Khám phá nhà thờ cổ nổi tiếng nhất đất nước Bulgaria
Nhà thờ cổ Boyana được biết đến như một trong những di tích được bảo tồn nguyên vẹn nhất của nền nghệ thuật Đông Âu thời Trung cổ.
Nằm dưới chân núi Vitosha ở vùng ngoại ô của thủ đô Sofia, Bulgaria, nhà thờ cổ Boyana có quy mô không lớn nhưng được cả thế giới biết đến nhờ những giá trị kiến trúc – mỹ thuật độc nhất vô nhị. Nhà thờ này gồm 3 phần, được xây dựng cách nhau nhiều thế kỷ. Phần phía Đông của nhà thờ được xây dựng vào thế kỷ thứ 10 và mở rộng vào đầu thế kỷ 13 bởi nhà quý tộc Sebasto Creator Kanloyan. Ông cũng cho xây phần thứ hai của nhà thờ liền kề đó. Sau đó, kiến trúc nhà nhờ Boyana được hoàn thành vào thế kỷ 19, khi phần thứ ba của nhà thờ được xây dựng. Nhà thờ Boyanađược coi là một trong số các di tích trung cổ còn nguyện vẹn nhất, làm minh chứng cho sự đóng góp quan trọng của Bulgaria với bức tranh văn hóa Châu Âu vào thời Trung Cổ. Nhà thờ này cũng là một ví dụ điển hình cho kiến trúc nhà thờ được xây dựng theo phong cách Hy Lạp Trung cổ với mái vòm, mặt tiền được trang trí bằng gốm và một cây thánh giá ở tiền sảnh Tuy nhiên, nét đặc sắc nhất của nhà thờ Boyana là toàn bộ bề mặt bên trong của các bức tường và mái vòm được bao phủ bởi những bức tranh bích họa. Đây là những tác phẩm hội họa quan trọng bậc nhất thời thời Trung cổ được lưu giữ tới nay. Theo thống kê, có tổng cộng có 89 khung cảnh với 240 hình ảnh con người được mô tả trên các bức tường của nhà thờ. Những bức tranh có giá trị nghệ thuật nổi bật nhất là những bức chân dung có từ thế kỷ thứ 13. Những bức tranh này thể hiện sự biểu cảm tinh thần đặc biệt, được phối màu hài hòa. Để đảm bảo tính toàn vẹn của nhà thờ Boyana, năm 1917 một công viên đã được tạo ra để bảo vệ môi trường xung quanh nhà thờ và đảm bảo cho sự lưu thông của các phương tiện giao thông hiện đại. Với những giá trị lịch sử, kiến trúc, nghệ thuâth độc đáo, nhà thờ Boyana thu hút du khách từ khắp mọi nơi đến thăm quan mỗi khi ghé thăm Bulgaria. Năm 1979 UNESCO đã đưa nhà thờ Boyana vào danh sách Di sản văn hóa thế giới.
Nằm dưới chân núi Vitosha ở vùng ngoại ô của thủ đô Sofia, Bulgaria, nhà thờ cổ Boyana có quy mô không lớn nhưng được cả thế giới biết đến nhờ những giá trị kiến trúc – mỹ thuật độc nhất vô nhị.
Nhà thờ này gồm 3 phần, được xây dựng cách nhau nhiều thế kỷ. Phần phía Đông của nhà thờ được xây dựng vào thế kỷ thứ 10 và mở rộng vào đầu thế kỷ 13 bởi nhà quý tộc Sebasto Creator Kanloyan. Ông cũng cho xây phần thứ hai của nhà thờ liền kề đó. Sau đó, kiến trúc nhà nhờ Boyana được hoàn thành vào thế kỷ 19, khi phần thứ ba của nhà thờ được xây dựng.
Nhà thờ Boyana được coi là một trong số các di tích trung cổ còn nguyện vẹn nhất, làm minh chứng cho sự đóng góp quan trọng của Bulgaria với bức tranh văn hóa Châu Âu vào thời Trung Cổ.
Video đang HOT
Nhà thờ này cũng là một ví dụ điển hình cho kiến trúc nhà thờ được xây dựng theo phong cách Hy Lạp Trung cổ với mái vòm, mặt tiền được trang trí bằng gốm và một cây thánh giá ở tiền sảnh
Tuy nhiên, nét đặc sắc nhất của nhà thờ Boyana là toàn bộ bề mặt bên trong của các bức tường và mái vòm được bao phủ bởi những bức tranh bích họa. Đây là những tác phẩm hội họa quan trọng bậc nhất thời thời Trung cổ được lưu giữ tới nay.
Theo thống kê, có tổng cộng có 89 khung cảnh với 240 hình ảnh con người được mô tả trên các bức tường của nhà thờ.
Những bức tranh có giá trị nghệ thuật nổi bật nhất là những bức chân dung có từ thế kỷ thứ 13. Những bức tranh này thể hiện sự biểu cảm tinh thần đặc biệt, được phối màu hài hòa.
Để đảm bảo tính toàn vẹn của nhà thờ Boyana, năm 1917 một công viên đã được tạo ra để bảo vệ môi trường xung quanh nhà thờ và đảm bảo cho sự lưu thông của các phương tiện giao thông hiện đại.
Với những giá trị lịch sử, kiến trúc, nghệ thuâth độc đáo, nhà thờ Boyana thu hút du khách từ khắp mọi nơi đến thăm quan mỗi khi ghé thăm Bulgaria.
Năm 1979 UNESCO đã đưa nhà thờ Boyana vào danh sách Di sản văn hóa thế giới.
Theo_Kiến Thức
Mỹ đang hoàn tất kế hoạch đóng cửa nhà tù Guantanamo
Chính quyền Mỹ vừa thông báo sắp hoàn tất bản dự thảo kế hoạch đóng cửa nhà tù quân sự bị dư luận chỉ trích mạnh mẽ ở Vịnh Guantanamo, Cuba.
Phát biểu với báo giới, người phát ngôn Nhà Trắng Josh Earnest cho biết, chính quyền của Tổng thống Obama đang ở trong giai đoạn cuối cùng của việc soạn thảo một kế hoạch đóng cửa nhà tù khủng bố tại Vinh Guantanamo một cách có "trách nhiệm và an toàn".
Sau khi hoàn tất, dự thảo sẽ được gủi đến Quốc hội Mỹ trong thời gian sớm nhất. Chính quyền của Tổng thống Obama hy vọng, dự thảo sẽ không vấp phải nhiều sự phản đối của các nghị sỹ đảng Cộng hòa tại Quốc hội - những người vẫn thường ngăn chặn nỗ lực của Nhà Trắng trong vấn đề không chỉ gây tranh cãi ở trong nước mà cả ở nước ngoài này.
Nhà tù quân sự của Mỹ tại Vinh Guantanamo. (ảnh: AP)
Chính quyền Obama lập luận rằng, nếu tiếp tục mở cửa nhà tù sẽ gây nhiều rắc rối và không phù hợp với lợi ích an ninh quốc gia của Mỹ. Ngoài ra, chi phí duy trì hoạt động cho nhà tù này không phải là cách sử dụng hiệu quả nguồn thuế của người dân Mỹ.
Trong khi đó, các nghị sĩ đảng Cộng hòa ở Mỹ cho rằng, việc chính quyền Mỹ đưa một số tù nhân Guantanamo đến Oman, Qatar, hay một số nước khác, sau khi đóng cửa nhà tù, có thể dẫn tới việc những tù nhân này sẽ được trả tự do và trở thành nguy cơ đe dọa an ninh nước Mỹ.
Tờ NewYork Times ngày 22/7 đưa tin, Cố vấn an ninh Nhà Trắng, bà Susan Rice mới đây đã chuyển cho Bộ trưởng Quốc phòng Ashton Carter một văn bản yêu cầu trong vòng 30 ngày tới phải ra quyết định về việc chuyển các tù nhân ra khỏi nhà tù Guantanamo. Tuy nhiên tới nay, Lầu Năm Góc vẫn chưa đưa ra bất kỳ lời cam kết cụ thể nào về thời gian di chuyển các tù nhân.
Đóng cửa nhà tù ở Guantanamo là một trong những mục tiêu hàng đầu của Tổng thống Mỹ Obama kể từ khi lên cầm quyền năm 2009. Trong ngày đầu tiên nhậm chức, Tổng thống Obama từng tuyên bố rằng, "Guantanamo sẽ bị đóng cửa không lâu hơn một năm kể từ lúc này". Tuy nhiên, chủ trương của Nhà Trắng liên tiếp vấp phải sự phản đối gay gắt từ Quốc hội Mỹ.
Vấn đề Vịnh Guantanamo không chỉ gây bất đồng trong nội bộ Mỹ mà trong quan hệ Mỹ-Cuba, vấn đề này còn là nan giải. Ngay sau khi Mỹ và Cuba tuyên bố bình thường hóa quan hệ, Chủ tịch Cuba Raul Castro cũng đã tuyên bố rằng, việc trả lại vịnh Guantanamo cho Cuba sẽ là một trong những điều kiện để phục hồi quan hệ toàn diện. Mới đây nhất, tại buổi lễ mở cửa lại đại sứ quán hai nước ngày 20/7 ở Washington, ngoại trưởng Cuba Rodriguez một lần nữa nhắc lại đề nghị Washington trả lại Guantanamo như một bước đi tiếp theo trong tiến trình bình thường mối quan hệ.
Phát biểu trong cuộc họp báo chung với người đồng cấp Mỹ John Kerry, ông Rodriguez nhấn mạnh: "Đối với Cuba, các nguyên tắc bình thường mối quan hệ nằm trong các giải pháp của một loạt vấn đề đang chờ được giải quyết. Trong số đó, tôi muốn nhấn mạnh đến hai vấn đề là lệnh cấm vận chống lại Cuba phải được dỡ bỏ và việc trả lại vịnh Guantanamo cho chính phủ Cuba. Đây sẽ là những điều kiện để hai nước mở rộng các cuộc đối thoại tiến tới việc khôi phục toàn diện mối quan hệ, tăng cường hợp tác trên tinh thần đôi bên cùng có lợi".
Nhà tù Vịnh Guantanamo được lập ra sau vụ khủng bố 11-9-2001 để giam giữ những nghi can khủng bố bị bắt giữ ở Afghanistan và những nơi khác trên thế giới. Nhà tù này từng bị dư luận lên án về cách đối xử tàn bạo đối với những người bị giam giữ . Hiện cơ sở này còn giam giữ 116 tù nhân./.
Mai Liên
Theo_VOV
Bên trong thế giới mại dâm ở Ấn Độ Ngồi trên giường trong một căn phòng tồi tàn, cô Sunita Devi thoa lại son môi chuẩn bị tiếp khách đến mua dâm tại một nhà thổ trên đường GB, được mệnh danh là phố đèn đỏ tại thủ đô New Delhi, Ấn Độ. Một người đàn ông vào nhà thổ ở đường GB, ở New Delhi, Ấn Độ - Ảnh: AFP "Chúng...