Khám phá những tuyến đường sắt kỳ lạ trên thế giới
Từ đường ray xuyên qua các cao ốc ở Trung Quốc, đến những đoàn tàu treo ngược trên cao ở Đức hay tàu leo dốc thẳng đứng và xoay tròn ở Thụy Sỹ, tất cả sẽ khiến du khách choáng ngợp khi đi trên những chuyến tàu độc đáo bậc nhất thế giới này.
Hoàn thành năm 1901, tuyến tàu điện treo ngược dài hơn 120 năm tuổi này là xương sống của mạng lưới giao thông TP Wuppertal, Đức. (Ảnh: Galerie Saulade)
Các đoàn tàu treo ngược trên 486 khung dầm cao tới 12m, vận chuyển hơn 80.000 người mỗi ngày với tốc độ 60km/h. (Ảnh: Westdeutsche Zeitung)
Lộ trình tuyến dài gần 13km, kết nối nhiều khu vực dân cư và đi qua các công viên thiên nhiên, là trải nghiệm ấn tượng cho mọi du khách ghé thăm Wuppertal. (Ảnh: CNN)
Khai trương vào tháng 12/2017, đường sắt Stoosbahn (Thụy Sĩ) đã phá kỷ lục, trở thành tuyến tàu hỏa có độ dốc lớn nhất thế giới, hơn 110%. (Ảnh: Zo In Zrich)
Điểm độc đáo không chỉ nằm ở độ dốc mà những toa tàu được thiết kế dạng tròn có thể xoay để hành khách giữ thăng bằng khi leo lên các dốc núi.
Video đang HOT
Tuyến tàu chỉ dài 1,7km nhưng đảm nhiệm vận chuyển hơn 1.500 hành khách mỗi giờ từ một ga tàu trong thung lũng lên ngọn núi cao gần 2.500m.
Hệ thống tàu điện đơn ray ở Trùng Khánh, Trung Quốc nổi tiếng với đoạn tuyến đi xuyên qua tòa nhà chung cư cao tầng trong trung tâm thành phố. (Ảnh: CNN)
Đứng chiêm ngưỡng đoàn tàu đi xuyên qua tòa nhà cao tầng là trải nghiệm nhiều du khách không thể bỏ lỡ khi đến Trùng Khánh. (Ảnh: iChongqing)
Với tổng chiều dài gần 100km, hệ thống tàu điện một ray Trùng Khánh là mạng lưới đơn ray dài nhất thế giới, vận chuyển hàng trăm triệu lượt khách mỗi năm.
Còn tại Nhật Bản, mới đây, một tuyến vận tải công cộng dài 48km kết nối thị trấn Kaiyo, tỉnh Tokushima và thành phố Muroto, tỉnh Kochi (Nhật Bản) đã được đưa vào hoạt động gây sự chú ý khi phương tiện trên tuyến là sự kết hợp giữa xe buýt và tàu hỏa.
Những chiếc xe buýt có sức chứa 20 hành khách, trang bị bộ bánh xe đường sắt giúp phương tiện có thể chuyển đổi vận hành trên đường sắt chỉ trong 15 giây.
Chính quyền tỉnh Tokushima hy vọng xe buýt kết hợp đường sắt sẽ trở thành điểm nhấn thu hút khách du lịch của địa phương và là phương tiện kết nối các cộng đồng dễ bị cô lập bởi động đất, lũ lụt, sóng thần.
Nếu là người vừa đam mê đường sắt lại ưa thích mạo hiểm, tuyến tàu hỏa leo núi ngắm cảnh Katoomba (Australia) là điểm đến không thể bỏ lỡ. Tuyến đường sắt không dài nhưng có độ dốc lên tới 108%.
Tuy nhiên khác với tuyến Stoosbahn ở Thụy Sĩ, Katoomba lao thẳng xuống những vách đá hùng vĩ và những hầm núi thẳng đứng, xuyên qua những cánh rừng hoang sơ, mang tới trải nghiệm mạo hiểm cho du khách.
Tuyến đường sắt hình thành từ những năm 1800 phục vụ các công trường khai khoáng và đến năm 1945 nó đã được cải tạo thành điểm du lịch thú vị, vận chuyển tổng cộng hơn 25 triệu hành khách kể từ khi mở cửa đến nay.
Khám phá tuyến đường sắt xuyên núi 106 tuổi tuyệt đẹp tại Đài Loan (Trung Quốc)
Đây là một trong những tuyến đường sắt xuyên núi đẹp nhất thế giới ai cũng muốn được trải nghiệm một lần.
Hoàn thành vào năm 1912, đường sắt rừng Alisan được sử dụng để vận chuyển những cây bách. Sau khi việc khai thác gỗ bị cấm, nó được tu sửa thành tàu vận chuyển hành khách và đây là chuyến tàu chở khách duy nhất lên núi ở Đài Loan (Trung Quốc). Ngày nay, địa điểm này thu hút rất nhiều khách du lịch ghé thăm và được nhiều người đánh giá là chuyến tàu xuyên núi đẹp nhất thế giới.
Đây là tuyến đường sắt xuyên núi khổ hẹp cao nhất ở châu Á - cao hơn cả tuyến đường sắt Darjeeling Himalyan nổi tiếng có độ cao từ 100m đến 2200m. Vì là tuyến đường sắt đã có từ lâu đời nên các thanh giằng đường ray vẫn được làm bằng gỗ cứng và người lái tàu phải xuống tàu, chuyển hướng đường rau theo cách thủ công.
Là một người đam mê đường sắt, Liao Yuan-chiao, trưởng đoàn tàu đã rời bỏ công việc giảng viên của mình để làm trợ lý đường sắt tại Đường sắt xuyên rừng Alishan. Anh cho biết, bản thân rất thích đường sắt vì thích tiếng ồn từ động cơ tàu diesel, rất may mắn đường sắt xuyên rừng Alishan chưa bị thay thế bằng tàu điện nên anh vẫn đang hết mình với công việc lái tàu hiện tại của mình.
Để bảo tồn đường sắt xuyên rừng Alishan và nỗ lực trẻ hóa tuyến đường sắt này, Đài Loan (Trung Quốc) đã thành lập Văn phòng Di sản Văn hóa và Đường sắt rừng Alisan (AFRCH) trực thuộc Cục Lâm nghiệp. Mức độ phổ biến của tuyến đường sắt sụt giảm sau khi đường cao tốc Alishan được xây dựng, giúp mọi người di chuyển nhanh hơn và dễ dàng hơn.
Các dịch vụ đường sắt đã nhiều lần bị gián đoạn do thiên tai và trật bánh. Sau khi tiếp quản, AFRCH đã đóng cửa tuyến đường sắt trong ba tháng để bảo trì và kiểm tra trước khi mở cửa trở lại vào tháng 6 năm 2018. Đường sắt xuyên rừng Alishan là một di sản văn hóa vô giá của Đài Loan (Trung Quốc). Do đó, việc bảo tồn không chỉ phục vụ mục đích di chuyển mà còn để quảng bá nền văn hóa của đất nước tới mọi du khách trên thế giới.
Hướng dẫn viên du lịch trên tàu thay vì chỉ làm nổi bật các điểm thăm quan của Alishan, họ còn cho khách du lịch biết thêm nhiều thông tin về lịch sử và văn hóa của tuyến đường sắt này. Du khách có thể dành nhiều thời gian ở các điểm dừng để chiêm ngưỡng cảnh quan và chụp lại những bộ ảnh kỉ niệm đáng nhớ.
Tuy nhiên, tuyến đường sắt xuyên rừng Alisan không phải là một tuyến liên tục vì một đoạn đường giữa ga Shizilu và ga Alisan đã bị hư hại trong một cơn bão. Du khách có thể đi tuyến chính từ Ga Chiayi đến Ga Fenqihu và tiếp tục hành trình bằng xe buýt từ ga Fenqihu đến ga Alisan.
Ngắm tuyến đường sắt được mệnh danh đẹp nhất Việt Nam Với chiều dài hơn 100km, một bên là núi cao, một bên là biển sâu với nhiều đoạn đường đèo quanh co, uốn lượn..., tuyến đường sắt Thừa Thiên Huế - Đà Nẵng mang lại nhiều cảm xúc với hành khách. Mới đây, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế đã có buổi làm việc với Tổng công ty Đường sắt Việt Nam về việc...