Khám phá nhà cổ Tấn Ký hơn 200 năm tuổi độc đáo ngay lòng Hội An
Được biết tới như “bảo tàng sống” giữa lòng phố Hội, nhà cổ Tấn Ký Hội An chính là điểm đến bạn nên ghé tới một lần.
1. Đôi nét lịch sử về nhà cổ Tấn Ký
Nhà cổ Tấn Ký Hội An được xây dựng vào năm 1741, tính tới nay cũng hơn 200 năm tuổi. Ngôi nhà này đã trải qua 7 thế hệ của nhà họ Lê sinh sống. Cái tên Tấn Ký được ra đời khi tới thế hệ thứ 2 các cụ lấy tên này để kinh doanh, buôn bán. Mặt trước của nhà ở phía phố Nguyễn Thái Học, phía sau là phố Bạch Đằng thông ra bờ sau, giúp thuận tiện việc nhập hàng hóa.
Đến thế kỷ XX, khi cửa sông Thu Bồn bị thu hẹp lại do bồi đắp làm tàu thuyền đi lại khó khăn hơn. Chính vì vậy, việc buôn bán của Tấn Ký nói riêng và thương cảng Hội An nói chung bị suy yếu dần.
Mặc dù đã trải qua hơn 200 năm lịch sử, nhưng ngôi nhà vẫn giữ được nét cổ kính và kiến trúc như xưa. Bên cạnh đó, nơi đây còn lưu giữ những vật dụng cổ. Do đó, khi tới tham quan tại đây, bạn sẽ thêm hiểu về đời sống thời xưa của người dân phố Hội.
2. Khám phá nhà cổ Tấn Ký Hội An
Kiến trúc đặc sắc
Điểm nhấn đầu tiên của nhà cổ Tấn Ký chính là lối kiến trúc mang đặc trưng của phố cổ Hội An. Ngôi nhà được thiết kế dạng hình ống, dài và hẹp, không có cửa sổ, nền lát gạch Bát Tràng. Ở giữa nhà sẽ có một khoảng sân nhỏ được gọi là giếng trời để đón ánh sáng vào nhà.
Ngôi nhà có 2 tầng với 3 gian, lợp mái ngói âm dương. Các cột kèo trong nhà chỉ gá vào nhau chứ không hề dùng đinh để cố định. Lối kiến trúc của nhà cổ này là sự giao thoa giữa 3 nền văn hóa: Nhật – Trung – Việt với nhiều hoa văn tinh xảo. Trong đó, khu vực phòng khách mang phong cách Kim Mộc Thủy Hỏa Thổ đậm lối kiến trúc Nhật Bản. Vật liệu chủ yếu làm ngôi nhà này là gỗ lim, gỗ mít rất bền.
Tuy nhiên, một nhược điểm của nhà cổ Tấn Ký Hội An đó là do ngay phía sau có bờ sông. Vì vậy, khi nước lũ tràn về, căn nhà rất dễ bị ngập. Đỉnh điểm trong lịch sử, trận lũ năm 1964 đã làm cả tầng 1 của nhà chìm trong biển nước.
Hiện nay, gia chủ của ngôi nhà vẫn sinh sống ở tầng trên, còn phía dưới để phục vụ du khách tham quan. Ngôi nhà như tái hiện được một cách chân thực, sinh động nhất về cuộc sống của người dân phố Hội xưa kia.
Nơi lưu giữ những cổ vật quý giá
Bên cạnh đó, tham quan nhà cổ Tấn Ký du khách còn có cơ hội chiêm ngưỡng nhiều hiện vật quý giá. Trong đó phải kể tới các bức tranh đẹp như: Tâm Thường Thái, Tích Đức Lưu Tôn và bức hoành phi ngay ở phòng khách.
Đặc biệt, trong ngôi nhà cổ này hiện vẫn lưu giữ một món đồ quý giá còn lại duy nhất 1 chiếc, đó là chén Khổng Tử. Báu vật này gắn liền với tích xưa về Khổng Tử. Trong một lần đi qua sa mạc, Khổng Tử vừa đói vừa khát. May mắn thay, một ông lão đã dẫn Khổng Tử tới một ao nước và cho một cái chén. Tuy nhiên, khi Khổng Tử múc đầy chén nước để uống thì nước chảy hết đi, không còn giọt nào. Sau vài lần, ông đã hiểu ra nếu muốn uống được nước thì chỉ nên múc tới lưng chừng chén.
Tích này muốn khuyên con người ta phải giữ mình vừa phải, biết kiềm chế hành vi của mình, không thái quá. Để người đời dễ hiểu hơn về ý nghĩa thuyết này, các môn đệ của Khổng Tử đã làm ra chiếc chén không đầy này.
3. Lưu ý khi tham quan nhà cổ Tấn Ký
Video đang HOT
Trong quá trình tham quan nhà cổ Tấn Ký Hội An, bạn cần lưu ý một số điều sau:
Không nên sờ vào hiện vật đặc biệt là các cổ vật quý, tránh gây hư hại.
Bạn không nên gây ồn ào làm ảnh hưởng tới gia chủ trong nhà.
Khi mua vé tham quan bạn cần giữ lại cuống vé để sử dụng trong suốt quá trình tham quan phố cổ Hội An.
Với những đoàn khách từ 8 người trở lên sẽ miễn phí lệ phí hướng dẫn. Bạn có thể liên hệ thuyết minh viên tại điểm bán vé để có thể hiểu hơn về giá trị lịch sử của ngôi nhà này.
Phía sau nhà cổ có một khu vực bán đồ lưu niệm. Bạn có thể mua chúng về làm quà cho người thân, bạn bè mình.
4. Những điểm tham quan gần nhà cổ Tân Ký
Bên cạnh nhà cổ Tấn Ký, bạn có thể kết hợp khám phá một số điểm đến sau:
Nhà cổ Đức An
300m
Bảo tàng Văn hóa Dân gian
2,2km
Bảo tàng Gốm sứ Mậu dịch
1,8km
Hội quán Quảng Đông
1,3km
Chùa Cầu
1,3km
Kinh nghiệm đi Sông Hoài Hội An chi tiết cho người đi lần đầu
Dù là sáng sớm, chiều tà hay là tối muộn thì Sông Hoài Hội An vẫn có những con thuyền nhỏ lênh đênh thả những bông hoa đăng xuống dòng sông yên bình ở Đà Nẵng.
Mặc dù nhỏ nhưng lại khá mát mẻ và thơ mộng.
1. Giới thiệu Sông Hoài Hội An
Sông Hoài ở Hội An thuộc tỉnh Quảng Nam và là một nhánh nhỏ của sông Thu Bồn. Cách thành phố Hội An chừng 2km nên con sông vẫn nằm trong địa phận của phố cổ. Sông Hoài Hội An mang một nét đẹp yên bình, hiền hoà làm tôn thêm nét đẹp của phố cổ Hội An.
Bạn ngày khi dạo quanh đây bạn sẽ thấy cuộc sống hàng ngày của người dân địa phương. Những hoạt động buôn bán hoặc những chiếc thuyền chạy qua dòng sông. Còn vào chiều tối thì đoạn sông này lung linh và huyền ảo nhờ những chiếc đền lồng đầy màu sắc được treo khắp phố.
Địa chỉ: An Hội, Hội An, Quảng Nam
2. Cách di chuyển đến Sông Hoài Hội An
Bạn có thể di chuyển từ thành phố Đà Nẵng đến Hội An bằng nhiều loại phương tiện như sau:
Nếu bạn đi bằng ô tô và xe bus thì đã có tài xe chở nên không phải lo lắng về việc tìm đường. Tuy nhiên nếu bạn đi tự túc bằng xe máy thì nên sử dụng Google Maps để dễ dàng đi hơn
Một số lưu ý dành cho bạn như sau:
Nếu bạn đi bằng xe bus thì sẽ phải tự đi bộ vào Sông Hoài Hội An vì xe bus đi và dừng theo tuyến.
Đi tự túc bằng xe máy bạn đi thoải mái và tự mình điều chỉnh được thời gian hơn nhưng nếu đi quá khuya thì nguy hiểm. Nên nếu có ý định đi thì bạn nhớ căn chỉnh thời gian để về sớm nhé.
Đi xe ô tô/taxi thì giá cao nhưng nếu bạn đi chung nhóm nhiều người chia ra thì đỡ chi phí hơn nhiều.
3. Nên đi thuyền sông Hoài vào lúc nào?
Thời điểm đi thuyền trên sông Hoài vào tầm chạng vạng hoặc lúc tối là đẹp nhất. Bạn sẽ cảm nhận được vẻ đẹp độc đáo của con sông uốn quanh giữa lòng phố cổ.
Thuyền không sử dụng máy mà hoàn toàn chèo bằng tay. Chính vì vậy bạn sẽ có cảm nhận nhẹ nhàng và yên bình.
Thời điểm này hầu hết toàn bộ Hội An vẫn sáng đèn, khi dạo quanh bằng thuyền bạn sẽ thấy được hết cảnh đẹp ở Hội An.
Những ngày trăng tròn, sông Hoài trở nên đẹp và lung linh, kết hợp với đèn lồng phố cổ tạo nên một bức tranh tuyệt đẹp.
Cơ hội được thả hoa đăng trên dòng sông và ước nguyện cho những điều sắp tới.
4. Những trải nghiệm khi đi thuyền trên sông
Nghe kể một Hội An xưa
Khi ngồi trên chiếc thuyền dạo quanh sông Hoài Hội An bạn sẽ được người chèo thuyền sẽ kể cho bạn nghe những câu chuyện về Hội An xưa. Trước kia đây là một thành phố thương cảng sầm uất, có vị trí đắc địa cho các thương lái như Trung, Nhật, phương Tây. Qua những lời kể của những người từng chứng kiến sự thay đổi ở đây thì bạn sẽ dần dần cảm nhận được vẻ đẹp trong những công trình, kiến trúc xưa.
Thưởng thức vẻ đẹp lãng mạn của Hội An
Sau khi đi bộ một vòng phố cổ, các du khách sẽ tìm đến thuyền để đi dạo một vòng quanh phố cổ trên con sông Hoài. Xuôi theo dòng sông, bạn sẽ được ngắm nhìn những kiến trúc tuyệt đẹp cùng hoạt động sống của người dân. Có thể nói, sông Hoài dường như đã tô điểm thêm vào vẻ đẹp yên bình của Hội An. Ngoài ra nếu bạn đi vào ngày rằm, trăng tròn thì sông Hoài trở nên lãng mạng hơn lúc nào hết.
Lưu lại những bức hình, làm video đẹp
Không chỉ các du khách trong nước hay nước ngoài, mỗi vị khách khi đến đây đều sẽ dành cho mình một tấm hình để làm kỉ niệm. Không chỉ vậy mà những bạn chụp ảnh cưới, hay quay video cho những sản phẩm như phim ảnh, âm nhạc,... đều thực hiện ở trên con sông Hoài Hội An.
5. Giá vé đi thuyền
Giá vé đi sông Hoài Hội An khoảng từ 30.000 - 50.000 đồng/chuyến/30 phút. Mỗi chuyến sẽ chở khoảng 2 - 4 người.
Nếu bạn đi theo đoàn đông khác thì khoảng 100.000 đồng (nếu đi càng nhiều thì giá càng rẻ).
Nếu bạn thả đèn lồng thì có giá 5.000 đồng/chiếc.
6. Một số lưu ý để có chuyến đi thuyền sông Hoài an toàn và trọn vẹn
Thời tiết ở phố cổ hay mưa nắng thất thường nên hãy chuẩn bị áo khoác, mũ, ô,...
Chọn outfits phù hợp để có những bức hình thật long lanh. Nếu bạn muốn mặc áo dài thì có thể thuê hoặc mua ngay tại đây rất tiện.
Ngoài ra bạn có thể lựa chọn background chụp hình ở dọc đường Bạch Đằng vì đó là dãy nhà cổ khá đẹp. Hoặc trước chùa Cầu nữa nhé.
Dấu ấn của văn hóa Nhật Bản tại Hội An Chùa Cầu Giới thiệu về chùa Cầu Chùa Cầu còn có tên là chùa Nhật Bản, mang trong mình một nét văn hóa Nhật Bản, một biểu tưởng du lịch tại Phố Cổ Hội An. Chùa Cầu bắc ngang con lạch chảy qua sông Thu Bồn đã trải qua hơn 400 năm lịch sử. Đây là cây cầu cổ duy nhất tại Phố Cổ Hội...