nghiệp hàng không tại Ulyanovsk được Liên Xô thành lập từ năm 1976 và hoạt động cho tới tận ngày nay.
Toàn bộ khu sản xuất phức hợp của Aviastar-SP có thể tự sản xuất và lắp ráp hoàn chỉnh một chiếc máy bay, tất nhiên có một số bộ phận do các công ty khác sản xuất điển hình như các dòng động cơ phản lực. Aviastar-SP cũng từng tham gia vào dây chuyền sản xuất siêu máy bay vận tải hạng nặng An-124 “Ruslan” với Antonov của Ukraine, tuy nhiên giờ đây Aviastar-SP chỉ còn thực hiện công việc bảo trì.
Và để vận hành toàn bộ dây chuyền sản xuất máy bay tại Ulyanovsk Aviastar-SP cần tới hơn 10.000 công nhân và kỹ sư, họ đảm nhận nhiệm vụ sản xuất hơn 400 bộ phận khác nhau của mỗi chiếc máy bay.
Để làm được điều này, Aviastar-SP sở hữu một kho lưu trữ linh kiện và các thiết bị phục vụ công nghiệp hàng không lớn nhất thế giới. Trong ảnh là phần cánh đuôi của một chiếc máy bay sau khi được lắp ráp hoàn chỉnh.
Các dây chuyền sản xuất máy bay chính của Aviastar-SP hiện tại đều đang lắp ráp dòng máy bay vận tải quân sự Il-476. Trong năm 2015 nhà máy này cho đã bàn giao hai chiếc Il-476 cho Quân đội Nga còn chiếc thứ ba vẫn đang quá trình thử nghiệm.
Hiện tại Aviastar-SP đang sản xuất cùng lúc khoảng 10 chiếc Il-476, bên cạnh đó nhà máy này còn sản xuất thêm một biến thể tiếp nhiên liệu trên không của Il-476 được định danh là IL-478.
Quy trình giám sát chất lượng tại Aviastar-SP thuộc hàng nghiêm ngặt nhất thế giới và không chi tiết nào bị bỏ sót.
Khu vực nhà xưởng của Aviastar-SP có diện tích khá lớn với đủ sức chứa 4 chiếc Tu-204 cùng một lúc với chiều cao của trần xưởng lên tới 36m.
Video đang HOT
Kể từ năm 1990, Aviastar-SP bắt đầu sản xuất dòng máy bay chở khách thương mại Tu-204. Đây cũng là dòng máy bay thương mại đầu tiên của Nga có thể thực hiện chuyến bay đường dài mà không cần dừng lại tiếp nhiên liệu. Nó cũng được trang bị các động cơ phản lực PS-90A thế hệ mới giúp tiết kiệm tối đa nhiên liệu khi bay.
Mỗi chiếc Tu-204 cần tới hàng km dây dẫn chạy dọc thân máy bay.
Trong ảnh là hàng dài những chiếc An-124 “Ruslan” đang được bảo dưỡng tại Aviastar-SP.
An-124 “Ruslan” có thể được xem là dòng máy bay vận tải hạng nặng thành công nhất từng được Antonov chế tạo. Nó được giới thiệu lần đầu tiên vào năm 1986 và hiện tại trên thế giới có hơn 20 chiếc An-124 “Ruslan” vẫn còn đang hoạt động.
Trong ảnh là hai chiếc máy bay vận tải hạng nặng Il-476 và Il-76MD của Nga sau khi được bảo trì ở Aviastar-SP.
Bên trong khoang chứa hàng của một chiếc Il-476. Khi cần thiết nó cũng có thể được chuyển đổi lại thành máy bay vận tải quân sự cho các đơn vị đổ bộ đường không Nga.
Một chiếc Il-476 sau khi hoàn tất giai đoạn lắp ráp được chạy thử nghiệm dưới mặt đất trong một khoảng thời gian dài trước khi được bay thử nghiệm.
Ở Aviastar-SP mọi thứ dường như đều luôn hoạt động 24/7.
Trong ảnh là một chiếc An-124 chuẩn bị được kéo ra đường băng thử nghiệm, Aviastar-SP sở hữu đường băng dài tới 5km và là một trong bốn đường băng dài nhất thế giới.
Theo_Kiến Thức
Ghé thăm nơi kéo dài tuổi thọ vận tải cơ IL-76 (2)
Tất nhiên nhà máy sửa chữa 123 không chỉ bảo dưỡng máy bay vận tải IL-76 mà còn có năng lực đại tu cho nhiều loại máy bay khác.
Năm 2015, nhà máy sửa chữa máy bay 123 thiết lập khu vực phun sơn hiện đại, có thể đáp ứng yêu cầu của tất cả công việc. Ảnh: Nữ công nhân đang chuẩn bị các bước phun sơn cửa máy bay.
Bên trong một máy bay vận tải IL-76 đang trải qua đại thu sửa chữa lớn.
Nhân viên nhà máy đang tiến hành phun sơn phần đuôi thẳng đứng của máy bay IL-76.
Tháp pháo đuôi trên máy bay IL-76 vẫn được giữ.
Máy bay IL-76 có tổng cộng 88 cửa sổ trước, hiện nay nhà máy này đã có thể chế tạo được 32 cửa số trong số đó.
Năm 2015 nhà máy sửa chữa máy bay 123 tiến hành xây dựng lại sân bay, kho dầu và 3 xưởng sửa chữa, chuyên để sửa chữa máy bay IL-76 và L-410.
Hiện nay Nga có tổng cộng 10 máy bay vận tải cỡ nhỏ L-410 do Czech sản xuất. Do vậy, việc bảo dưỡng sửa chữa loại máy bay này vẫn rất cần thiết và nhà máy 123 đảm nhiệm việc đó.
Cận cảnh một máy bay vận tải L-410 để trong nhà chứa máy bay ngoài trời của nhà máy.
Do mọi nơi trong nhà máy đều là máy bay, cho nên ngay cả cây cối cũng biến thành hình dáng của máy bay.
Những năm gần đây, nhà máy sửa chữa máy bay 123 bắt đầu chuyển sự chú ý sang cơ sở hạ tầng dân dụng, chuyển động cơ hàng không cỡ lớn sang động cơ tua bin khí dùng cho các nhà máy nhiệt điện.
Môi trường xung quanh nhà máy cũng được cải thiện rất nhiều, điều này nâng cao tinh thần làm việc cho nhân viên.
Căn cứ vào điều lệ an toàn phòng cháy chữa cháy, bên trong nhà máy phải có một hồ nước rộng, để tạo thêm cảnh đẹp nhà mày còn đặt đài phun nước tại hồ.
Hiện nhà máy cung cấp dịch vụ sửa chữa định kỳ cho hàng trăm máy bay vận tải quân sự và dân sự cho trong và ngoài nước.
Nhìn từ góc độ này dễ dàng nhìn thấy radar dẫn đường phía dưới đầu máy bay vận tải IL-76.
Ngoài việc được giao nhiệm vụ sửa chữa máy bay IL-76MD, nhà máy 123 trong tương lai còn được yêu cầu đảm nhiệm bảo dưỡng biến thể IL-76MD-90A (hay còn gọi là IL-476 dùng động cơ D-30KP-2 cải tiến).
Theo_Kiến Thức
"Hung thần chiếm đảo" của Mỹ bất ngờ gặp nạn Một chiếc Osprey được ví là "hung thần chiếm đảo" của Thuỷ quân lục chiến Mỹ hôm qua (17/5) đã bốc cháy sau khi bị rơi trong một "cú hạ cánh khó khăn" ở Hawaii. Vụ tai nạn này khiến một lính thuỷ đánh bộ thiệt mạng và 21 người khác phải nhập viện. Người ta có thể nhìn thấy cột khói đen...