Khám phá những tô phở đậm chất ‘Tây’
Nếu tô phở “khủng” ở Mỹ khiến nhiều người phải ngần ngại thì phở Kim Chi lại mang tới hương vị là lạ cho món ăn truyền thống của Việt Nam.
Tô phở “khủng” ở Mỹ
Tô phở “khủng” của nhà hàng Phở Garden ở San Francisco (Mỹ) có gần 1 kg phở và gần 1 kg thịt, chưa kể rau và nước. Khách sẽ không phải trả tiền nếu ăn xong tô phở trong vòng 60 phút. Tuy nhiên, họ sẽ phải rút ra 22 USD nếu thua cuộc.
Một thực khách Tây hào hứng với tô phở “khủng” của nhà hàng Phở Garden ở San Francisco (Mỹ).
Ý tưởng độc đáo này là do chủ nhà hàng, Brenden Lam, nghĩ ra với tên gọi Pho Challenge. Phần lớn những người muốn thử sức với tô phở vĩ đại này là thanh niên trong độ tuổi từ 18-25 tuổi, những thỉnh thoảng cũng có những phụ nữ và quý ông lớn tuổi tới “tham chiến”.
Mỗi ngày, có trung bình hai người tới thử sức với Pho Challenge, cuối tuần thì nhiều hơn thế. Tỷ lệ những thực khách thành công là 7%. Người lập kỷ lục ăn nhanh nhất bát phở là trong 13 phút.
Brenden cho biết anh cùng vợ quản lý ba nhà hàng phở ở Mỹ. Anh rời Việt Nam vào năm 1978 và bắt đầu sinh sống tại San Francisco từ năm 1979. Chính mẹ vợ là người khơi dậy cảm hứng cho anh mở nhà hàng phở tại đây. “Tô phở khủng này chỉ mang mục đích vui là chính. Ai cũng có thể cùng bạn bè tới đây, cùng ăn và cùng cười”, Brenden nói.
Phở Tàu Bay ở Australia
Phở Tàu Bay có gốc gác Hà Nội từ năm 1938 rồi theo chân chủ nhân di cư vào Nam, nằm trên đường Lý Thái Tổ quận 10 bây giờ, rồi tiếp tục nổi tiếng lẫy lừng phong cách phở Bắc. Hiện, hương vị Việt này lại vang danh tại thành phố cảng Australia.
Phở Tàu Bay ở Australia.
Phở Tàu Bay được mệnh danh là “anh hùng địa phương” ở Cabramatta, có 30 năm tuổi. Giữ nguyên hương vị truyền thống Việt Nam, phở tái là món ăn được ưa chuộng nhất ở đây với phần thịt bò đỏ tươi được nấu một cách tinh tế trong nước cốt nóng hổi, thơm phức. Thực khách có thể lựa chọn hương vị cho bát phở của mình, có hai trường phái phổ biến nhất, một là đậm và nhiều thịt, hai là nhiều loại gia vị và nhiều rau. Một tô phở với những lát thịt bò tươi ngon, đậm đà, ăn kèm rau húng quế và ớt tươi không khác gì món quà mà thượng đế ban tặng.
Video đang HOT
Ông chủ tiệm Khánh Giang cho biết: “Bà xã tôi là người đứng bếp, bà qua Úc từ năm 1980, trước tôi bốn năm, và đã mở tiệm từ khi đó. Nhà hàng cũng chủ yếu là người trong gia đình đứng ra làm, chỉ thuê thêm nhân viên chạy bàn. Giá cả cũng không quá mắc, một tô phở đặc biệt cỡ lớn giá 11 USD, tô nhỏ 9,5 USD”.
Phở “Kim chi”
Cách đây hơn thập kỷ, người Hàn Quốc du học ở Mỹ về mở quán phở đầu tiên ở Seoul. Nổi tiếng nhất là quán “Litle Sài Gòn” ở khu phố sầm uất Apkucheong. Đến nay, ở Hàn Quốc có khoảng 200 quán phở Việt Nam, trong đó, Hòa Bình có 62 cửa hàng, Phở Bảy có 40 cửa hàng, Phở Hòa có 24 cửa hàng. Giờ đây, cùng với những cái tên như áo Dài, Hạ Long, Phở đã trở thành danh từ riêng ở Hàn Quốc gợi nhớ đến Việt Nam. Đối với người Hàn Quốc, nhất là giới trẻ, phở là món ăn thời thượng giàu dinh dưỡng. Trong nhịp sống hối hả của thời đại kỹ thuật số, ăn phở tiết kiệm thời gian mà vẫn thưởng thức được hương vị đậm đà, quyến rũ.
Phở Bảy có 40 cửa hàng ở Hàn Quốc.
Mới đây nhất, thành viên Siwon của nhóm nhạc nổi tiếng Super Junior đã gia nhập “Hội những người nổi tiếng thích phở Việt Nam”. Bằng chứng là chàng ca sĩ đẹp trai đã bày tỏ tình yêu đó trên trang twitter của mình: “Quả là một ngày tuyệt vời với thời tiết dễ chịu. Tôi đã ghé vào một nhà hàng để ăn phở Việt cho bữa trưa. Khi bước vào, tôi đã nghe thấy họ bật Mr. Simple và ông chủ nhà hàng có vẻ ngạc nhiên khi nhìn thấy tôi. Có lẽ ông ấy không ngờ rằng tôi đã đến đây. Ông ấy nói: Ồ, chào mừng cậu!…”.
Siwon của Super Junior chỉ là một trong số khá nhiều sao Hàn “bồ kết” món phở Việt Nam. “Hoàng tử Thái” Nichkhun từng hết lời khen ngợi món ăn này trên twitter và cho biết rằng anh đã có cơ hội thưởng thức phở tại chính Việt Nam. Không những vậy, Nichkhun còn thường xuyên rủ bạn bè đi ăn phở, trong đó có Seulong của nhóm nhạc 2AM. Đặc biệt nhất, thành viên Junsu của nhóm nhạc JYJ được cho là một “sao” nghiện phở chính hiệu. Anh chàng điển trai này đã mở hẳn một quán phở Việt tại Hàn Quốc có tên là Phở Bay, thu hút không ít người dân bản xứ và các fan của Junsu.
Theo Đất Việt
Yan Can Cook chọn phở nếu chia tay cuộc đời
Hằng năm, cứ vào ngày 8-1 là Yan Can Cook (Martin Yan) lại làm "chủ xị" cho cuộc thi những nhà hàng Trung Hoa nổi tiếng nhất ở Mỹ. Tuy nhiên, năm nay cũng là lần đầu tiên Yan vắng mặt với sự kiện này để đến Việt Nam.
Lý do duy nhất: giúp bạn ông - đầu bếp nổi tiếng gốc Việt Dương Huy Khải - khai trương, quảng bá nhà hàng.
Lịch làm việc của Yan tại VN kín đặc với các... cuộc phỏng vấn của truyền thông, báo chí Việt Nam. Nhưng Yan nói rằng ông không biết mệt, người ông vẫn đầy ắp năng lượng, sự nhiệt tình, sôi nổi như khán giả vẫn thấy ông trên tivi trong chương trình Yan can cook.
Trên thế giới, Yan đã thuyết phục người hâm mộ bởi tài năng nấu nướng, nhiệt huyết đam mê ẩm thực và sự tận tâm truyền bá của ông. Nhưng ở đây, sự cảm nhận về người đàn ông thành công, nổi tiếng này còn là một tâm hồn thấm nhuần văn hóa Phật giáo, sống giản dị, chân thành, khiêm tốn; lấy sự chia sẻ làm niềm vui, của cải tinh thần cho cuộc sống.
Martin Yan với món cá nướng nghệ, đặc sản của miền Trung, Việt Nam - Ảnh: Tiến Thành
Nghĩ mình chưa nổi tiếng để còn vươn tới
* Vì sao ông bỏ buổi lễ truyền thống tôn vinh ẩm thực Trung Hoa tại Mỹ để qua Việt Nam giúp bạn khai trương, quảng bá nhà hàng Việt Nam?
- Martin Yan: Hãy làm điều gì đó cho tình bạn. Cuộc sống đâu chỉ là tiền bạc hay danh tiếng, phải không? Khi bạn hi sinh một điều gì đó vì tình bạn, bạn hiểu rằng tình bạn của mình thêm ý nghĩa. Vì vậy tôi phải ở đây phụ ông Khải một tay. Nhưng bạn yên tâm, chúng tôi sẽ quay video buổi khai trương ở Việt Nam để phát lại ở Mỹ. Hi vọng công chúng sẽ hiểu và thông cảm cho lý do tôi vắng mặt!
* Không những là đầu bếp nổi tiếng thế giới mà còn có đông đảo người hâm mộ trên thế giới, cảm giác của ông về điều đó như thế nào?
- Tôi muốn mình là đầu bếp thành công, nhưng tôi không nghĩ mình là người nổi tiếng. Tôi muốn thành công để mọi người tin tưởng, quan tâm đến những chương trình quảng bá ẩm thực của tôi, qua đó tôi có thể chia sẻ niềm đam mê nấu nướng với nhiều người.
* Nếu chọn một món ăn cuối cùng để từ giã cuộc đời này, ông sẽ chọn món gì? - Ái chà, tôi sẽ gọi một tô phở bự và đẹp, bỏ vô đó đầy đủ các loại rau rồi ních một bữa no nê. Một khi đã đời rồi tôi sẽ thốt lời: "Tạm biệt!". Đời người sinh ra tay trắng, chết cũng chả có gì mang theo, được một tô phở dằn bụng như vậy quả là... ấm bụng rồi!
Tục ngữ Trung Hoa có câu: "Nếu nghĩ mình nổi tiếng thì đã đến lúc sắp về hưu rồi". Cho nên tôi đâu muốn mình... về vườn sớm khi cuộc sống còn biết bao nhiêu điều để học hỏi. Phải nghĩ mình chưa nổi tiếng để vẫn còn mục tiêu vươn tới.
* Theo ông, trong 100 đứa trẻ thì có bao nhiêu sẽ nghĩ mình sau này là một đầu bếp nổi tiếng? Tôi hỏi câu này để biết làm đầu bếp là một ước mơ hay là sự lựa chọn nghề nghiệp?
- Tôi sẽ trả lời cho trường hợp của tôi. Năm 13 tuổi, tôi phải nấu nướng trong những nhà bếp Trung Hoa chật chội, nhớp nháp, nóng nực... Dĩ nhiên, ở hoàn cảnh đó không có đứa trẻ nào mơ mình làm đầu bếp nổi tiếng cả, tôi cũng vậy. Chỉ đến khi học nấu ăn rồi thành công, được chia sẻ niềm đam mê của mình với nhiều người tôi mới thấy ý nghĩa. Với tôi, đó là một cơ hội.
Trong suy nghĩ của tôi, đầu bếp giỏi trước tiên là người muốn phục vụ, làm vừa lòng người khác bằng những món ăn ngon. Cho nên trước tiên họ phải là những người có tâm tính tốt, biết nghĩ đến người khác.
* Nhưng con đường trưởng thành và thành công của một đầu bếp nổi tiếng sẽ như thế nào?
- Bạn có năng khiếu, nhưng bạn còn phải có đam mê. Nếu không đam mê bạn sẽ không có thành công. Nghề này không phải theo năm tháng, kinh nghiệm, mánh lới... mà thành công được. Thành công của tôi còn là mồ hôi, nước mắt. Tay tôi đến giờ vẫn đầy vết sẹo bỏng, những vết dao cắt... Một ngày từ 8 - 10 giờ trong nhà bếp thì những điều đó đương nhiên sẽ xảy ra. Nghề nào mà chẳng vậy, thành công nào mà không có mồ hôi và nước mắt chứ!
* Có rất nhiều đầu bếp nổi tiếng trên thế giới, nhưng họ chỉ nổi tiếng ở... nhà bếp. Còn ông, được cả thế giới biết đến bởi khả năng truyền cảm hứng nấu nướng cho người khác qua tivi. Kỹ năng này với ông là một năng khiếu hay được rèn luyện?
- À, cái này là do trời Phật cho tôi mà có. Trên tivi bạn thấy tôi luôn mừng rỡ, vui vẻ như một đứa trẻ được quà. Có vậy tôi mới gây hứng thú, truyền được cảm hứng nấu nướng dao thớt cho nhiều người chứ!
Tôi có một đặc điểm là mỗi khi ánh đèn bật sáng, chiếu vào thì tôi cảm giác như mình được tiếp một nguồn năng lượng khổng lồ, giúp tôi làm tốt công việc mình làm. Nhưng khi ánh đèn tắt đi, cảm hứng trong tôi cũng... tắt ngủm. Bản năng này... tôi nghĩ cũng như một nghệ sĩ vậy!
* Ông đã từng đóng phim Cơm gà Hải Nam (tựa tiếng Anh Rice rhapsody hoặc Hainan chicken rice), vậy ông so sánh giữa nấu nướng và điện ảnh như thế nào?
- Trên tivi tôi luôn hoạt náo, vui vẻ nhưng đóng phim thì phải tâm trạng. Ví dụ: để vào vai buồn, khổ nỗi là gương mặt tôi chỉ quen tươi cười, chưa biết phải diễn cách nào thì đã thấy tôi... phì cười. ạo diễn cáu: "Hãy nghĩ là con chó của nhà anh chết đi", tôi lập tức nghĩ như vậy và... mặc niệm một chút. Hay bảo phải sợ hãi, tôi quanh năm rúc đầu xó bếp, có ai đâu để mà kề dao gí súng bắt tôi... phải sợ hãi! Cho nên tôi tự nhận mình là đầu bếp giỏi nhưng là diễn viên tồi. ể nấu ăn trên tivi tôi cứ là tôi, không cần diễn hay nhập vai gì hết. Nhưng với điện ảnh thì khác.
Tôi ghen với đàn ông Việt
* ã qua Việt Nam nhiều lần, vậy những lần trở lại Việt Nam sau này ông còn thích thú khám phá gì không hay chỉ đơn thuần là mục đích công việc? Vì sao ông nhận lời quảng bá cho ẩm thực Việt Nam?
- Tôi yêu Việt Nam, mỗi lần sang Việt Nam tôi đều khám phá một món gì đó mới. Với tôi đó là điều kỳ diệu, thích thú. Món ăn Việt Nam đơn giản nhưng rất đa dạng, từ những món hàng gánh lề đường cho đến những món sang trọng ở khách sạn 5 sao. ó là sự độc đáo mà món ăn các nước khác không có. Ngay món phở Hà Nội khác mà trong Nam cũng khác. Cho nên tôi đã chia sẻ điều này với đầu bếp Khải bạn tôi và cảm thấy hãnh diện để góp phần quảng bá. Tuy nhiên chỉ sức tôi thì không đủ, quan trọng là mọi người cùng góp tay với tôi nhé!
* Ông là người gốc Hoa, ở Mỹ, lấy vợ Nhật. Vậy theo câu nói người Việt: "Ăn cơm Tàu, ở nhà Tây, lấy vợ Nhật" thì dường như cuộc đời ông đã viên mãn?
- Ồ không, câu nói của tôi là: "Ở nhà Tây, ăn cơm Việt, lấy vợ Việt" chứ! Món Việt ngon, phụ nữ Việt xinh đẹp lại giỏi giang, đảm đang. Cho nên, tôi ghen tị với nhiều đàn ông Việt Nam thật sung sướng, rảnh rang, ngồi đồng ở quán cà phê cả buổi (cười).
* Trở thành một đầu bếp thành công, theo ông, người đầu bếp còn có thể làm gì để cống hiến cho xã hội thêm nữa?
- Người đầu bếp khi thành công có thể lập hội, hoạt động thiện nguyện giúp đỡ người khác. Ở Mỹ, Hội đầu bếp không biên giới của tôi và anh Khải hay làm điều này. Tôi đi diễn thuyết nhiều nơi, biểu diễn, đấu giá... để đóng góp mục đích từ thiện. Ở Mỹ, người ta mua con dao của Martin Yan giá 6.000 USD, cái áo 3.000 USD, ở Hong Kong họ mua món ăn của tôi 7.500 USD... bởi họ biết tôi làm vì mục đích từ thiện. ạo Phật dạy con người phải biết sống bao dung, chia sẻ...
* ể đánh giá một món ăn ngon theo các yếu tố: ngon, bổ, rẻ, an toàn - sức khỏe, bảo vệ môi trường thì thang xếp hạng của ông sẽ như thế nào?
- ầu tiên tôi chọn bảo vệ môi trường. Tôi thấy món ăn Việt Nam tươi sống, với nhiều loại rau quả, rất gần gũi với môi trường. Có lẽ món ăn Việt Nam gần gũi môi trường nhất thế giới, tôi nghĩ vậy. Mà khi đã chọn môi trường thì bạn đã có an toàn cho sức khỏe, phải không!
Yếu tố rẻ thì tôi nghĩ món ăn Việt Nam có nhiều thang giá khác nhau, tha hồ lựa chọn. Không như món ăn các nước khác, giá cả tương đối đều đều nhau. Còn ngon và bổ thì... không cần phải chọn. ã là món Việt thì... ngon và bổ rồi.
Theo Tuổi Trẻ
Để hương vị phở Hà Nội mãi bay xa Không biết chính xác "phở" xuất hiện đầu tiên ở Nam Định, thành phố Hồ Chí Minh hay Hà Nội nhưng có lẽ Hà Nội là nơi làm cho món ẩm thực này trở nên nổi tiếng. Vẫn là những nguyên liệu bánh phở, nước dùng, thịt bò, gà cắt lát mỏng kèm gia vị tương, tiêu, chanh, nước mắm...nhưng phở Hà Nội...