Khám phá những cung đường đèo Tây Bắc
Đầu tiên phải nói đến đèo Mã Pí Lèng, Hà Giang nơi được mệnh danh là một trong “tứ đại đỉnh đèo” của vùng núi phía Bắc.
Đèo là cung đường hiểm trở dài 20km thuộc tỉnh Hà Giang. Với cung đường uốn quanh đỉnh núi Mã Pí Lèng cao tới 2000m, nối liền thị xã Mèo Vạc với thành phố Hà Giang, Đồng Văn.
Tên gọi Mã Pí Lèng mang nghĩa là “sống mũi ngựa”, chỉ sự hiểm trở nguy hiểm của đỉnh núi. Chính vì vậy, đèo còn có tên gọi là sống mũi ngựa. Nơi đây đang là điểm thu hút các phượt thủ, nhất là các bạn đi du lịch Hà Giang tự túc thích khám phá những điều mới lạ, đây là nơi thử thách những tay lái chuyên nghiệp hai bên là những ngọn đồi một không gian xanh bạt ngàn những ngọn đồi, nương rẫy…
Đèo Pha Đin – Sơn La, Lai Châu
Video đang HOT
Đèo Pha Đin nằm trong hệ thống cao nguyên Tả Phìn, với hai đầu nằm ở hai tỉnh Sơn La và Lai Châu. Với tổng chiều dài 32km, con đèo này có địa thế hết sức hiểm trở, một bên là vách đá dựng đứng, một bên là vực sâu thăm thẳm. Đèo Pha Đin vừa nổi tiếng hiểm trở, vừa nổi tiếng là nơi có khung cảnh đẹp mê hồn. Đèo có điểm cao nhất là 1.648m so với mực nước biển. Lên đỉnh đèo du khách có thể phóng tầm mắt ngắm phong cảnh tuyệt đẹp.
Đèo Ô Quy Hồ, Lai Châu Lào Cai
Nơi Được mệnh danh là con đèo hùng vĩ nhất ở miền Bắc. Đèo Ô quy Hồ là một trong những cung đường đèo hiểm trở bậc nhất của miền núi phía Bắc. Con đèo dài khoảng 50km, nằm trên tuyến quốc lộ 4D, nối liền hai tỉnh Lai Châu và Lào Cai. Đỉnh đèo nổi bật với độ cao 2000m. Nằm uốn lượn quanh co qua những vách núi cao ngút trời và vực sâu thăm thẳm. Đây là điểm đến rất phù hợp cho những bạn thích đi du lịch mạo hiểm đặc biệt là giới trẻ. Khi vượt qua nỗi sợ hãi và trèo lên được tới đỉnh đèo ở độ cao gần 2.000m, bạn sẽ có cơ hội được chiêm ngưỡng cả biển trời mây bồng bềnh trong làn sương mờ ảo như cõi thần tiên.
Đèo Khau Phạ, Yên Bái
Đây là một trong những cung đường vượt qua ngọn núi cao nhất ở Mù Cang Chải – đỉnh Khau Phạ. Với cung đường đèo quanh co và dốc đứng, Nếu bạn đi du lịch tự túc khám phá cung đường đèo vào những ngày sương mù thì raatts khó khăn trong việc di chuyển cảu bạn vì không có rào chắn hay bất kỳ biển cảnh báo nào. Đèo nằm ở khu vực giáp giới giữa huyện Văn Chấn và huyện Mù Cang Chải của tỉnh Yên Bái, đi qua nhiều địa danh nổi tiếng như La Pán Tẩn, Mù Cang Chải, Tú Lệ, Chế Cu Nha, Nậm Có… ở độ cao từ 1.200m đến 1.500m so với mực nước biển.
Cùng đường đèo dài 25km với nhiều đoạn không có cọc tiêu lẫn gương cầu. Đường trong khung cảnh hoang vắng xung quanh đèo không một bóng nhà dân. Đoạn đèo quang vắng bởi quá nguy hiểm. Hoàng hôn trên đèo rất đẹp nhưng cũng chứa đựng đầy nguy hiểm nguy bởi trời sẽ tối rất nhanh mà con đường khá dài.
Đèo Xá Tổng, Điện Biên
Một cung đường đầy hiểm trở từ Tuần Giáo ngược lên Lai Châu. Con đèo dài 25km với nhiều đoạn không có cọc tiêu lẫn gương cầu. Nếu có dịp đi du lịch Tây Bắc bạn hãy chinh phục cung đèo để ngắm cảnh hoàng hôn nơi đây tuyệt đẹp, nhưng bạn phải vượt qua cung đường quanh co trắc trở.
Đèo Mã Phục, Cao Bằng
Đèo Mã Phục là điểm đến không thể bỏ qua khi đến với Cao Bằng. Đến đây, bạn sẽ phải vượt qua bảy vòng dốc để chinh phục đỉnh đèo. Chính vẻ đẹp thiên nhiên cùng sự hiểm trở của cung đèo đã và đang là điểm đến thu hút đông đảo du khách đến tham quan, và nơi thử thách những tay lai chuyên nghiệp.
Mê mẩn cung đường mới khám phá Cao nguyên đá với công nghệ cao
Con đường trải nghiệm từ Mèo Vạc đến xã Du Già có các điểm đến mới tiếp tục hớp hồn du khách, đặc biệt họ sẽ thích thú khi sử dụng hạ tầng thông tin công nghệ cao, hướng dẫn viên điện tử...
Hà Giang đã xây dựng và đưa vào khai thác 3 tuyến đường du lịch trải nghiệm từ Hà Giang đến Mèo Vạc.
Cua chữ M mang đến cho du khách trải nghiệm mới lạ. Ảnh: K.P
Qua nhiều lần khảo sát, đánh giá, chuyên gia Viện Khoa học địa chất và Khoáng sản Việt Nam đã đề xuất xây dựng tuyến du lịch số 4, với 14 điểm dừng chân, khám phá, ngắm cảnh, trải nghiệm gồm: Thiết giao long phá thạch, làng cổ Lũng Phìn, cua chữa M, rừng chè Shan tuyết cổ thụ Ngam La, điểm ngắm toàn cảnh xã Lũng Hồ, hẻm Nậm Lang, hợp tác xã dệt người Tày, thác núi Ba Tiên, rừng Voọc mũi hếch... Đây là các điểm, cụm điểm có tiềm năng tốt để cải thiện đưa vào khai thác.
Tuyến du lịch mới này được đầu tư hạ tầng thông tin với sự đổi mới, hướng tới mở ra cánh cửa cho Cao nguyên đá Đồng Văn trong tương lai, cũng như tiếp tục là hình mẫu cho các nơi khác như: Sử dụng công nghệ cao với mã QRcode; áp dụng mô hình hướng dẫn viên điện tử thông qua công nghệ định vị GPS, 4-5G và file thông tin âm thanh trực tuyến; xây dựng tại các điểm du lịch với trang phục và bối cảnh văn hóa của dân tộc địa phương...
Đến nay, quá trình đầu tư các điểm dừng chân, hệ thống thông tin, biển báo... trên tuyến du lịch số 4 của Cao nguyên đá Đồng Văn đã cơ bản hoàn thiện. Các điểm dừng chân ngắm cảnh, cổng chào khu vực phía Nam, trung tâm thông tin đã được đầu tư, hạ tầng giao thông đang được nâng cấp, hoàn thiện sẽ là tuyến du lịch trải nghiệm thú vị cho du khách trong hành trình khám phá núi sông.
Một thoáng Trung Chải - Sa Pa - Lào Cai Trên cung đường khám phá xứ sở Sa Pa (Lào Cai) huyền thoại, dừng chân ở lưng dốc, dưới những hàng sa mu thẳng tắp, chúng tôi không khỏi ngỡ ngàng trước "bức họa" Trung Chải giữa mùa thu vàng. Trung Chải là vùng đất nằm phía Đông Bắc thị xã Sa Pa. Nếu rong ruổi theo cung đường khám phá Sa Pa,...