Khám phá những sân bay đẹp nhất hành tinh
Vẻ đẹp hoành tráng của những sân bay này khiến cho du khách không muốn rời chân.
Sân bay quốc tế Ashgabat (Turkmenistan): được thiết kế như hình một chú chim ưng khổng lồ đang sải cánh trên bầu trời.
Không chỉ là một địa điểm nổi tiếng ở Turkmenistan, sân bay quốc tế Ashgabat còn được ghi danh vào Sách kỷ lục Guinness vì có hình trang trí lớn nhất thế giới trên phần nóc tòa nhà của ga chính.
Sân bay quốc tế Abu Dhabi (UAE): được thiết kế như một con tàu lớn nằm giữa Abu Dhabi và Dubai.
Thiết kế ấn tượng của sân bay được cho là phù hợp với cảnh quan tổng thể của thành phố sang trọng.
Sân bay quốc tế LyonTHER Saint-Exupéry (Lyon, Pháp): được đặt theo tên của Antoine de Saint-Exupéry, một nhà văn nổi tiếng thế giới người Pháp.
Antoine de Saint-Exupéry cũng là một phi công chuyên nghiệp. Lyon là thành phố quê hương ông.
Sân bay ERICesh Menara (Morocco): là một trong những sân bay đẹp nhất thế giới và được sử dụng cho các chuyến bay nội địa, xuyên lục địa và quốc tế.
Sân bay được xây dựng trên một dự án độc đáo kết hợp các công nghệ và truyền thống văn hóa Ma-rốc của châu Âu.
Video đang HOT
Sân bay quốc tế Incheon (Hàn Quốc): là một trong những sân bay lớn nhất thế giới.
Kể từ năm 2005 đến nay, Sân bay quốc tế Incheon hàng năm được đánh giá là sân bay tốt nhất thế giới theo Hội đồng Sân bay Quốc tế.
Sân bay quốc tế Thâm Quyến Bao’an (Thâm Quyến, Trung Quốc): Nằm trong thung lũng ven biển trên bờ biển phía đông của khu vực châu thổ sông Châu Giang, đây là sân bay quốc tế duy nhất ở Trung Quốc kết nối với cảng biển cho cả hành khách và hàng hóa lưu thông.
Vẻ đẹp hiện đại của sân bay Thâm Quyến Bao’an.
Sân bay quốc tế Washington Dulles (Washington, Mỹ): Sân bay được đặt theo tên của John Foster Dulles, Bộ trưởng Ngoại giao Mỹ dưới thời Cựu Tổng thống Mỹ Dwight D. Eisenhower.
Sân bay Dulles là một trong ba sân bay của Washington và là sân bay phục vụ nhiều lượt khách nhất trong số đó.
Sân bay quốc tế John F. Kennedy (tòa nhà cũ của nhà ga TWA), (thành phố New York, Mỹ): được thiết kế theo phong cách trừu tượng mô tả một chuyến bay. Công trình này được coi là một trong những thiết kế sân bay truyền thống nhất trên thế giới.
Bên trong được thiết kế đặc biệt, không có những bức tường rõ ràng, và mọi thứ dường như chảy từ cái này sang cái khác, tượng trưng cho sự chuyển động liên tục.
Sân bay quốc tế Thủ đô Bắc Kinh, Nhà ga số 3 (T3), (Bắc Kinh, Trung Quốc): là sân bay đầu tiên ở Trung Quốc. Thiết kế của công trình theo phong cách truyền thống của Trung Quốc với hình dáng giống như một con rồng và phòng chờ được trang trí như một khu vườn mùa đông.
Sân bay là niềm kiêu hãnh của Trung Quốc và được xem như một bảo tàng văn hóa Trung Hoa.
Sân bay quốc tế Kansai (Nhật Bản): được xây dựng trên một hòn đảo nhân tạo. Để kết nối nó với đất liền, người Nhật đã cho xây dựng cây cầu Sky Gate Bridge R hai tầng tạo làn đường cho ô tô và đường tàu với chiều dài 3,75 km. Sky Gate Bridge R được xếp vào danh sách những cây cầu hai tầng dài nhất thế giới.
Sân bay Kansai được coi là một trong những kỳ quan kỹ thuật của thế kỷ 20.
Sân bay quốc tế Dubai (UAE): là sân bay dân sự lớn nhất ở Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất, chào đón hành khách với một rừng cọ.
Có 10 cabin ngủ trong Terminal 1, mỗi cabin đều có giường, hành khách có thể truy cập Internet tốc độ cao và xem TV màn ảnh rộng.
Sân bay quốc tế Los Angeles (Mỹ): là một trong những sân bay quốc tế lớn nhất thế giới.
Trong nhiều năm, sân bay đã được coi là điểm khởi hành cũng như điểm đến phổ biến nhất trên thế giới.
Sân bay quốc tế San Francisco (Mỹ): là sân bay lớn nhất về lượng hành khách ghé thăm trong khu vực Vịnh San Francisco.
Trong sân bay có bảo tàng và thư viện. Trong các phòng chờ, hành khách có thể thưởng thức các tác phẩm nghệ thuật trong các triển lãm./.
Hà Phương
Thị trấn "ma" ở Canada
Gagnon, ở Quebec, là thị trấn ma không giống bất kỳ thị trấn ma nào. Nơi đây không có nhà bỏ hoang hay bất kỳ cơ sở hạ tầng nào chứng minh dấu vết con người đã từng sinh sống.
Tuy nhiên, gần bốn thập kỷ trước, Gagnon là thị trấn khai thác mỏ phát triển có sân bay, nhà thờ, trường học, tòa thị chính, đấu trường, bệnh viện và trung tâm thương mại lớn, mặc dù khu vực này cô lập và chỉ có thể tiếp cận bằng máy bay.
Vào những năm 1970, sản xuất thép giảm trên khắp Bắc Mỹ do hậu quả của cuộc suy thoái năm 1973-75, có tác động kéo dài đến thập niên 80. Vào năm 1977, nguồn tài nguyên trong các mỏ cạn kiệt và hoạt động khai thác được chuyển đến mỏ ở hồ Lửa, nằm cách Gagnon khoảng 90 km về phía đông bắc.
Đến giữa những năm 1980, các mỏ không còn mang lại lợi nhuận và người ta quyết định đóng cửa chúng. Chính quyền sơ tán thị trấn Gagnon, cùng với đó người ta san bằng toàn bộ thị trấn vào năm 1985. Tất cả những gì còn lại ngày nay là con đường chính vắng vẻ thuộc thị trấn và đường băng sân bay.Gagnon cách thành phố Quebec khoảng 600 km về phía bắc, nằm ở rìa hồ Manicouagan (miệng núi lửa và là một trong những địa danh quan trọng nhất ở Quebec).
Thị trấn được thành lập vào năm 1960 sau khi phát hiện ra quặng sắt trong khu vực. Người ta chọn bờ hồ Barbel làm nơi xây dựng thị trấn Gagnon tương lai. Thị trấn nhanh chóng mở rộng quy mô. Cơ sở hạ tầng như bệnh viện, sân bay, nhà thờ, trường tiểu học, trung học và các doanh nghiệp khác mọc lên như nấm. Vào thời kỳ đỉnh cao, thành phố có khoảng 4.000 dân cư.
Hai năm sau khi bị xóa sổ, thị trấn Gagnon không còn cô lập nhờ tuyến đường cao tốc vượt qua thị trấn. Tuyến đường nối Baie-Comeau với Labrador.
Dấu hiệu còn lại của thị trấn đã bị xóa sổ
Gagnon trong suốt thời kỳ hoàng kim
Auberge Du Lac, khách sạn duy nhất ở Gagnon
Một góc về khách sạn Auberge Du Lac
Khung cảnh mùa đông thường gặp dọc đường phố chính
Yến Phạm
Theo dulich.petrotimes.vn
Di sản săn bắt bằng chim ưng trên sa mạc ở UAE Săn bắt với chim ưng là truyền thống cổ xưa còn tồn tại trong thời hiện đại ở Abu Dhabi thuộc các tiểu vương quốc Arab Thống nhất (UAE). Săn bắt bằng chim ưng trên sa mạc là một phần di sản của người Bedouin ở các tiểu vương quốc Arab Thống nhất (UAE). Di sản này vẫn còn tồn tại đến ngày...