Khám phá những địa danh đẹp mê hồn trên thế giới
Theo đai Sputnik, thi trân cô Ronda, khu nghi dương Tropea hay đao Santorini,… la môt sô đia danh đep mê hôn trên thê giơi.
Ronda la môt trong sô nhưng đia danh đep mê hôn trên thê giơi
nơi con ngươi sinh sông. Thi trân cô ơ Tây Ban Nha nay năm trên đinh hai cao nguyên không lô ơ đô cao 750 met.
Thi trân nho Manarola đep như tranh ve ơ Italy năm trên môt sươn nui.
Con đây la thi trân Bonifacio đep tuyêt vơi năm ơ đô cao 70 met trên biên Đia Trung Hai ơ đao Corsica. Cư dân nơi đây chăc chăn la nhưng ngươi không sơ đô cao.
Khu nghi dương Tropea ơ Italy la môt đia điêm du lich ly tương.
Sintra la môt thi trân bi ân, môt viên ngoc thưc sư cua Bô Đao Nha.
Video đang HOT
Madeira qua la môt vung đât tuyêt vơi, đươc mô ta la khu vươn nôi hay viên ngoc Đai Tây Dương.
Bai biên Bondi ơ ngoai ô Sydney (Australia) la môt thiên đương lươt song tuyêt vơi.
Cư dân Castellfollit de la Roca ơ Tây Ban Nha sông bên bơ… vưc thăm. Tuy nhiên, không gian ơ vưc thăm nay lai vô cung đep.
Khung canh thơ mông ơ đao Santorini.
Thu đô Cape Town cua Nam Phi cung la môt trong nhưng điêm đên đep tuyêt vơi trên thê giơi.
Theo_Kiến Thức
Khám phá "vua chiến trường" của Nga tại mặt trận Syria
Với cỡ nòng 152mm, tầm bắn xa 24-26km, pháo tầm xa 2A65 Msta-B của Nga sản xuất đang ngày đêm dội bão lửa lên đầu quân khủng bố.
Dù có tầm bắn kém hơn tên lửa, sức công phá thua xa, nhưng pháo binh vẫn được coi là "vua chiến trường" ở bất kỳ giai đoạn nào vì chi phí rẻ nhưng đem lại hiệu quả lớn. Một khẩu pháo có thể không bằng một quả tên lửa nhưng hàng chục khẩu cùng phối hợp bắn một lúc thì chúng đem lại hiệu quả vượt xa trong khi chi phí "rẻ bèo". Tại chiến trường Syria, pháo binh vẫn được các bên sử dụng một cách rộng rãi.
Cuối năm ngoái, Nga đã triển khai hệ thống pháo tầm xa 2A65 Msta-B hỏa lực pháo kéo mạnh nhất Lục quân Nga hiện nay tới Syria. Tới đây, 2A65 Msta-B đã soán ngôi M46 130mm trở thành ông "vua chiến trường" Syria, tung nhiều đòn tấn công hiểm hóc khiến quân khủng bố phải tháo chạy khắp chiến trường.
Ảnh: Ít nhất ba khẩu pháo tầm xa 2A65 Msta-B được triển khai ở vùng ngoại vi Aleppo.
2A65 Msta-B được phát triển cuối những năm 1970, chính thức đưa vào biên chế Lục quân Liên Xô năm 1987. Không giống như các kiểu pháo trước đây, 2A65 không được xuất khẩu ra nước ngoài mà chủ yếu có mặt trong quân đội các nước cộng hòa của Liên Xô (cũ).
Pháo 152mm 2A65 được trên khung bệ có hai bánh xe để di chuyển, khi vào vị trí khai hỏa, hai "càng" sẽ được hạ xuống còn trục thủy lực ngay dưới bệ pháo sẽ được nâng lên, như vậy cơ cấu ổn định sẽ dựa trên 3 điểm là trục thủy lực và hai càng pháo.
Ở mỗi bên càng pháo có một bánh xe nhỏ, dùng để di chuyển tới vị trí bắn, pháo thủ sẽ đỡ nặng nhọc hơn mà không phải thay đổi càng pháo. Khi đã ổn định phần tử bắn, bánh xe sẽ được gập 180 độ lên thân càng.
Nòng pháo 152mm được lắp loa giảm giật ba khoang và cơ chế nạp đạn pháo bán tự động với đầu đạn và liều phóng nạp riêng rẽ, thiết bị giảm giật thủy lực và bộ phận làm mát bằng chất lỏng cho thiết bị giảm giật.
Pháo 2A65 152mm có cơ chế thay đổi tầm và hướng bắn (với hai tốc độ) thủ công bởi pháo thủ, với thiết bị ngắm bắn trực tiếp lẫn gián tiếp nằm bên trái pháo.
Về đạn pháo, 2A65 MSTA-B bắn chung loại đạn với pháo tự hành MSTA-S, trong đó là đạn nổ OF-45 nặng 43,56kg tầm bắn 24,7km, đi kèm với liều phóng OF72 (bắn tầm xa), OF58 (liều đủ) and OF73 (liều giảm). Ngoài ra đạn pháo OF-45 có thể gắn thiết bị đẩy để tăng tầm bắn lên 29km.
Đạn chùm mang 42 đạn nhỏ chống tăng OF-23 tầm bắn 26km, với mỗi quả đạn nhỏ HEAT có thể xuyên 100mm giáp thép , hoặc đạn gây nhiễu HS-23.
Đặc biệt, 2A65 có khả năng triển khai đạn pháo dẫn đường laser lái bán tự động 30F39 Krasnopol có thể dùng để tiêu diệt cả mục tiêu động (như xe tăng, xe bọc thép) và mục tiêu tĩnh (bộ binh tập trung, công sự kiên cố). Tầm bắn của đạn tới 20km, bán kính đầu dò mục tiêu từ 1km (khí tài chỉ thị mục tiêu có phạm vi đến 5km).
Theo_Kiến Thức
99,99% loài trên Trái đất vẫn bí ẩn với con người Khi con người nghĩ rằng mình biết một vài điều về Trái đất, thì hành tinh này lại nhắc nhở chúng ta chỉ là một bộ phận rất nhỏ bé Philippine Tarsier, loài vật nhỏ nhất thuộc bộ linh trưởng, là một loài động vật quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng Một nghiên cứu mới đây cho thấy hành tinh xanh tuyệt...