Khám phá ngôi chùa trong hang núi lửa ‘ngủ quên’ ngàn năm
Một ngôi chùa thật đặt biệt, đúng như tên gọi của nó, chùa nằm trong hang của ngọn núi lửa ‘ngủ quên’ hàng ngàn năm trên đảo cù lao Ré – Lý Sơn (Quảng Ngãi) cách cảng Sa Kỳ khoảng 15 hải lý về phía đông bắc.
Chùa Hang nằm bên dưới vách núi Thới Lới, thuộc thôn Đồng Hộ, xã An Hải, huyện đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi), là thắng cảnh tiêu biểu của đảo Lý Sơn, được Bộ VH-TT nay là Bộ VT-TT-DL xếp hạng di tích lịch sử cấp Quốc gia vào năm 1994.
Chùa Hang nằm ở vị trí rất đặc biệt, nơi chân núi Thới Lới đổ dồn ra biển nên bản thân cung đường dẫn đến di tích này cũng là một trải nghiệm hấp dẫn, thi vị dành cho du khách.
Trước trời nước mênh mông, cảm giác con người thật nhỏ bé, nhưng kỳ lạ là vẫn cảm nhận được sự bình yên, tĩnh tại. Men theo từng dãy bậc cấp khúc khuỷu, không gian tâm linh thanh tịnh dần hiện ra trong tầm mắt.
Là một di tích thắng cảnh do thiên nhiên và con người tạo nên, chùa Hang có giá trị nhiều mặt về địa chất, địa mạo, văn hóa, lịch sử. Công trình di tích chùa Hang cũng là minh chứng cho quá trình khai phá và xây dựng đảo của cư dân Đại Việt cách cách đây khoảng 400 năm.
Trên vách đá chùa Hang có hàng chữ “Thiên Khổng thạch tự”, nghĩa là chùa hang đá trời sinh. Và bên cạnh là cửa vào chùa…
Video đang HOT
Sách Đại Nam nhất thống chí của Quốc sử quán Triều Nguyễn có viết về chùa Hang: “Phía đông đảo có động, trong động có chùa mấy gian, có giường đá, kỷ đá, hai bên hữu động có giếng nước trong ngọt, xung quanh cây cối tốt tươi, khi có giặc biển thì dân phường ẩn nấp ở đây”.
Chùa Hang có nguồn gốc là ngôi đền của người Champa, thờ các vị thần bà la môn, sau này khi người Việt đến khai phá vùng đất Lý Sơn vào khoảng đầu thế kỷ 17, chùa thành nơi tu tiên và sau này thành nơi thờ Phật.
Chùa Hang có chiều sâu 24m, bề rộng 20m, chiều cao 3,2m, với tổng diện tích gần 500m2. Trong chùa có nhiều ban thờ, bệ thờ bằng đá Chăm, để thờ Phật, Quan thánh, thập nhị Diêm Vương và các vị tổ họ Trần, dòng họ có công lập chùa Hang và 7 vị tiền hiền làng An Hải.
Đứng bên trong chùa, có thể xòe tay đón những hạt nước từ thạch nhũ rơi mát lạnh, vị ngọt lành… và cảm nhận sự trầm mặc, bình yên vô tận kết tụ thiên khí ngàn năm.
Bên ngoài chùa là tượng Phật Bà Quan Âm cao gần chục met hướng về phía biển, là nơi gửi gắm lòng thành, gửi gắm tâm linh của người dân làng biển về những chuyến ra khơi bình an, thuận buồm xuôi gió…
Theo iHay
Làm thế nào để đi Lý Sơn từ Hà Nội với 2 triệu đồng?
Chỉ với 2 triệu đồng mỗi người, bạn đã có thể có 3 ngày 2 đêm du lịch tại Lý Sơn (Quảng Ngãi) với những chia sẻ kinh nghiệm dưới đây.
1. Đặt vé máy bay giá rẻ
Để đi đến đảo Lý Sơn, bạn đặt vé máy bay giá rẻ, chỉ khoảng 750.000 đồng/người khứ hồi. Để đặt được vé giá rẻ, bạn nên đặt sớm để được giá tốt nhất. Hoặc bạn cũng có thể săn vé khuyến mại 0 đồng.
Nước biển trong xanh.
Bạn cũng có thể đi bằng xe giường nằm, từ Hà Nội xuất phát ở Bến xe Nước Ngầm, giá vé khoảng 450.000-500.000/người/lượt. Rẻ hơn máy bay nhưng di chuyển bằng ôtô tốn thời gian hơn.
2. Phương tiện đi lại
Bạn có thể thuê xe máy 150.000 đồng/ngày (xe đã đổ xăng), hoặc 100.000 đồng/ngày (xe chưa đổ xăng).
3. Khách sạn
Trên đảo, một số nhà nghỉ, khách sạn có giá phòng đôi 150.000-250.000 đồng một đêm.
4. Lịch trình đi đảo Lý Sơn
Phong cảnh thiên nhiên tuyệt đẹp.
Ngày thứ 1: Hà Nội - Chu Lai:
6h xuất phát từ Hà Nội ra sân bay Nội Bài bằng xe bus của hãng máy bay với giá 40.000 đồng/1người ở cổng công viên Thống Nhất hoặc ở điểm số 1 Quang Trung.
10h xuống đến sân bay Chu Lai: các bạn nên nhanh chóng ra ngoài để bắt xe bus trung chuyển vào thành phố Quảng Ngãi với giá rẻ.
11h: Từ sân bay Chu Lai đến Cảng Sa Kỳ khoảng 45 km, các bạn sẽ đi khoảng 1 tiếng. Tại cảng, các bạn có thể ăn ở cantin trong cảng hoặc ăn ở bên với giá khoảng 25.000-35.000 đồng một suất. Sau đó tìm tàu ra đảo Lý Sơn. Tàu ra đảo Lý Sơn 1 ngày có 2 chuyến, sáng và chiều. Sáng thường khởi hành lúc 8h và chiều khởi hành lúc 2h45 phút, mất khoảng 1 tiếng là bạn ra đến đảo.
16h Đến Đảo Lý sơn: Nhận phòng, đi dạo ngắm cảnh và tìm nơi ăn uống.
Ngày thứ hai: Tham quan Đảo Lớn - đảo bé:
Tàu ra Đảo Bé 50.000 đồng/1người / khứ hồi xuất phát lúc 7h và quay lại đảo lớn lúc 11h. Ngoài ra, nếu muốn chủ động hơn các bạn có thể kết hợp các nhóm để thuê tàu riêng với giá khoảng 1 triệu/ tàu. Đảo Bé: Bãi tắm ở đây rất đẹp, đẹp đến mức choáng ngợp. Hãy tranh thủ lưu lại những bức ảnh lưu niệm tuyệt đẹp tại đây.
12-13h: Trưa bạn nên trở về đảo lớn ăn trưa, có thể gọi điện cho nhà nghỉ để chuẩn bị cơm cho hoặc đi xung quanh thưởng thức hủ tíu, mì quảng, cơm bình dân với giá rất rẻ và có nhiều món ngon, lạ.
14-17h: Tham quan chùa Hang - Hang Câu - cổng Tò Vò và ngắm hoàng hôn vùng biển.
18-20h: Ăn bữa tối và tham gia các hoạt động tập thể tại đảo Lý Sơn.
Ngày thứ 3: Lý Sơn - Quảng Ngãi:
Tỏi Lý Sơn.
4-7h: Thức dậy để đón bình minh buổi sớm trên đỉnh Thới Lới, đứng từ vị trí này có thể quan sát toàn cảnh đảo Lý Sơn... Ngắm từng ruộng tỏi, bãi đá, và bờ biển xanh trong thu gọn trong tầm mắt...
7-8h30: Quay trở về để đi chợ và mua quà, tranh thủ ăn sáng luôn. Buổi sáng ở chợ có rất nhiều món ngon như xôi ngũ sắc ngay đầu chợ, bánh bèo, bánh ít lá gai, bánh xèo, bún chay... Nếu đi vào mùa thu hoạch tỏi, các bạn có thể mua tỏi Lý Sơn về làm quà.
8h30: Về khách sạn nghỉ ngơi, sắp xếp hành lý để chuẩn bị về lại thành phố Quảng Ngãi.
13h: Tàu từ Lý Sơn xuất phát về đất liền, các bạn chú ý giữ sức khỏe để tránh say sóng.
14h15: Bắt taxi từ cảng Sa kỳ về thành phố Quảng Ngãi, không nên đi taxi dù.
15h: Ra sân bay về Hà Nội.
5. Nên chuẩn bị gì khi du lịch đảo Lý Sơn?
Nên mang quần áo thoáng mát, gọn gàng, giày thể thao để leo núi và dép thấp để tiện di chuyển trên bãi biển.
Hành lý nên gọn nhẹ hoặc các loại ba lô du lịch cỡ lớn để tiện di chuyển.
Thuốc chống muỗi và côn trùng, thuốc dị ứng...
Kem chống nắng, mũ, ô để tránh cái nắng cháy ngoài biển đảo.
Mang theo phao, áo phao, đồ bơi, kính và mũ bơi đầy đủ nếu bạn muốn thỏa sức ngụp lặn trong làn nước xanh màu ngọc bởi trên đảo không có dịch vụ cho thuê đồ bơi lặn.
Nếu thích cắm trại nhớ mang theo lều, mền hay áo khoác.
Chuẩn bị dụng cụ sạc dự trữ, đèn pin tích điện đề phòng những lúc mất điện trên đảo.
Mua chút đồ ăn dự trữ, thực phẩm khô, bánh kẹo nếu có ý định cắm trại hoặc mang cho trẻ em trên đảo làm quà.
Theo Zing News
5 thiên đường 'Maldives thu nhỏ' tại Việt Nam Việt Nam có những bãi biển đẹp hoang sơ không thua gì thiên đường Maldives thật ở Ấn Độ Dương. Được mệnh danh là thiên đường của hạ giới, người ta biết đến Maldives với những bãi biển trải dài, màu nước xanh ngắt, những bờ cát trắng mịn và ánh nắng chan hòa rực rỡ. Tuy nhiên giờ đây không cần phải...