Khám phá ngôi làng cổ tích dưới chân núi rồng
Sinh sống dưới chân núi Rồng, cách Cột cờ Quốc gia Lũng Cú (Đồng Văn) chỉ hơn 1km, người Lô Lô không chỉ thân thiện, đoàn kết, gìn giữ nhiều nét văn hoá truyền thống đặc trưng của dân tộc, mà còn biết khai thác lợi thế văn hoá của mình thành sản phẩm du lịch đặc trưng, sinh động, thu hút đông đảo du khách.
Chiêm ngưỡng vẻ đẹp “đệ nhất hoa” của núi rừng Ky Quan San
Ngôi làng với những nếp nhà trình tường lợp ngói âm dương của người Lô Lô
Thôn bình yên nơi cực Bắc
Giữa bao la núi rừng trùng điệp nơi cực Bắc Tổ quốc, thôn Lô Lô Chải, nơi sinh sống của phần lớn đồng bào người Lô Lô (một trong những dân tộc rất ít người ở Việt Nam) hiện lên bình yên, thơ mộng, cổ kính với những ngôi nhà cổ hàng trăm tuổi, nhà trình tường, mái ngói âm dương, hàng rào đá. Cảnh đẹp ở Lô Lô Chải còn được tạo nên bởi các mùa hoa quanh năm như: Hoa Đào, Mận, Lê, Cải, Tam giác mạch, cúc dại và các loại hoa cảnh quan khác. Đứng tại Cột cờ Quốc gia Lũng Cú, có thể chiêm ngưỡng trọn vẹn vẻ đẹp thôn Lô Lô Chải.
Hàng rào được xếp bằng đá phủ đầy hoa
Thôn có điều kiện tự nhiên thuận lợi. Toàn thôn có 114 hộ với 510 khẩu, trong đó dân tộc Lô Lô chiếm trên 91,2%. Thôn còn giữ nguyên nét văn hóa đời sống, trang phục, lễ hội, ẩm thực mang đậm bản sắc truyền thống dân tộc Lô Lô. Hàng năm, vào các dịp lễ, tết, mùa hoa, thôn đều tổ chức các hoạt động để làm phong phú thêm cho sản phẩm du lịch như: “Lễ cúng tổ tiên”, múa trống, thêu dệt vải truyền thống, trò chơi dân gian, hoạt động thể thao. Người Lô Lô chất phác, thật thà và hiếu khách.
Chị Lê Khả Ái, du khách đến từ Thành phố Hồ Chí Minh đã lưu lại tại Lô Lô Chải 2 ngày; chị đi khắp làng Lô Lô Chải tham quan, chụp ảnh, làm những đoạn video giới thiệu trên trang cá nhân về làng Lô Lô Chải; trải nghiệm nghề thêu, mặc trang phục dân tộc và tham gia múa trống cùng người Lô Lô. Cảm nhận khi đến Lô Lô Chải, chị Khả Ái xúc động: “Trước khi đến đây, mặc dù đã tham khảo nhiều thông tin, nhưng tôi không nghĩ có một ngôi làng cổ kính, bình yên, xinh đẹp và thơ mộng đến vậy. Người Lô Lô với những nét văn hoá truyền thống đặc trưng và cách làm du lịch thân thiện đã chinh phục được trái tim tôi”.
Ngôi làng với những nếp nhà trình tường lợp ngói âm dương của người Lô Lô
Người đầu tiên đưa khách du lịch về làng
Trưởng thôn Sình Dỉ Gai năm nay 46 tuổi, rất nhanh nhẹn, hoạt bát trong cả lời nói và hành động, anh nói được cả tiếng Anh. Nửa đời người sống dưới chân Cột cờ Quốc gia Lũng Cú, sở hữu ngôi nhà cổ có tuổi đời cả trăm năm, chưa bao giờ anh nghĩ có một ngày, nó mang lại nguồn thu nhập lớn cho gia đình. Anh kể, năm 2011, anh theo đoàn công tác của tỉnh đi tham quan, học tập kinh nghiệm làm du lịch tại một số tỉnh phía Bắc. Anh thấy việc làm du lịch không chỉ mang lại lợi ích kinh tế mà còn giúp giữ được những ngôi nhà truyền thống và nét văn hoá đặc trưng của dân tộc, được du khách rất yêu thích, anh nghĩ người ta làm được, mình cũng sẽ làm được.
Anh Sình Dỉ Gai (người ngồi ngoài phía phải, ảnh trái và người đứng giữa, ảnh phải), người làm du lịch tại làng Lô Lô Chải giới thiệu các sản phẩm du lịch, trang phụ của người Lô Lô cho du khách
Video đang HOT
Nói là bắt tay làm ngay, đầu tiên, anh làm 1 căn phòng nhỏ cho khoảng 6 khách lưu trú, rồi liên hệ với những người làm du lịch ở tỉnh mà anh quen biết để họ giới thiệu khách cho mình. Ngày đón những vị khách du lịch đầu tiên, anh Gai lóng ngóng, không biết bắt đầu từ đâu, không biết phải làm sao để cho khách hài lòng. Nhưng rồi sự chân thành, mộc mạc, mến khách của người con dân tộc Lô Lô cùng với đời sống văn hoá phong phú, độc đáo giúp anh “ghi điểm” dần trong lòng du khách. Cứ thế, vừa làm, vừa học, rồi khách nhiều dần lên.
Múa trống đồng, nét văn hóa đặc sắc của người Lô Lô trong các dịp lễ, tết.
Năm 2014, anh lại tu sửa, chỉnh trang lại ngôi nhà cổ để làm du lịch, đón được khoảng 10 khách. Năm 2017, khách ngày càng tăng, anh làm tiếp một ngôi nhà truyền thống của người Lô Lô, bố trí các phòng ăn, nghỉ, cà phê hợp lý, khu vệ sinh sạch sẽ. Homestay Sình Gai ngay vị trí đắc địa của thôn với không gian rộng rãi, đủ chỗ để cả gần chục chiếc xe ô tô nên khách về nhà anh cứ thế tăng vùn vụt. Nay, với 2 ngôi nhà dùng để đón khách, Homestay của anh Gai có thể đón được 50 người mỗi ngày. Vào dịp cuối tuần, ngày lễ, tết đều Full phòng, khách muốn có được chỗ nghỉ tại đây, phải đặt phòng trước cả tháng trời. Phòng ngủ trong ngôi nhà cổ của anh Gai có giá 800 trăm nghìn đến 1 triệu đồng/đêm. Doanh thu từ du lịch, dịch vụ đạt trên 200 triệu đồng mỗi năm. Để làm du lịch ngày càng chuyên nghiệp hơn, anh Gai tham gia các lớp tập huấn về tiếng Anh giao tiếp, lễ tân, buồng phòng, nấu ăn, chụp ảnh quảng bá về Homestay trên Facebook, zalo, trở thành một hướng dẫn viên du lịch “cứng nghề” khi khách muốn tham quan, tìm hiểu về thôn Lô Lô Chải.
Các thiếu nữ Lô Lô pha chế đồ uống cho khách
Cả làng làm du lịch
“Tiếng lành đồn xa”, khi ngôi làng xinh đẹp của người Lô Lô dưới chân Cột cờ quốc gia Lũng Cú được truyền thông chú ý, khách du lịch săn lùng, lượng khách đến làng tăng đột biến. Để đáp ứng nhu cầu phục vụ khách du lịch, đồng thời nhận thấy đây là ngành nghề mới mang lại lợi ích kinh tế và bảo tồn văn hoá, nên Trưởng thôn Sình Dỉ Gai bắt đầu động viên, hướng dẫn các hộ trong thôn cùng làm du lịch, khách nhà nào đông quá thì giới thiệu cho nhà khác với điều kiện về nhà ở, dịch vụ của các homestay đều khá tương đồng. Năm 2016, Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch trực tiếp mở lớp tập huấn dạy tiếng Anh, kỹ năng lễ tân, giao tiếp, nấu ăn, giúp người Lô Lô làm du lịch ngày càng chuyên nghiệp.
Quán Cà phê Cực Bắc điểm đến yêu thích của du khách
Thôn lô Lô Chải có 114 hộ, đến nay có 28 hộ làm Homestay, thường xuyên đón khách du lịch. Một trong số những địa điểm check – in nổi tiếng ở Lô Lô Chải chính là quán cá phê Cực Bắc. Người gây dựng nên quán cà phê nổi tiếng này là ông Yasushi Ogura, người Nhật Bản. Ông đến Việt Nam từ lâu và “phải lòng” với cảnh sắc, con người Lô Lô Chải nên quyết định đầu tư, xây dựng mô hình quán cà phê Cực Bắc để gìn giữ và lan toả nhiều hơn những giá trị cột lõi trong đời sống đồng bào dân tộc thiểu số đến đông đảo du khách. Quán là 1 ngôi nhà cổ trên 200 tuổi của vợ chồng anh Dỉu Dỉ Chiến và chị Lù Thị Vấn. Kiến trúc ngôi nhà đặc trưng với nhà trình tường, mái ngói âm dương, bao quanh nhà là hàng rào đá với những cây đào cổ thụ bung nở khoe sắc mỗi độ Xuân về. Chị Vấn quản lý quán cà phê đã được 7 năm, có thể giao tiếp bằng tiếng Anh, pha cà phê và nấu những món ăn ngon phục vụ du khách. Ban đầu, quán chỉ phục vụ khách uống cà phê, sau này khách có nhu cầu, quán có thêm homestay cho khách lưu trú. Mỗi năm, quán cà phê Cực Bắc giúp gia đình chị Vấn có thu nhập từ 200 – 300 triệu đồng.
Thêm một người gắn bó với Lô Lô Chải là chị Phạm Thị Lan Anh, người đã bỏ phố lên núi làm du lịch. Lan Anh chia sẻ: “Trong một lần đi du lịch Hà Giang, tôi tình cờ đến Lô Lô Chải và yêu thích ngay cảnh sắc thiên nhiên tươi đẹp, không gian yên bình, không khí mát mẻ và con người thân thiện nơi đây. Trên đường về Hà Nội, tôi luôn nghĩ sẽ làm một điều gì đó để được ở lại Lô Lô Chải nhiều hơn và tôi quyết định thuê lại một ngôi nhà truyền thống của người Lô Lô để làm du lịch theo mô hình homestay”.
Không gian trưng bày sản phẩm truyền thống tại homestay Sinh Thị Xuyến
Từ người bản địa, đến người ngoại quốc, ngoại tỉnh đến khách du lịch đều “phải lòng” Lô Lô Chải, muốn đưa Lô Lô Chải thành điểm du lịch độc đáo và hấp dẫn. Người Lô Lô trước đây chủ yếu là canh tác nông nghiệp, trồng ngô và chăn nuôi nhỏ lẻ, phục vụ nhu cầu tự cung tự cấp, việc tiếp cận và thụ hưởng các dịch vụ xã hội cơ bản đều hạn chế. Nhưng từ ngày khách du lịch về làng, người Lô Lô biến những nét văn hoá truyền thống của mình thành sản phẩm du lịch, đời sống người dân đã được nâng cao. Tỷ lệ hộ nghèo giảm mạnh. Năm 2018, tỷ lệ hộ nghèo chiếm 51,43%, năm 2020 giảm còn 8,77%; năm 2021, tỷ lệ hộ nghèo theo tiêu chí nghèo đa chiều giai đoạn 2021 – 2025 chiếm 20,07%. Thu nhập bình quân đầu người đạt 33 triệu đồng/năm. Từ đầu năm đến nay, thôn Lô Lô Chải thu hút gần 300 đoàn khách với gần 3.500 lượt khách du lịch đến tham quan, trải nghiệm và lưu trú.
Những nếp nhà trình tường xưa cũ với những lớp ngói âm dương đã phủ đầy rêu, nhưng bức tường đất, hàng rào đá bao quanh dường như còn nguyên vẹn đã khiến những ngôi nhà nơi đây trở thành nguồn cảm hứng sáng tạo của không ít nhiếp ảnh gia và là điểm đến lý tưởng cho việc check in những bức ảnh cổ kính của các bạn trẻ.
Rau xanh phục vụ khách du lịch
Làng đạt chuẩn Ocop 3 sao
Thật hiếm có làng văn hoá du lịch cộng đồng nào đạt chuẩn Ocop 3 sao cấp tỉnh, vậy mà Lô Lô Chải đang nắm giữ danh hiệu cao quý ấy với 12/12 tiêu chí đánh giá đều đạt. Nếu du khách đã quá quen thuộc với các sản phẩm nông nghiệp đạt sao Ocop thì việc trải nghiệm những giá trị Ocop tại một làng văn hóa là trải nghiệm rất khác biệt.
Các ngôi nhà cổ ở Lô Lô Chải đều trở thành homestay
12 tiêu chí đánh giá làng văn hoá du lịch cộng đồng đạt chuẩn Ocop gồm: Làng hoàn thành tiêu chí sản phẩm dịch vụ du lịch cộng đồng và điểm du lịch; đạt chuẩn Nông thôn mới (năm 2020); tỷ lệ hộ nghèo thấp hơn mức bình quân chung của tỉnh; nhà văn hóa cộng đồng có kiến trúc truyền thống, dùng để đón tiếp khách thăm quan và trưng bày sản phẩm văn hóa địa phương; có cổng làng, bảng biển thông tin hướng dẫn; biển hiệu hướng dẫn đối với khách tới nhà dân có phòng cho khách du lịch thuê bằng 2 thứ tiếng (Việt – Anh); hệ thống biển bảng, sơ đồ chỉ dẫn các điểm du lịch; có Hội nghệ nhân dân gian, văn nghệ dân gian thường xuyên biểu diễn phục vụ khách; có nghề thêu, dệt thổ cẩm truyền thống dân tộc còn hoạt động; các cơ sở dịch vụ Homestay giữ được kiến trúc truyền thống đặc trưng của địa phương, vật liệu thân thiện với môi trường; “Lễ cúng tổ tiên của người Lô Lô xã Lũng Cú, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang” và Tri thức dân gian nghề thủ công truyền thống nghệ thuật trang trí trên trang phục của người Lô Lô đen xã Lũng Cú, huyện Đồng Văn tỉnh Hà Giang được Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch đưa vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia; tiết mục múa “Nhớ về cội nguồn” của người dân thôn Lô Lô Chải nhận Huy chương Vàng và “Trình diễn trang phục dân tộc Lô Lô” đạt giải B tại Ngày hội văn hóa, thể thao và du lịch các dân tộc vùng Tây Bắc mở rộng lần thứ XII; có hướng dẫn viên du lịch tại điểm được đào tạo và cấp thẻ.
Du khách checkin cột cờ Quốc gia Lũng Cú từ làng Lô Lô Chải
Chủ tịch UBND xã Lũng Cú Ma Doãn Khánh cho biết: “Sản phẩm Du lịch cộng đồng Lô Lô Chải được chứng nhận đạt 3 sao Ocop mở ra cơ hội phát triển du lịch bền vững. Hiện nay, xã đang tích cức triển khai các giải pháp đồng bộ để nâng cao các tiêu chí, gìn giữ và bảo tồn những giá trị văn hoá truyền thống dân tộc, đưa du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn”.
Nơi cực Bắc Tổ quốc với cuộc sống còn nhiều khó khăn, nhưng người Lô Lô ở Lũng Cú đã kể câu chuyện văn hoá của dân tộc mình bằng những sản phẩm du lịch hấp dẫn, dệt lên một “bức tranh” sinh động về cuộc sống. Rời xa những ồn ào của phố thị, về với Lô Lô Chải như được đắm chìm trong một miền cổ tích khác biệt.
Bật mí góc ngắm hoàng hôn đẹp nhất thế giới tại ngôi làng cổ tích Oia Hy Lạp
Oia nổi tiếng là một trong những ngôi làng cổ đẹp nhất châu Âu. Nằm ở phía Bắc của hòn đảo thiên đường Santorini, ngôi làng nhỏ bé và yên bình này cuốn hút du khách ngay từ cái nhìn đầu tiên bởi vẻ đẹp hài hòa giữa biển trời bao la và kiến trúc độc đáo của những ngôi nhà có một không hai.
Làng cổ tích Oia còn được biết đến là nơi có cảnh hoàng hôn đẹp nhất thế giới. Còn chần chừ gì nữa, hãy cùng Dolphin Tour ghé thăm Oia nhé!
Vẻ đẹp ấn tượng của làng Oia
Điểm nổi bật của làng Oia là những ngôi nhà nhỏ xinh nằm thoai thoải trên sườn đồi, mặt hướng ra biển theo kiểu kiến trúc Cubic truyền thống trên quần đảo Cyclades. Phần lớn những ngôi nhà đều được sơn màu trắng, với cửa sổ và nóc nhà mái vòm sơn xanh coban tuyệt đẹp. Xa xa trông chúng như những "giỏ nấm xanh" nhấp nhô bên bờ biển vô cùng sống động.
Điểm nổi bật của làng Oia là những ngôi nhà nhỏ xinh nằm thoai thoải trên sườn đồi, mặt hướng ra biển theo kiểu kiến trúc Cubic truyền thống trên quần đảo Cyclades
Điểm tô trước mỗi ngôi nhà là những giàn hoa giấy rực rỡ trong nắng
Đứng trên những bậc thang cao ngắm nhìn bức tranh biển làng Oia, du khách sẽ tận hưởng được trọn vẹn sự yên bình, quyến rũ, không gian khoáng đạt trong lành của nắng, gió và những con sóng Địa Trung Hải đưa tới.
Tham quan làng Oia
Ngôi làng Oia khá nhỏ, nên khi tới đây bạn hãy dành thời gian đi dạo bộ trên những con đường đẹp như tranh vẽ. Những ngõ đá nhỏ chênh vênh trên vách đá, ngoắt ngoéo dẫn ra tận vịnh sẽ dẫn bạn tham quan từng ngóc ngách của ngôi làng xinh đẹp này.
Những ngõ đá nhỏ chênh vênh trên vách đá, ngoắt ngoéo dẫn ra tận vịnh sẽ dẫn bạn tham quan từng ngóc ngách của ngôi làng xinh đẹp này
Du khách cũng nên ghé thăm bảo tàng Hàng Hải, nơi trưng bày nhiều vật phẩm từ cuộc sống hàng hải của khu vực và những di tích của pháo đài Venetian.
Ngay cạnh làng Oia là cảng nhỏ Ammoudi, lên những chiếc thuyền nhỏ du khách sẽ tới tham quan đảo Thirassia.
Nhà thờ cổ, các phòng trưng bày nghệ thuật, pháo đài cổ... cũng là những địa điểm tham quan văn hóa thu hút khách du lịch.
Ngoài ra, khi dạo chơi quanh làng Oia bạn nhớ ghé những quầy lưu niệm, hay những quán rượu xinh xắn thưởng thức một ly rượu vang tuyệt hảo nổi tiếng của làng. Oia cũng nổi tiếng với các sản phẩm từ nghệ thuật gốm sứ thủ công. Bạn có thể dễ dàng lựa chọn một vài món quà nhỏ nhắn.
Trải nghiệm ngắm hoàng hôn tại làng Oia
Nếu Cyclades được coi là hòn đảo của ánh sáng thì Oia chính là viên ngọc tỏa ra thứ ánh sáng lấp lánh, mê hoặc đó. Lừng danh là địa điểm có cảnh hoàng hôn đẹp nhất thế giới, Oia chính là thiên đường tình yêu cho các cặp uyên ương muốn tìm chốn bình yên, lãng mạn.
Lừng danh là địa điểm có cảnh hoàng hôn đẹp nhất thế giới, Oia chính là thiên đường tình yêu cho các cặp uyên ương muốn tìm chốn bình yên, lãng mạn. Khoảng 20 giờ mặt trời mới lặn nhưng từ ban chiều các dòng người đã tấp nập đổ về làng Oia để chiêm ngưỡng cảnh hoàng hôn. Mọi người thường leo lên pháo đài cổ, ngồi ở một quán cà phê trên cao, hay đơn giản là ngồi trên những bậc thang cao chờ đợi giây phút mặt trời lặn. Mặt trời từ rực rỡ chuyển sang đỏ lựng; cả vùng trời xanh lam dần nhuộm màu cam, mặt biển xanh thẳm nhường chỗ cho ánh sáng bạc lấp lánh.
Khi mặt trời gần lặn hết, cả vùng chân trời bao la được bao phủ bởi sắc tím huyền ảo vô cùng. Chắc hẳn ai nấy đều phải trầm trồ, ngỡ ngàng trước cảnh hoàng hôn huy hoàng lộng lẫy này. Đó sẽ là trải nghiệm ấn tượng, là khoảnh khắc in sâu trong tâm trí mỗi người. Còn gì tuyệt vời hơn khi được nắm tay người thương tận hưởng giây phút tuyệt diệu này. Mặt trời từ rực rỡ chuyển sang đỏ lựng; cả vùng trời xanh lam dần nhuộm màu cam, mặt biển xanh thẳm nhường chỗ cho ánh sáng bạc lấp lánh. Khi mặt trời gần lặn hết, cả vùng chân trời bao la được bao phủ bởi sắc tím huyền ảo vô cùng.
12 điều khiến khách du lịch Istanbul bất ngờ, điều cuối còn ngỡ ngàng hơn Istanbul, hòn ngọc bí ẩn giao thoa giữa nét huyền bí của phương Đông và tân thời của phương Tây. Trước khi du lịch Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ, du khách nên biết những 12 sự thật thú vị về thành phố nằm giữa hai châu lục... Từng là thủ đô của nhiều đế chế hùng mạnh Với khoảng 13 triệu dân còn nhiều...