Khám phá những món ăn Tết cổ truyền của người miền Trung không nơi nào có
Việt Nam là một đất nước đa dạng về văn hoá và truyền thống, chỉ trong một dịp Tết cổ truyền, nếu như miền Nam có thịt kho hột vịt, miền Bắc nổi tiếng với giò thủ, thì miền Trung lại có những món ăn đặc sắc khác.
Tết Nguyên Đán là một dịp lễ quan trọng đối với người dân cả nước, và mâm cổ Tết thì còn quan trọng hơn cả với cực nhiều những món ăn được chuẩn bị cầu kì, tỉ mỉ với mong ước cho một năm mới an lành, suôn sẻ. Tuy nhiên Việt Nam là một đất nước cực kì đa dạng về văn hoá và có bề dày lịch sử sâu sắc nên cũng cùng là một mâm cỗ ngày Tết, lại không vùng nào giống với vùng nào. Hôm nay, hãy cùng chúng mình điểm qua một số món ăn độc đáo trên mâm cỗ Tết miền Trung nhé!
Nếu như đã từng du lịch đến Huế thì bạn hẳn phải có một lần được người ta mời chào và giới thiệu tôm chua Huế như một món đặc sản miền Trung thơm ngon và tinh tế. Quả thật là thế bởi vì thật không thể tìm được một mâm cỗ Tết miền Trung mà không có món tôm chua này. Chỉ trong một lọ tôm chua, đã có đến biết bao loại nguyên liệu đếm không xuể như củ riềng, tỏi, ớt, vị chua từ khế, vị chát từ quả vả cùng các loại rau thơm… Tôm chua đậm đà, có vị ngọt bùi lẫn tí cay chua. Tất thảy những hương vị này hoà quyện với nhau tạo nên một món tôm chua miền Trung độc nhất.
Video đang HOT
Dưa món, dưa chua, dưa giá… hay tất tần tật phiên bản các loại dưa là món không thể thiếu trong hầu hết các mâm cỗ Tết mỗi miền. Dưa món có vai trò như khai vị, cũng có vai trò “rửa miệng” để làm mới vị giác sau mỗi món ăn để tránh cảm giác quá béo hoặc quá ngậy, đồng thời vị chua trong dưa món cũng giúp hệ tiêu hoá tránh “quá tải” trong những ngày này. Tuy nhiên dưa món miền Trung nổi bật với các miếng dưa được cắt to hơn so với những miền khác, có thể không đều nhau. Điểm đặc biệt nhất của dưa món miền Trung hẳn là vị giòn từ các loại rau củ quả như cà rốt, su hào và đu đủ.
Thịt lợn ngâm nước mắm là một đặc sản miền Trung thường có mặt trên mâm cỗ cũng như những bữa cơm trong những ngày này. Thịt lợn ngâm mắm thường là thịt ba chỉ hoặc thịt chân giò, được buộc lại thành những đòn như bánh tét, luộc cho chín tới rồi ngâm với hỗn hợp nước mắm, giấm và đường trong ít nhất ba ngày. Món thịt lợn ngâm mắm này khá phổ biến với cả người miền Nam, song để ăn vào những ngày Tết thì thường chỉ có người miền Trung mà thôi.
Giò Bò
Hình như đó là quy luật bất thành văn khi mà mâm cổ của bất kì miền nào cũng phải có một món giò thịt. Ở miền Bắc ta có giò thủ, ở miền Nam phổ biến giò lụa thì ở miền Trung ta có giò bò. Giò Bò miền Trung đặc biệt có nhiều tiêu sọ, mùi tiêu thơm nức mũi khi mở ra. Giò bò miền Trung thường được làm từ thịt bò 100% mà không thêm bất kì loại ngũ cốc hay loại thịt nào khác để trợ vị, nên thành phẩm cuối cùng thường rất đậm vị bò. Thịt bò được chọn làm giò thường là các loại có ít mở để chả mềm và có độ bám hơn. Giò bò hay chả bò là món không thể thiếu trên mâm cỗ Tết miền Trung cũng như các bữa ăn trong những ngày Tết.
Bánh Tổ
Bánh Tổ là món bánh có nguồn gốc từ Quảng Nam, được người Hoa di cư mang vào. Ban đầu, món bánh này được làm ra để thờ cúng tổ tiên nên được gọi với cái tên là bánh Tổ. Qua biết bao nhiêu năm, con người miền Trung vẫn dùng loại bánh này vào ngày Tết để thờ cúng trưởng bối đã khuất. Nguyên liệu làm bánh Tổ chủ yếu là nếp và đường, bánh tổ nổi tiếng hấp dẫn với lớp mật bóng loáng rắc mè trên cùng. Bánh Tổ không được ăn ngay sau khi hấp mà phải đem phơi khoảng 3 – 4 ngày. Đây cũng giống như bánh Tét hay bánh chưng, là một loại bánh để lâu được trong ngày Tết.
Những người sành ăn còn cho rằng bánh Tổ sẽ ngon nhất khi nấu xong và phơi nửa tháng. Lúc này mà đem chiên lên ăn thì ngon cực kì.
Theo Trí Thức Trẻ
Khám phá vị Tết đậm đà của người miền Trung
Sự đa dạng và cầu kỳ trong ẩm thực của người miền Trung là một trong những nét đặc sắc của ngày Tết tại mảnh đất "đậm tình" này.
Bên cạnh các món bánh mang đậm đấu ấn vùng miền như bánh tổ, bánh in... Tết miền Trung không thể thiếu những món ăn đậm vị, chế biến công phu như thịt ngâm mắm, cá nục kho...
Mâm cỗ Tết của người miền Trung gần như luôn có sự hiện diện của bánh chưng, bởi món ăn này mang nhiều ý nghĩa đặc biệt.
Không chỉ là món bánh thể hiện sự biết ơn trời đất đã mang lại cuộc sống ấm no, sung túc và một mùa Tết đủ đầy, người Việt từ xa xưa còn dâng bánh chưng thờ cúng tổ tiên, ông bà, cha mẹ để thể hiện sự hiếu kính. Ngoài ra, nhiều gia đình ở vùng Trung Bộ thường có thêm bánh tét, với sự tương đồng trong nguyên liệu như bánh chưng, nhưng được gói theo hình trụ dài.
Món bánh cổ truyền không thể thiếu trong mâm cỗ Tết của người Việt.
Đến nay, nhiều gia đình miền Trung vẫn giữ được truyền thống nấu bánh chưng, bánh tét vào những ngày giáp Tết như một hoạt động không thể thiếu để gắn kết các thành viên sau một năm bận rộn. Món bánh dân tộc này ngoài ý nghĩa văn hoá sâu sắc, còn mang ý nghĩa tinh thần trường tồn trong đời sống của người miền Trung nói riêng và người Việt nói chung.
Sự đa dạng là một điểm quan trọng trên mâm cơm của người miền Trung, nhất là trong dịp Tết. Người dân nơi đây luôn đặt nhiều tâm sức vào việc tạo ra những món ăn ngon và độc đáo. Đặc điểm này phần nào phản ánh rõ nét tính cách của người dân trên dải đất nối hai đầu đất nước này - tỉ mỉ, cần cù và sâu sắc trong tình cảm.
Ẩm thực Tết của miền Trung gói trọn mọi cung bậc của hương vị.
Bia Huda được nhiều gia đình miền Trung lựa chọn dùng kèm trong các bữa ăn để cân bằng hương vị. Không chỉ ghi điểm bởi hương vị độc đáo, thương hiệu "Đậm tình miền Trung" còn từng bước gắn với cuộc sống của người miền Trung qua những hoạt động văn hóa - xã hội, cộng đồng ý nghĩa.
Nhờ vậy, với nhiều thế hệ người miền Trung, Huda không chỉ là một biểu tượng về chất lượng đồ uống, mà còn là một người đồng hành bền bỉ, như một người thân không thể vắng mặt trong những dịp Tết đến xuân về.
Sợi dây tình nghĩa kết nối những người con miền Trung.
Tết Nguyên đán Kỷ Hợi này, Huda đã cho ra mắt phiên bản lon đặc biệt chào năm mới với mong muốn gửi đi thông điệp ý nghĩa "Vẹn nguyên vị Tết - Kết tình miền Trung". Thiết kế mới, với hình ảnh các danh lam thắng cảnh quen thuộc cùng những câu chúc ý nghĩa ngày Tết, đã nhanh chóng gây ấn tượng khi Huda một lần nữa thể hiện sự am hiểu và niềm tự hào mà thương hiệu này dành cho mảnh đất quê hương.
Truyền tải những ý nghĩa tốt đẹp, Huda phiên bản Tết sẽ là món quà hoàn hảo để mọi người gửi tặng nhau nhân dịp Tết đến xuân về.
Theo Zing
Chè đậu ván và 2 phiên bản đặc trưng hai mùa mưa nắng của người miền Trung Món chè này sẽ chẳng có gì xa lạ nếu bạn đã từng du lịch đến Huế hay Hội An, nhưng được thử cả hai phiên bản chè đậu ván ứng với hai mùa mưa nắng miền Trung thì không phải ai cũng được thử đâu nhé! Chè đậu ván nước ở Hội An Mùa du lịch Hội An thường bắt đầu vào...