Khám phá những kiến trúc bằng bùn đất ấn tượng nhất thế giới
Những kiệt tác được xây dựng từ bùn đất luôn là điểm đến du lịch hấp dẫn trên thế giới, khiến du khách không khỏi trầm trồ thán phục.
Phong cách kiến trúc bản địa này phổ biến khắp nhiều nơi trên thế giới, đặc biệt ở các nước phương Đông.
1. Nhà thờ Hồi giáo Djenné, Mali
Một trong những tòa nhà bùn lớn nhất thế giới đó là nhà thờ Hồi giáo Djenné. Nó được coi là thành tựu lớn nhất của kiến trúc theo phong cách Sudan. Được xây dựng trên vùng đồng bằng lũ của sông Bani. Đây cũng là nhà thờ Hồi giáo đầu tiên được xây dựng vào khoảng thế kỷ 13.
Nhà thờ Hồi giáo Djenné không chỉ là một trung tâm của cộng đồng Djenné mà còn là một địa điểm quan trọng ở Châu Phi. Đây cũng là một Di sản Thế giới cùng với Phố cổ Djenné. Chợ đầy màu sắc của thị trấn nằm dưới chân nhà thờ Hồi giáo.
2. Ait Benhaddou, Ma-rốc
Video đang HOT
Là Di sản Thế giới từ năm 1987, ngôi làng kiên cố Ait Benhaddou vẫn là một trong những ví dụ điển hình nhất về kiến trúc đất sét bằng đất của Ma-rốc. Ait Benhaddou là địa điểm quay phim yêu thích, từng xuất hiện làm bối cảnh trong nhiều bộ phim bao gồm The Man Who would Be King (1975), Gladiator (2000) và Babel (2006).
3. Taos Pueblo, Hoa Kỳ
Taos Pueblo ở bang New Mexico nổi bật với khu dân cư phức hợp nhiều tầng bằng gạch nung nâu đỏ, có niên đại ít nhất 1.000 năm. Điểm đến này là Di sản Thế giới được UNESCO công nhận.
Nằm gần Trujillo, Chan Chan được cho là xây dựng vào khoảng năm 850 CN. Thành phố lớn nhất của thời kỳ tiền Colombia ở Nam Mỹ, Chan Chan được UNESCO bảo vệ, và thực sự là một địa điểm khảo cổ.
Yazd được biết đến với kiến trúc Ba Tư độc đáo, và đặc biệt là những tháp gió bằng gạch bùn tráng lệ được tìm thấy trên nóc các tòa nhà tập trung trong khu phố cổ. “Thành phố của những người bắt gió”, đôi khi được gọi là trung tâm lịch sử, là một Di sản Thế giới được UNESCO công nhận.
6. Ốc đảo Siwa ở Ai Cập
Tòa nhà kiên cố này được làm bằng karsheef – một loại bùn địa phương kết tinh từ cát ở hồ, có hàm lượng muối cao, tạo nên một ốc đảo sa mạc Siwa. Nằm trên một tuyến đường thương mại lâu đời, là một ốc đảo nên Siwa rất quan trọng đối với các tuyến đường thương mại bởi nó có các dòng suối tự nhiên và bóng cây cọ cho hành khách nghỉ ngơi trong sa mạc.
Với sự sụp đổ của đế chế La Mã, Siwa cũng bắt đầu suy giảm. Hiện nay, cư dân ở đây chủ yếu là người Berber, người gốc Bắc Phi và trong những thập kỷ gần đây, Siwa được coi là một trong những điểm đến hàng đầu ở Ai Cập.
Burkina Faso: Hàng nghìn người phải sơ tán do bạo lực đẫm máu
Ngay 8/6, chính quyền Burkina Faso cho biết khoảng 7.000 người đã phải rời bỏ nhà cửa sau cuộc tấn công vào làng Solhan, Đông Bắc Burkina Faso, khiến 160 người thiệt mạng.
Khói bốc lên từ hiện trường một vụ tấn công tại Ouagadougou, Burkina Faso. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN
Theo phóng viên TTXVN tại châu Phi, Thủ tướng Burkinabe Christophe Dabiré cho biết những người này đã đến Sebba, thủ phủ của tỉnh Yagha, nằm cách Solhan khoảng 15 km. Theo Cao ủy Liên hợp quốc về người tị nạn (UNHCR), những kẻ có vũ trang thực hiện cuộc tấn công vào đêm 4/6 đến rạng sáng 5/6 tại làng Solhan, khiến 138 người thiệt mạng. Tuy nhiên, các nguồn tin địa phương cho biết số người thiệt mạng là 160 người và đây được xem là cuộc tấn công đẫm máu nhất do các phần tử thánh chiến thực hiện ở Burkina Faso kể từ năm 2015. Ngoài ra, gần 40 người bị thương nặng đã được đưa đến các bệnh viện trong vùng và ở thủ đô Ouagadougou.
Người phát ngôn của UNHCR, ông Babar Baloch, bày tỏ quan ngại về tính mạng của khoảng 3.300 người phải chạy trốn sau vụ tấn công trên đến các làng gần Sebba và Sampelga, trong đó có hơn 2.000 trẻ em và 500 phụ nữ. Ông Baloch cảnh báo nguy cơ thiếu hụt nhu yếu phẩm cần thiết viện trợ cho những người này.
Quan chức UNHCR cho biết cơ quan này và các đối tác đang phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương để thiết lập 200 nơi trú ẩn và hỗ trợ những người phải chạy trốn xung đột, đồng thời nhấn mạnh "cần thêm nguồn lực để tăng cường viện trợ".
Trong 6 năm qua, Burkina Faso, một quốc gia nghèo ở Sahel giáp với Mali và Niger, đã phải đối mặt với các cuộc tấn công ngày càng thường xuyên và đẫm máu của các phần tử thánh chiến. Các lực lượng an ninh đang phải vật lộn để ngăn chặn vòng xoáy bạo lực thánh chiến, đã cướp đi sinh mạng của hơn 1.400 người và khiến hơn 1triệu người phải rời bỏ nhà cửa đi lánh nạn từ năm 2015.
Việt Nam kêu gọi thả tự do cho các lãnh đạo bị bắt giữ tại Mali Theo phóng viên TTXVN tại New York, Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (HĐBA LHQ) ngày 26/5 đã họp trực tuyến thảo luận về biến động chính trị vừa qua tại Mali, trong đó có việc quân đội Mali bắt giữ Tổng thống, Thủ tướng và các quan chức Chính phủ chuyển tiếp. Ông Sadio Camara tới trụ sở Bộ Quốc phòng...