Khám phá ngôi làng cổ nơi đâu cũng thấy “cổ vật”
Làng cổ Đường Lâm là một ngôi làng cổ lâu đời, với những ngôi nhà cổ kính, mái nhà ngói cổ xưa, cây đa, bến nước, sân đình …
Làng cổ Đường Lâm (ở xã Đường Lâm, thị xã Sơn Tây, Hà Nội), cách trung tâm TP.Hà Nội chừng 44km, là địa đểm du lịch nổi tiếng được nhiều người dân tìm đến thăm quan, khám phá. Năm 2006, làng cổ Đường Lâm trở thành làng cổ đầu tiên ở Việt Nam được Nhà nước trao bằng Di tích lịch sử văn hóa Quốc gia. Trong ảnh, hình ảnh cổng làng Mông Phụ – biểu tượng truyền thống của làng quê Việt Nam.
Ông Nguyễn Văn Thành, Phó Chủ tịch UBND xã Đường Lâm, thị xã Sơn Tây cho biết, trước đây Việt Nam có nhiều ngôi nhà cổ kính, độc đáo nhưng hiện nay do đô thị hóa nên những ngôi nhà cổ còn lại cũng ít đi dần.
Tại xã Đường Lâm có 5 làng gồm Mông Phụ, Đông Sàng, Cam Thịnh, Đoài Giáp, Cam Lâm, với 99 ngôi nhà cổ có giá trị, gần 1.000 ngôi nhà truyền thống (mái ngói, tường đá ong hoặc gạch…) và nhiều di tích lịch sử đã được Nhà nước xếp hạng.
Làng Mông Phụ là nơi còn giữ nguyên được nét đẹp cổ xưa với nhà mái ngói đỏ, xen giữa là những hàng cây xanh. Đây còn là quê hương của nhiều danh nhân như Vua Ngô Quyền, Bố cái Đại Vương Phùng Hưng, Thám Hoa, Giang Văn Minh… Trong những ngày chớm thu, vẻ đẹp bình yên của ngôi làng cổ này khiến nhiều người ngỡ ngàng, say đắm.
Linh hồn của làng là những bức tường đá ong, cổng đá ong, lối đi lát gạch nghiêng. Đường ở đây được xây dựng theo hình xương cá với một trục đường chính và nhiều con ngõ nhỏ thông với nhau.
Cổng của các nhà dân đều được làm bằng loại đá ong. Đặc biệt, nhiều nhà đều có cửa bí mật và đường tắt ra sân đình.
Mỗi nhà đều có những hạng mục riêng biệt, vì vậy nên cách thiết kế cổng từng ngôi nhà cũng không giống nhau.
Làng cổ Đường Lâm là địa điểm ưa thích của du khách trong và ngoài nước. Nhiều du khách sinh những năm 70 (7X) và 80 (8X) chia sẻ, về Đường Lâm cho họ cảm giác tìm về thời thơ ấu của mình cách đây 30-40 năm.
Anh Tuấn (38 tuổi, ở Nghệ An) một du khách tới thăm làng cổ Đường Lâm chia sẻ, anh rất thích thú khi dạo quanh lành cổ bởi những chiếc giếng cổ, ngôi nhà gỗ cổ lợp ngói… nơi đây gợi lại rất nhiều ký ức tuổi thơ của anh.
Video đang HOT
“Tôi vẫn nhớ năm tôi 9 tuổi, quê tôi vẫn còn khá nhiều nhà cổ làm bằng gỗ hay giếng nước tự đào kè đá nước trong vắt. Lúc ấy, lũ trẻ chúng tôi đi mò cua, bắt ốc về lấy gàu múc nước giếng lên uống và tắm mát rượi. Bây giờ những ngôi nhà cổ gần như đã không còn vì người dân đã đập đi xây nhà mới, nghĩ mà tiếc”, anh Tuấn nói.
Ngôi nhà cổ gần 300 năm của gia đình ông Hà Hữu Thể ở làng Mông Phụ. Hàng ngày, ngôi nhà này tiếp nhiều đoàn du khách đến thăm quan. Ngôi nhà gồm 7 gian, được thiết kế theo lối cổ truyền thống.
Mỗi ngôi nhà đều có một giếng cổ được xây bằng đá ong.
Làng cổ Đường Lâm không chỉ nổi tiếng với ngôi nhà cổ kính hằng trăm tuổi, làng còn nổi tiếng với nghề làm tương. Trong ảnh là những chum tương nếp bằng sành được bày biện ngay ngắn ngay trước nhà như một đặc trưng của làng cổ.
Cụ Điền năm nay đã hơn 90 tuổi. Theo lời cụ, ngôi nhà của cụ có tuổi đời hơn 200 năm đang được tu sửa để chuẩn bị đón khách đến thăm quan, khám phá vẻ đẹp.
Những vị du khách đến từ nước Pháp thích thú ngắm những bức ảnh xưa về làng cổ Đường Lâm.
Trải qua nắng mưa, những ngôi nhà này vẫn giữ được nét đẹp, cổ kính. Hiên nhà với những cột, kèo được chạm khắc tinh xảo.
Bên trong ngôi nhà vẫn giữ được gần như nguyên bản nét kiến trúc độc đáo.
Giếng cổ xóm Sui, trước có lưu một tấm bia nhắc người đời giữ giếng sạch trong như giữ lòng trong sáng.
Ở làng Mông Phụ còn có đình Mông Phụ – được xây dựng năm 1684 (niên hiệu Vĩnh Tộ đời vua Lê Hy Tông) – là ngôi đình đặc trưng cho những ngôi đình của Việt Nam truyền thống.
Chùa Mía hay còn được gọi là Sùng Nghiêm Tự, được xây dựng trên một quả đồi đá ong thuộc thôn Đông Sàng.
Những quán nước ven đình làng là địa điểm lý tưởng cho du khách dừng chân thưởng thức món chè lam sau khi khám phá làng cổ hoặc mua về làm quà.
Theo Danviet
Ngắm rặng cây 1.000 năm tuổi tuyệt đẹp giữa làng quê Hà Nội
Người dân ở Đường Lâm coi rặng duối cổ gần Đền - Lăng Ngô Quyền như một "báu vật" suốt nhiều năm qua.
Ông Nguyễn Văn Thành, Phó Chủ tịch UBND xã Đường Lâm, thị xã Sơn Tây cho biết, rặng duối 18 cây này có từ cách đây khoảng 1.000 năm.Tương truyền, vua Ngô Quyền từng buộc ngựa chiến vào cây duối trước khi tiến quân ra vùng sông Bạch Đằng đánh tan quân Nam Hán, chấm dứt 1.000 năm Bắc thuộc.
Ngày 22/4/2011, Hội Bảo vệ thiên nhiên và Môi trường Việt Nam (VACNE), Liên hiệp các Hội Khoa học và kỹ thuật Hà Nội phối hợp với Ủy ban Nhân dân Thị xã Sơn Tây tổ chức Lễ vinh danh công nhận cây di sản Việt Nam cho rặng duối cổ 18 cây ở khu vực Đền-Lăng vua Ngô Quyền, thôn Cam Lâm, xã Đường Lâm.
Các cây duối được trồng liền nhau, thân có đường kính lớn, chiều cao khoảng 6m.
Thân cây duối có đường kính lớn bằng vòng tay ôm của người lớn.
Trải qua nắng mưa đến nay rặng duối vẫn xanh tốt.
Người dân ở Đường Lâm luôn coi rặng duối như một "báu vật". Hằng ngày, họ luôn canh gác, bảo vệ không cho ai xâm phạm, làm hư hại rặng duối.
Tán của cây duối sum suê, lá duối hình trứng nhọn, dài khoảng 3-7 cm, rộng 1,5-2,5 cm, mép có răng khía.
Vào các buổi trưa hè, rặng duối là nơi nghỉ ngơi cho người dân sau những giờ lao động vất.
Theo lãnh đạo xã Đường Lâm, duối là loại cây mộc, cỡ trung bình, duối thường cao 4-8 m, rậm tán, cành đâm chéo nhau. Loài này xuất hiện nhiều ở vùng đất khô miền Đông Nam Á, Philippines, Trung Quốc và Ấn Độ.
Một số cành cây duối bị gãy đổ sau những trận bão lớn.
Lãnh đạo xã Đường Lâm cho hay, đến nay chỉ còn 15 cây duối còn sống, xanh tốt. Trước đó, 3 cây duối đã bị chết do điều kiện khắc nghiệt của thiên nhiên, sâu bệnh.
Trải qua nhiều năm, đến nay, những cây duối còn sống vẫn trường tồn cùng thời gian, trường tồn cùng người dân nơi đây. Vào dịp cuối tuần, đây cũng là địa điểm thu hút khách thập phương, du khách nước ngoài dừng chân.
Theo Danviet
Cần có giải pháp hữu hiệu tránh ùn tắc trên Quốc lộ 51 Quôc lô 51 tư TP. Biên Hoa (Đồng Nai) đi TP. Vung Tau (Bà Rịa- Vũng Tàu) có chiêu dai hơn 100 km với kha nhiêu nut giao. Đây là tuyến đươc thiêt kê binh quân la 10 nghìn lươt xe ô tô/ngay đêm. Tuy nhiên, chỉ sau một thời gian nâng cấp đưa vào sử dụng, lưu lương xe đã tăng nhanh...