Khám phá những bản thảo tác phẩm Tchaikovsky tại Bảo tàng Âm nhạc
Đứng trong Bảo tàng, du khách được lắng nghe những giai điệu nhẹ nhàng và nhìn ngắm vô số bản thảo các tác phẩm với nhiều nét bút gạch xóa khi Tchaikovsky đang trăn trở với những nốt nhạc còn dang dở.
Sau khi Tchaikovsky qua đời vào ngày 6/11/1893, anh trai của ông là Modest Tchaikovsky đã quyết định biến Điền trang thành bảo tàng. (Ảnh: Trần Hiếu/TTXVN)
Bảo tàng Âm nhạc Tưởng niệm Tchaikovsky ở thị trấn Klin, cách thủ đô Moskva hơn 80km về phía Tây Bắc.
Đây là nơi nhà soạn nhạc vĩ đại người Nga Piotr Tchaikovsky sống những năm rực rỡ nhất cuối đời.
Trong thời gian này, nhà soạn nhạc thiên tài đã viết và hoàn chỉnh một số tác phẩm hay nhất của mình bao gồm The Nutcracker (Kẹp hạt dẻ), 18 tác phẩm piano và tác phẩm chính cuối cùng của ông, Bản giao hưởng số 6.
Đây là tác phẩm được trình diễn lần đầu tiên tại cố đô Saint Petersburg dưới sự chỉ huy của chính tác giả, chỉ 09 ngày trước khi Tchaikovsky đột ngột giã biệt cuộc đời vào ngày 6/11/1893.
Sau cái chết của Pyotr Tchaikovsky, anh trai của ông là Modest Tchaikovsky đã quyết định biến ngôi nhà yêu thích của em mình thành bảo tàng. Đồng thời Modest trở thành chủ sở hữu duy nhất của bất động sản quý giá này và khi ông qua đời vào năm 1916, ông đã chuyển lại quyền sở hữu cho nhà nước.
Ngôi nhà nằm trong quần thể vườn hoa – công viên, được xây dựng vào những năm 1870 bởi gia đình Sakharov, người sau đó cho Tchaikovsky thuê lại tầng trên vào năm 1892 và cuối cùng bán cho Modest.
Một tấm bảng với dòng chữ “Không có nhà. Xin đừng gọi cửa!” vẫn được treo trước cửa nhà kể từ ngày Pyotr Tchaikovsky rời đi St.Petersburg và mãi mãi không bao giờ trở lại.
Ngôi biệt thự hai tầng được bảo quản rất tốt với đồ nội thất nguyên bản và đồ sứ mà Tchaikovsky đã từng sử dụng, một thư viện sách quý cùng một kho lưu trữ gồm khoảng 200.000 món đồ khác nhau.
Ngôi nhà được chia thành nhiều phòng với diện tích khác nhau, song có lẽ ấn tượng nhất đối với người yêu nhạc Tchaikovsky là phòng khách rộng rãi với ánh sáng hài hòa.
Nổi bật giữa phòng khách là cây đàn piano đặc biệt mà chỉ “khách VIP” và những người chiến thắng trong Cuộc thi âm nhạc quốc tế hàng năm mang tên Tchaikovsky mới có đặc ân chạm vào các phím đàn.
Theo hướng dẫn viên Bảo tàng, hiện nay cây đàn này chỉ được chơi vào hai dịp kỷ niệm trong năm, đó là vào ngày sinh và ngày mất của Pyotr Tchaikovsky.
Căn phòng “hai trong một”, vừa để tiếp khách, vừa để làm việc, được bài trí ấm cúng theo phong cách thế kỷ XIX với những đồ gỗ nội thất và tấm thảm đặc trưng của Nga.
Đứng nơi đây mới cảm nhận được vì sao âm nhạc của Tchaikovsky mặc dù chịu ảnh hưởng từ những nhà soạn nhạc nổi tiếng phương Tây như Mozart, Beethoven… nhưng trong sâu thẳm vẫn mang đậm sắc thái dân gian Nga, chẳng khác gì thơ của Pushkin hay nhạc của Glinka…
Đây là sự kết hợp của âm nhạc Nga và châu Âu, có lẽ bởi Tchaikovsky mang trong mình nhiều dòng máu và hấp thụ nhiều nền văn hóa khác nhau. Hướng dẫn viên của Bảo tàng cho biết, mẹ của Tchaikovsky là người Pháp, bố là người Nga, ông ngoại là người Đức, chị gái sống ở Ucraina…
Bản thân Tchaikovsky từng đi Mỹ và rất nhiều nước châu Âu, tham gia thành lập nhạc viện ở Mỹ, giảng dạy và nhận học hàm Giáo sư ở Anh….
Ngay trong căn phòng khách sang trọng này, những cuốn sách có tuổi đời hơn một thế kỷ của Mozart – nhà soạn nhạc yêu thích của Tchaikovsky – hiện vẫn được lưu giữ cẩn thận trong tủ kính.
Bản thảo tác phẩm được Piotr Tchaikovsky viết trong thời gian sống tại Điền trang ở thành phố Klin. (Ảnh: Trần Hiếu/TTXVN)
Video đang HOT
Đứng trong căn phòng, lắng nghe những giai điệu nhẹ nhàng và nhìn ngắm những hiện vật được trưng bày, có cảm giác như chủ nhân vừa mới rời khỏi nhà đi dạo đâu đó.
Người yêu nhạc sẽ muốn đứng ở đây lâu hơn để hình dung ra cảnh nhà soạn nhạc vĩ đại vừa lật báo, vừa nhâm nhi tách trà buổi sáng, chơi đàn piano, rồi sau đó đọc sách và viết thư, một thói quen gần như thường nhật khiến Tchaikovsky trở thành “ông vua thư.”
Theo thống kê, Tchaikovsky đã viết tay khoảng 5.000 bức thư và nhận được 7.000 bức thư từ bạn bè, đối tác…
Bộ sưu tập tại Bảo tàng ở Klin hiện còn lưu giữ hàng nghìn bức thư viết tay, trong đó nhiều nhất là thư trao đổi giữa Tchaikovsky và bà Nadezhda von Meck.
Bà là góa phụ giàu có và ẩn dật, đã bảo trợ để Tchaikovsky có thể toàn tâm sáng tác, không phải đi làm. Trong gần 14 năm, họ đã trao đổi 1.200 lá thư, song điều đáng chú ý là họ không hề gặp mặt nhau trực tiếp dù chỉ một lần, bởi đó là điều kiện mà họ đã ngầm thỏa thuận với nhau.
Bức ảnh đen trắng về người đàn bà bí ẩn với vẻ đẹp rất “bình dân” này vẫn đang được lưu giữ tại phòng trưng bày trong quần thể Bảo tàng Tchaikovsky.
Cũng tại đây còn trưng bày vô số những bản thảo các tác phẩm với nhiều nét bút gạch xóa khi Tchaikovsky đang trăn trở với những nốt nhạc còn dang dở.
Bên cạnh phòng khách là phòng ngủ của nhà soạn nhạc, nơi có một chiếc giường đơn nhỏ kê nép vào tường, tấm ga giường đã ngả màu theo thời gian cùng với đôi dép ông thường đi được đặt dưới chân giường khiến người xem cảm thấy một nỗi cô đơn khắc khoải luôn đè nặng lên tâm hồn ông. Có nhiều thông tin cho rằng cuộc hôn nhân của ông là một thảm họa và rằng giới tính của ông là chủ đề gây tranh cãi trong suốt nhiều năm.
Tượng Piotr Tchaikovsky trong khuôn viên Bảo tàng mang tên ông ở thành phố Klin. (Ảnh: Trần Hiếu/TTXVN)
Trong thời gian chiến tranh, Bảo tàng chịu nhiều tổn thất dưới sự tàn phá của Đức Quốc xã. Toàn bộ kho lưu trữ, vật phẩm kỷ niệm, chiếc đàn piano đã được sơ tán đến Votkinsk, quê hương của nhà soạn nhạc bên dãy núi Ural.
Theo lời kể của người dân địa phương, một người lính Đức trước khi rút lui khỏi Klin đã treo tấm biển trên hàng rào với dòng chữ tiếng Đức: “Đừng chạm vào. Đây là nhà của Tchaikovsky.” Ngôi nhà sau đó đã được trùng tu và ngày nay trở thành quần thể di tích độc đáo, bảo tàng âm nhạc đầu tiên của Nga.
Một cán bộ khoa học của Bảo tàng tự hào cho biết Tchaikovsky là nhà soạn nhạc có tác phẩm được trình diễn nhiều nhất trên thế giới, ước tính cứ 03 tác phẩm âm nhạc cổ điển được trình bày thì có một tác phẩm của Tchaikovsky.
Sự nổi tiếng của Tchaikovsky còn gắn với câu chuyện năm 1991, khi cựu Tổng thống Mỹ Richard Nixon trong chuyến thăm Nga đã bất ngờ yêu cầu dừng chân ở thị trấn Klin để “được ở một mình với bức chân dung của Tchaikovsky.”
Hóa ra Tchaikovsky là nhà soạn nhạc yêu thích của cựu Tổng thống Mỹ và trong Nhà Trắng luôn vang lên các bản nhạc của Tchaikovsky.
Ra khỏi các gian trưng bày trong nhà, tản bộ dọc theo những hàng cây bên ngoài khu vườn hoa được những người nổi tiếng trồng để tỏ lòng ngưỡng mộ đối với thiên tài âm nhạc người Nga, du khách sẽ không thể bỏ qua một địa điểm thú vị để chụp ảnh lưu niệm.
Đó là bức tượng Tchaikovsky bằng đồng có kích thước lớn hơn người thật, được nhà điêu khắc miêu tả như thể Tchaikovsky vẫn đang ở giữa chúng ta, ngồi thư giãn trên ghế dài đọc sách trong khu vườn hoa xinh đẹp.
Hầu hết khách du lịch không thể rời đi nếu không chụp được một bức ảnh ngồi bên cạnh bức tượng nhà soạn nhạc vĩ đại. Đặc biệt, khi ngồi xuống hai chiếc ghế gỗ được bố trí chỉ cách bức tượng nhà soạn nhạc vài bước chân, du khách sẽ còn được thưởng thức những tác phẩm âm nhạc kinh điển của Tchaikovsky khi nhẹ nhàng, khi mạnh mẽ vang lên từ hệ thống âm thanh thông minh được bố trí ngay dưới ghế ngồi.
Nếu bạn là người hâm mộ Piotr Tchaikovsky và có dịp đến Xứ sở Bạch Dương, Bảo tàng Tưởng niệm nhà soạn nhạc thiên tài người Nga ở thị trấn Klin là một địa điểm bạn nên đặt chân đến ít nhất là một lần./.
Bảo tàng âm nhạc Tchaikovsky, xưa kia là một Điền trang bề thế, là nơi nhà soạn nhạc vĩ đại người Nga Piotr Tchaikovsky sống những năm cuối đời. Ảnh: Tượng Piotr Tchaikovsky trong khuôn viên Bảo tàng mang tên ông ở thành phố Klin.
Tượng Piotr Tchaikovsky bên trong Bảo tàng âm nhạc Tchaikovsky ở thành phố Klin. (Ảnh: Trần Hiếu/TTXVN)
Bản thảo tác phẩm được Piotr Tchaikovsky viết trong thời gian sống tại Điền trang ở thành phố Klin. (Ảnh: Trần Hiếu/TTXVN)
Các nhân viên của bảo tàng giới thiệu với khách tham quan về thân thế, sự nghiệp sáng tác nổi bật của nhà soạn nhạc vĩ đại người Nga Piotr Tchaikovsky. (Ảnh: Trần Hiếu/TTXVN)
Toàn bộ vật dụng quan trọng trong căn phòng chính của Điền trang được lưu giữ và bảo quản làm bảo tàng. (Ảnh: Trần Hiếu/TTXVN)
Chuyến du hành khám phá quá khứ qua bảo tàng "ảo" (Bài 1): "Ảo" 360 độ, thật 100%
Lời tòa soạn: Bảo tàng 'ảo' không còn là khái niệm mới.
Tuy nhiên, dịch Covid-19 xuất hiện như một 'chất xúc tác' để người dân nhắc nhiều đến và sử dụng nhiều hơn thành quả của khoa học công nghệ, cho phép con người không cần đi đến tận nơi mà vẫn có thể nhìn ngắm, nghiên cứu về các hiện vật trưng bày trong bảo tàng.
Công nghệ đã làm thay đổi cuộc sống của con người từng phút, từng giây. Còn với hoạt động bảo tàng tưởng như tĩnh tại, ít biến động cũng đột nhiên biến đổi với sự giúp sức của khoa học công nghệ. Trong đó, sự ra đời của bảo tàng "ảo" được xem như bước tiến giúp thu hẹp những khoảng cách địa lý, giúp du khách chiêm ngưỡng những tác phẩm, hiện vật đẳng cấp thế giới thông qua các chuyến tham quan trực tuyến.
Bảo tàng "ảo" giúp du khách không cần tới tận nơi, vẫn có thể nhìn ngắm và chiêm ngưỡng các hiện vật ở những bảo tàng hàng đầu thế giới
Xu hướng tất yếu của thời đại 4.0
Để có một buổi tham quan bảo tàng giữa cuộc sống bận rộn, gấp gáp ngày nay là chuyện xa xỉ với không ít người. Các vấn đề về chi phí, giao thông, điều kiện thời tiết, sắp xếp thời gian, công việc, sẽ là yếu tố cản trở để có một buổi tham quan đầy hứng thú. Nhưng công nghệ đã phát triển vượt bậc cho phép mọi người chỉ cần ngồi nhà mà vẫn nhìn ngắm được các hiện vật trưng bày trong bảo tàng, bất kể thời tiết nắng - mưa - giông - bão.
Với bảo tàng "ảo" 360 độ, chỉ cần một chiếc máy tính hay một chiếc điện thoại thông minh là có thể truy cập vào các hạng mục tham quan do đơn vị bảo tàng xây dựng hay một triển lãm trực tuyến với đầy đủ các nội dung và bối cảnh không gian như một triển lãm thực tế. Vấn đề chỉ nằm ở việc bạn có muốn bước chân lên chuyến tàu du hành trở về quá khứ để khám phá và tìm hiểu bao điều thú vị đang chờ đón. Hơn thế, thao tác để truy cập vào bảo tàng online hay triển lãm trực tuyến đều rất dễ dàng. Tất cả đều được chào đón để đến với các hiện vật đã được số hóa và đặt trong không gian tái hiện thực tế.
Những mũi tên xuất hiện trong chuyến tham quan bảo tàng online sẽ hướng dẫn người xem nên rẽ trái hay phải, đi thẳng hay quay lại trong chuyến hành trình của mình. Ở đó, chỉ có người xem độc hành cùng giọng thuyết minh miêu tả tỉ mỉ về hiện vật đang xem.
Có thể nói, dù là bảo tàng "ảo" 360 độ nhưng hiệu quả lại thật 100%, chẳng kém gì khi du khách tham quan trong thực tế. Người sử dụng điện thoại hoặc máy tính khi truy cập có thể di chuyển, quan sát các góc xung quanh hiện vật như chính họ đang đứng quan sát, di chuyển trong các căn phòng, địa điểm trưng bày mà hình ảnh chụp thông thường không bao giờ thực hiện được.
Thậm chí, công nghệ 360 VR tour còn có thể mô phỏng những điều không có ở hiện tại. Các bảo tàng có thể sử dụng yếu tố này để tái hiện, mô phỏng một không gian lịch sử giả tưởng gắn liền với hiện vật, câu chuyện có thật nhằm gây hứng thú với khách tham quan từ xa. Dịch vụ thu phí tham quan từ xa cũng có thể là một mảng tăng thêm doanh thu cho bảo tàng.
Cuộc "biến hóa" của các bảo tàng
Những ưu điểm không thể phủ nhận của công nghệ tham quan 360 VR tour đã kích thích các bảo tàng trên thế giới và trong nước áp dụng, đưa vào sử dụng trong hoạt động thực tế. Đây là xu thế tất yếu trong hoạt động của bảo tàng với những tiện ích do công nghệ đem lại, đặc biệt khi dịch Covid-19 bùng phát khiến hàng loạt viện bảo tàng đã phải đóng cửa.
Nhiều người tưởng rằng, ở thời điểm này chỉ có loại hình giải trí trực tuyến là sống tốt thì điều bất ngờ đã xảy ra, các bảo tàng lớn trên thế giới đã mở cửa "online" nhằm phục vụ du khách. Đó là Bảo tàng Louvre (Pháp) cho phép du khách tham quan miễn phí qua màn hình với khu vực: The Advent of the Artist (Cuộc phiêu lưu của nghệ sĩ); Egyptian antiquities Galerie d'Apollon (Bộ sưu tập cổ vật Ai Cập D'Apollon) và Remains of the Louvre's Moat (Những di tích của Louvre).
Mỗi khu vực đều được thiết kế kiểu tham quan không giống nhau, mỗi tác phẩm đều có thông tin đầy đủ bằng tiếng Anh và hình ảnh phóng to để dễ dàng nhìn ngắm.
Bảo tàng Van Gogh ở Thủ đô Amsterdam (Hà Lan) - nơi lưu giữ bộ sưu tập Van Gogh lớn nhất thế giới với hơn 200 bức tranh, 500 bản vẽ và khoảng 700 lá thư, cũng đã mở tour tham quan thực tế "ảo" dành cho những người yêu nghệ thuật. Tại các quốc gia tiên tiến trên thế giới như Mỹ, Anh, Đức, Italia, hàng loạt các bảo tàng khoa học như Bảo tàng Lịch sử tự nhiên quốc gia Mỹ; Bảo tàng quốc gia không quân Mỹ; Bảo tàng Lịch sử khoa học của Đại học Oxford (Anh); Bảo tàng Hải dương học quốc gia Đức; Bảo tàng Lịch sử tự nhiên London (Anh); Bảo tàng Galileo Galilei... cho tới bảo tàng của các quốc gia đang phát triển như Việt Nam, Singapore,
Bảo tàng "ảo" giúp du khách không cần tới tận nơi, vẫn có thể nhìn ngắm và chiêm ngưỡng các hiện vật ở những bảo tàng hàng đầu thế giới
Thailand, Malaysia... đều lập tức "biến hóa" trước dịch bệnh
Covid-19 nhằm phục vụ tốt nhất cho du khách. Đây cũng là một cách kích hoạt, nối dài sức hấp dẫn của chính bảo tàng ở thời điểm nhiều ngành nghề đã phải "ngủ đông".
Tại Việt Nam, nằm trong xu hướng này, Trung tâm Bảo tồn Hoàng thành Thăng Long cũng đã vừa kịp ra mắt người xem triển lãm trực tuyến ảo 360 độ tại "Di tích cách mạng nhà và hầm D67", nhân kỷ niệm 45 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
Cục Văn thư và Lưu trữ Nhà nước đã ra mắt người xem triển lãm trực tuyến "Thống nhất non sông" sử dụng công nghệ tham quan ảo bằng việc mô phỏng không gian triển lãm với kiến trúc giả lập tương đồng thực tế, giúp khán giả tham quan và tương tác trên mạng diện rộng, vượt mọi rào cản địa lý. Dù chưa thật sự đồng loạt nhưng sự phản ứng tức thì của các đơn vị bảo tàng nhà nước trong bối cảnh dịch Covid-19 đang hoành hành đã nói lên rằng, các cơ quan này đã bắt nhịp và đón đầu xu thế từ trước đó rất lâu.
Nếu không thì không thể cho ra mắt người xem những triển lãm có lớp lang dày đặc và nội dung được chuẩn bị kỹ lưỡng, kỹ thuật truyền tải hấp dẫn đến như vậy.
Đại diện Bảo tàng Lịch sử quốc gia - đơn vị đầu tiên trên cả nước tiến hành xây dựng bảo tàng "ảo" 360 độ chia sẻ, không phải đến khi có dịch bệnh Covid-19, Bảo tàng Lịch sử quốc gia mới nghĩ đến hình thức giới thiệu trưng bày online mà trên cơ sở xác định, xu hướng hiện đại hóa thông qua ứng dụng công nghệ trong trưng bày và giới thiệu trưng bày là một xu hướng tất yếu của các bảo tàng hiện đại.
Theo đó, hiện đại hóa trưng bày hay giới thiệu trưng bày không chỉ là phương thức online mà còn là các phương thức số hóa, điện tử hóa hoạt động... Vì vậy, từ năm 2013 và trong những năm gần đây, Bảo tàng Lịch sử quốc gia đã nghiên cứu, ứng dụng nhiều hình thức khác nhau trong hoạt động bảo tàng, nhất là trong hoạt động giới thiệu trưng bày.
Bảo tàng "ảo" giúp du khách không cần tới tận nơi, vẫn có thể nhìn ngắm và tham quan các hiện vật ở những bảo tàng hàng đầu thế giới
* Bảo tàng Van Gogh ở Thủ đô Amsterdam (Hà Lan) - nơi lưu giữ bộ sưu tập Van Gogh lớn nhất thế giới với hơn 200 bức tranh, 500 bản vẽ và khoảng 700 lá thư, cũng đã mở tour tham quan thực tế "ảo" dành cho những người yêu nghệ thuật.
* Bảo tàng Louvre (Pháp) - cho phép du khách tham quan miễn phí qua màn hình với khu vực: "The Advent of the Artist" (Cuộc phiêu lưu của nghệ sĩ); "Egyptian antiquities Galerie d'Apollon" (Bộ sưu tập cổ vật Ai Cập D'Apollon) và "Remains of the Louvre's Moat" (Những di tích của Louvre).
* Trung tâm Bảo tồn Hoàng thành Thăng Long (Việt Nam) - ra mắt người xem triển lãm trực tuyến ảo 360 độ tại "Di tích cách mạng nhà và hầm D67".
* Cục Văn thư và Lưu trữ Nhà nước (Việt Nam) ra mắt người xem triển lãm trực tuyến "Thống nhất non sông" sử dụng công nghệ tham quan ảo bằng việc mô phỏng không gian triển lãm với kiến trúc giả lập tương đồng thực tế, giúp khán giả tham quan và tương tác trên mạng diện rộng, vượt mọi rào cản địa lý.
(Còn tiếp)
Bài 2: Sự "đứng im" khó hiểu của các bảo tàng trước sự phát triển của công nghệ
Khóc thét với những tác phẩm điêu khắc kinh dị nổi tiếng thế giới Những bức tượng này có thể khiến du khách trầm trồ nhìn ngắm nhưng không tránh khỏi sự sợ hãi khi chúng khá kinh dị và u ám. Điêu khắc là một trong những loại hình nghệ thuật cần có sự tỉ mỉ và khéo léo nhất. Những tác phẩm điêu khắc có thể mê hoặc và khiến người ta liên tưởng đến...