Khám phá nhà trình tường của đồng bào dân tộc Hà Nhì
Nhà trình tường của bà con dân tộc Hà Nhì ở Y Tý (Lào Cai) là một trong những kiến trúc vô cùng độc đáo.
Kiểu nhà này mới chịu được điều kiện khí hậu khắc nghiệt nắng nóng của mùa hè và lạnh giá của miền núi phía Bắc khi đông về.
Y Tý, Lao Chải, Choản Thèn thuộc xã Y Tý (Bát Xát, Lào Cai) là những bản còn lưu giữ được nhiều nhà trình tường với mái lợp cỏ gianh như thế này
Những ngôi nhà tường đất vàng như sắc rơm ngày mùa
Những ngôi nhà trình tường đều giống nhau từ hình thức, kết cấu, kiến trúc và không gian sử dụng
Video đang HOT
Nhà trình tường làm bằng đất với 2 vòng trong và ngoài, thường đắp tường dày từ 40-50cm trong lõi có xếp đá bằng nắm tay
Với người Hà Nhì, phụ nữ thường là lao động chính trong nhà. Ban ngày họ lo việc đồng áng, đàn ông và người già ở nhà làm những việc vặt
Những ngôi nhà trình tường bằng đất rất mát vào mùa hè, ấm áp trong mùa đông đã làm nên kiến trúc độc đáo của đồng bào dân tộc Hà Nhì ở Lào Cai
Dưới mỗi cửa chính đều khoét một lỗ lớn cho các vật nuôi trong nhà ra vào dễ dàng
Diện tích trung bình mỗi ngôi nhà dao động từ 65-80m2, ngôi nhà có duy nhất một cửa ra vào ở chính giữa và 1-2 cửa thông gió nhìn xa như lỗ tò vò
Xã miền núi Ngân Thủy (Quảng Bình): Đổi thay nhờ phát triển du lịch
Ngân Thủy là xã miền núi đặc biệt khó khăn của huyện Lệ Thủy- Quảng Bình, đời sống bà con gắn bó với núi rừng quanh năm suốt tháng.
Từ khi tận dụng được các thế mạnh về cảnh quan mà thiên nhiên đã ban tặng cho vùng đất này, bà con đã tích cực tham gia sản xuất, bảo tồn nét đặc trưng của văn hóa địa phương, phát triển nhiều loại hình du lịch, từng bước cải thiện đời sống.
Ngân Thủy là một trong ba xã miền núi với hơn 50% số hộ dân là hộ nghèo, đời sống còn nhiều thiếu thốn. Nơi đây phần lớn đồng bào là dân tộc Vân Kiều sinh sống. Trước đây, mỗi lần nhắc đến Ngân Thủy là nói đến hiểm trở và khó khăn, giao thông đi lại vô cùng bất tiện. Xã có 512 hộ, hơn 2.000 khẩu, định cư tại 6 bản, gồm: Khe Giữa, Cây Sung, Cẩm Ly, Cửa Mẹc, Km14 và Đá Còi. Từ khi được Đảng, Nhà nước quan tâm hỗ trợ, cơ sở hạ tầng của xã được đầu tư tương đối đồng bộ từ trung tâm xã đến các bản.
Khác với trước đây, bà con sống dựa vào rừng và thụ động, ỷ lại sự hỗ trợ của Nhà nước về lương thực, nay bà con Vân Kiều ở Ngân Thủy đã biết nhận đất trồng rừng, đào ao nuôi cá và đặc biệt là trồng lúa nước. Hiện toàn xã có hơn 100ha lúa hai vụ, năng suất bình quân 40 tạ/ha, giải quyết cơ bản về nhu cầu lương thực cho bà con. Cùng với đó, hệ thống điện, đường, trường, trạm đã được xây dựng khang trang, bà con đi lại hoạt động sản xuất kinh doanh vô cùng thuận tiện.
Du khách tham gia du lịch trải nghiệm tại các địa điểm còn hoang sơ và hòa hợp với thiên nhiên
Có nhiều khó khăn về đời sống xã hội song Ngân Thủy lại có lợi thế về cảnh quan thiên nhiên khi nơi đây được ban tặng nhiều hang động kỳ bí, các cánh rừng đại ngàn hoang sơ hùng vĩ, khe suối thác nước trong xanh, bao quanh là nhiều thảo nguyên bao la được nhiều người lựa chọn tìm hiểu và khám phá như: điểm văn hóa bản làng của người dân tộc Vân Kiều, hang Đại tướng, khe Nước lạnh... Tận dụng để phát triển những sản phẩm du lịch, khám phá thiên nhiên và văn hóa cộng đồng của người Vân Kiều tại nơi đây hứa hẹn là thế mạnh để phát triển du lịch.
Ông Nguyễn Văn Hùng - Chủ tịch UBND xã Ngân Thủy - cho hay, trong thời gian tới Đảng ủy và UBND xã Ngân Thủy tiếp tục phát triển kinh tế xã hội dựa trên các tiềm năng thế mạnh của địa phương như trồng rừng, chăn nuôi và đặc biệt là du lịch giúp bà con xóa đói, giảm nghèo ổn định đời sống.
Theo ông Trần Xuân Cương - Giám đốc Công ty TNHH Nettin (đơn vị đang khai thác du lịch nơi đây), Ngân Thủy phát triển du lịch cộng đồng, tạo không gian sinh kế cho bà con dân tộc nơi đây là hướng đi được địa phương cực kỳ quan tâm. Hiện tại Công ty TNHH Netin phối hợp cùng với bà con địa phương chủ yếu là người Bru Vân Kiều tại xã Ngân Thủy và Trường Xuân tổ chức các hoạt động tour du lịch khám phá thiên nhiên và tìm hiểu văn hóa cộng đồng bà con Vân Kiều trên địa bàn 2 huyện Lệ Thủy và Quảng Ninh.
Với việc khai thác du lịch tại Ngân Thủy, chúng tôi luôn mong muốn hỗ trợ những gì tốt nhất cho bà con nơi đây, đặc biệt là lực lượng lao động phục vụ du lịch và các dịch vụ xoay quanh phát triển du lịch khi bà con cùng tham gia hoạt động khuân vác hàng hóa và hỗ trợ các đoàn khách khi hoạt động trong hang cùng với các hướng dẫn viên Netin.
"Hiện tại công ty đang kết hợp với gần 10 người tại bản Khe Sung và Còi Đá hỗ trợ trong các tour của du khách. Ngoài ra công ty cũng sử dụng dịch vụ ăn uống các món ăn của bà con để phục cho các đoàn du lịch, chủ yếu là các hộ gia đình nằm trên địa bàn bản Còi Đá và bản Khe Sung đồng thời thả cá giống nuôi thử nghiệm tại các suối để phục vụ du lịch sau này" - ông Cương cho hay.
Ngân Thủy có nhiều tiềm năng du lịch giúp bà con đồng bào nơi đây có cơ hội phát triển đời sống kinh tế
Đơn vị hiện đang khai thác hiệu quả nhất là hệ thống hang động nằm bên cạnh Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng. Được biết, đây đã từng in dấu ấn của Đại tướng Võ Nguyên Giáp - người anh cả của Quân đội nhân dân Việt Nam nên bà con dân tộc Bru Vân Kiều vẫn gọi thân quen là hang Đại tướng.
Địa điểm này nằm dưới chân một ngọn núi đá vôi, vượt qua cánh đồng trồng mì (sắn), những rặng chuối rừng, cùng những ngôi nhà sàn nhỏ xinh của đồng bào Bru Vân Kiều. Trong hang là cả thế giới về vẻ đẹp của hệ thống măng đá và thạch nhũ còn nguyên sơ như: Nhũ quả na, nhũ vân dạng ống màu trắng nõn, hay bức tượng được liên tưởng với hình tượng Đại tướng, biểu tượng con voi, chùm đèn, giếng nước... và dòng sông ngầm xanh biếc với nhiệt độ khoảng 22oC...
Nhiều nét văn hóa truyền thống của bà con dân tộc Bru Vân Kiều được gìn giữ và phát huy
Anh Hồ Văn San sinh năm 1985 - bản Còi Đá - là nhân viên khuân vác hợp đồng với Công ty Nettin vui mừng chia sẻ, trước đây sống bám vào rừng, thu nhập không ổn định, vất vả và nguy hiểm. Từ khi được vận động tham gia làm du lịch, đời sống đã được cải thiện, thu nhập ổn định hơn.
Bà Hồ Thị Hương là người nấu ăn dịch vụ cho khách du lịch khi ghé tại địa phương phấn khởi cho biết, du khách rất thích thú với món ăn và sản vật do chúng tôi chế biến. Chúng tôi luôn đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm và mong muốn cả bản sẽ cùng tham gia làm du lịch.
Cuộc sống lao động sản xuất ngày càng phát triển, đời sống người dân ngày càng đi lên là điều kiện để bà con dân tộc Bru Vân Kiều bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của người dân bản địa. Một ngày không xa các bản trên địa bàn xã Ngân Thủy sẽ biết tận dụng tiềm năng để phát huy những thế mạnh mà thiên nhiên đã ban tặng cho mảnh đất và con người nơi đây.
Mũi Rồng Cách trung tâm thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định khoảng 70km về phía Bắc, Mũi Rồng (hay Mũi Vi Rồng, ở thôn Tân Phụng 1, xã Mỹ Thọ, huyện Phù Mỹ, Bình Định) là ghềnh đá lớn trông giống như một con rồng khổng lồ vươn mình ra biển Đông, tạo nên bức tranh thiên nhiên hùng vĩ. Ảnh: Thanh Thuận Mũi...