Khám phá nơi chôn cất võ sĩ giác đấu La Mã
Các chuyên gia khảo cổ đã phát hiện khu vực chôn cất hàng chục võ sĩ giác đấu La Mã cổ đại tại Ephesus, Thổ Nhĩ Kỳ.
Các nhà khảo cổ đã tiến hành cuộc khai quật hố chôn cất ở thành phố cổ Ephesus, Thổ Nhĩ Kỳ vào năm 1993 trong khi khảo sát con đường cổ nằm giữa đền thờ Artemis và trung tâm thành phố. Khu vực chôn cất này nằm không xa sân vận động dành cho các đấu sĩ La Mã. Tại đây, các chuyên gia phát hiện 68 bộ hài cốt, chủ yếu là của người đàn ông trong độ tuổi từ 20 – 30.
Nhiều bộ hài cốt trong số đó bị thương tích trầm trọng như chấn thương ở đầu. Trong ảnh là một bộ xương của võ sĩ giác đấu cổ đại.
Những thương tích mà võ sĩ giác đấu gặp phải phù hợp với những mô tả lịch sử về các loại vũ khí và áo giáp mà con người thời đó sử dụng.
Các đấu sĩ cũng phải tuân thủ các quy định nghiêm ngặt khi chiến đấu. Những cái chết của võ sĩ bại trận thường vô cùng đau đớn.
Mặc dù hầu hết võ sĩ có mũ giáp bảo vệ nhưng họ vẫn gặp phải chấn thương vùng đầu nguy hiểm thậm chí là đòn chí tử. Trong ảnh là hộp sọ của một võ sĩ bị chết do trúng đòn từ chiếc búa của Diêm vương Dis Pater trong thần thoại La Mã.
Tại Đế chế La Mã, các võ sĩ giác đấu chết trong cuộc đấu thường không được chôn cất thích đáng. Nơi chôn cất các võ sĩ có thể do người chủ đấu trường địa phương mua hoặc thuê để an táng người của mình.
Video đang HOT
Theo_Kiến Thức
10 thành phố cổ nhất thế giới
Syria, Lebanon hay Ai Cập... đều là những cái nôi văn hóa của thế giới vì sở hữu nhiều đô thị nằm trong danh sách các thành phố cổ nhất thế giới.
Beirut, Lebanon có người sinh sống từ 3.000 năm trước Công Nguyên. Tài liệu lịch sử ghi chép đầu tiên về Beirut có từ thế kỷ 14 trước Công Nguyên chính là những lá thư của các Pharaoh, Ai Cập. Hiện nay Beirut vẫn được xem là một thủ đô hùng mạnh của đất nước Lebanon.
Con người đến định cư ở Gaziantep, phía nam Thổ Nhĩ Kỳ từ 3.650 năm trước Công Nguyên. Thành phố này chỉ nằm cách Aleppo, Syria khoảng 100 km và vẫn còn gìn giữ nhiều công trình lịch sử như pháo đài của Zeugma cổ đại.
Faiyum, Ai Cập được xây dựng từ 4.000 năm trước Công Nguyên. Thành phố cổ nhất Ai Cập này có một phần của Crocodilopolis, nơi thờ phụng thần cá sấu Sobek. Đến Faiyum du khách có thể tìm thấy các gian hàng tạp hóa, các nhà tắm lớn và cả một khu chợ nổi tiếng mở hàng tuần.
Plovdiv là thành phố lớn thứ 2 của Bulgaria có niên đại từ 6.000 năm trước Công Nguyên. Những dấu tích của các triều đại trước vẫn còn ở khắp nơi như nhà hát La Mã, các nhà tắm thời Ottoman... Ngoài ra có rất nhiều bảo tàng nghệ thuật, tường thành cổ và lễ hội âm nhạc thú vị dành cho du khách khám phá.
Một số nghiên cứu cho thấy Sidon, Lebanon có con người đến định cư từ năm 6.000 trước Công Nguyên và là thành phố cổ quan trọng nhất của nền văn minh Phoenician. Sidon thường bị nhiều đế chế khác đánh chiếm như Ai Cập, Hy Lạp, La Mã cổ đại, Ottoman...
Susa (nay gọi là Shush), Iran, được xây dựng từ khoảng những năm 4.000 trước Công Nguyên. Thậm chí trước đó, khi những công trình chưa được xây dựng, người ta đã thấy những dấu hiệu của con người từ năm 7.000 trước Công Nguyên.
Damascus là thủ đô và là thành phố lớn nhất của Syria. Nó là một trong những thành phố có dân ở liên tục cổ nhất trên thế giới, trước cả Gaziantep (Thổ Nhĩ Kỳ). Có nghiên cứu cho rằng con người đến Damascus sinh sống từ 9.000 năm trước Công Nguyên.
Vì Aleppo (Syria) hiện đại nằm cạnh thành phố cổ nên việc xác định niên đại của các nhà khảo cổ gặp nhiều khó khăn. Tuy vậy đây vẫn được xem là một trong số những thành phố cổ nhất thế giới. Aleppo còn gìn giữ một thành trì có từ thời trung cổ, nhưng đã bị chiến tranh tàn phá khá nghiêm trọng và hiện nay hạn chế cho khách du lịch tham quan.
Byblos, Lebanon (xây dựng từ 5.000 năm trước Công Nguyên) là chủ đề tranh cãi của thế giới về câu hỏi "liệu đây có phải là thành phố cổ nhất thường có người sinh sống?". Phần còn lại của Byblos vẫn là một điểm du lịch hấp dẫn nhờ có cảnh quan núi rừng, các bãi biển đẹp nên thơ, các công trình lịch sử và một lễ hội âm nhạc tổ chức thường niên.
Jericho là một thành phố nằm gần sông Jordan ở Bờ Tây thuộc các vùng lãnh thổ Palestine. Các nhà khảo cổ đã khai quật được nhiều di tích của hơn 20 khu định cư liên tiếp tại Jericho, nơi đầu tiên trong số đó có từ 11.000 năm trước đây (9.000 năm trước Công Nguyên).
Theo VNE
Những thủy lộ La Mã sót lại ở châu Âu Sự tài hoa của các kỹ sư từ thời La Mã cổ đại khi xây dựng những con đường dẫn nước đồ sộ mà không hề dùng đến vữa khiến du khách không khỏi kinh ngạc. Thủy lộ Segovia - Tây Ban Nha Thủy lộ Segovia là một trong những kiến trúc cổ đại nổi bật và được bảo tồn tốt nhất trên...