Khám phá ngôi chùa cổ xưa nhất Phú Quốc
Đến nay các nhà nghiên cứu vẫn chưa biết được chính xác năm thành lập chùa Sùng Hưng Phú Quốc. Ước đoán, chùa được xây dựng vào cuối thế kỷ 19.
Nằm trên một quả núi thấp gần trung tâm thị trấn Dương Đông, Chùa Sùng Hưng (Sùng Hưng Cổ Tự) là ngôi chùa lâu đời nhất ở huyện Phú Quốc của tỉnh Kiên Giang.
Theo tài liệu còn lưu lại, thì trước kia nơi đây là nghĩa địa hoang vắng. Để có chỗ thờ cúng và cầu siêu cho những linh hồn, người dân địa phương đã lập nên hai ngôi chùa là Sùng Nghĩa và Hưng Nhân. Về sau, người ta đã hợp nhất hai chùa lại và lấy tên là Sùng Hưng Tự.
Đến nay các nhà nghiên cứu vẫn chưa biết được chính xác năm thành lập chùa. Ước đoán, chùa được xây dựng vào cuối thế kỷ 19.
Về tổng thể, chùa có kiến trúc theo phong cách dân gian với bố cục “trước miếu, sau chùa”.
Chính điện được bày trí tôn nghiêm với hệ thống hoành phi, câu đối được sơn son thếp vàng lộng lẫy; cùng nhiều pho tượng bằng gỗ, đồng và thạch cao được điêu khắc rất tinh xảo.
Bên trái chính điện có miếu thờ bà Chúa Xứ Nương Nương và bên phải là nơi thờ anh hùng dân tộc Nguyễn Trung Trực.
Video đang HOT
Sau chính điện là khu Hậu tổ và Hậu liêu, vườn tháp Tổ…
Tòa Vạn Niên Bửu Tháp củachùa Sùng Hưng.
Chùa hiện còn giữ nhiều hiện vật có giá trị khác như Đại Hồng Chung, các câu đối, liễn, sơn son thiếp vàng và những hình ảnh sống động thuật lại bước đường Tây du của thầy trò Đường Tăng, v.v..
Trong khuôn viên phía sau chùa còn một số ngôi miếu và những hàng cây cổ thụ tỏa bóng mát sum suê…
Trong thời gian kháng chiến chống Mỹ, chùa Sùng Hưng còn là một điểm liên lạc bí mật của lực lượng Cách mạng.
Điểm đặc biệt tại chùa Sùng Hưng là từ sau ngày Bác Hồ mất năm 1969, sư trụ trì chùa đều dâng cơm cúng Bác mỗi ngày vào đúng giờ Ngọ. Trước năm 1975, việc cúng cơm này được tiến hành bí mật.
Với quy mô và kiến trúc độc đáo, từ lâu chùa Sùng Hưng cùng với đình thần Dương Đông, Dinh bà Thủy Long Thánh Mẫu và Dinh Cậu đã trở thành cụm văn hóa tâm linh nơi huyện đảo Phú Quốc.
Theo_Kiến Thức
Khám phá ngôi chùa cổ nổi tiếng nhất Khánh Hòa
Có bề dày lịch sử hơn 1 thế kỷ, chùa Long Sơn nổi tiếng với bức tượng Kim Thân Phật tổ (tượng Phật trắng) ngồi thuyết pháp trên đỉnh đồi Trại Thủy.
Tọa lạc tại phường Phương Sơn, dưới chân đồi Trại Thủy ở TP Nha Trang, chùa Long Sơn là ngôi chùa cổ nổi tiếng nhất của tỉnh Khánh Hòa.
Chùa do nhà Hoà thượng Thích Ngộ Chí theo dòng Thiền Lâm tế đời thứ 39 khai sơn sáng lập năm 1886 với tên gọi là Đằng Long tự.
Ban đầu chùa chỉ là một căn nhà tranh nằm tại đỉnh đồi Trại Thủy. Năm 1900, chùa bị sập sau một cơn bão, nên Tổ khai sơn quyết định dời xuống chân núi và đổi tên chùa thành Long Sơn tự.
Năm 1936, theo di nguyện của Tổ Ngộ Chí, chùa được tiến cúng cho Hội An Nam Phật học để làm trụ sở chấn hưng Phật giáo Khánh Hòa (đến nay vẫn là trụ sở của Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Khánh Hòa). Năm 1938 năm Bảo Đại thứ 14, chùa được phong "Sắc tứ Long Sơn tự".
Năm 1941, chùa được trùng tu do Hội trưởng Tôn Thất Quyền và Phật tử Võ Đình Thụy phát tâm xây dựng. Năm 1968, chùa bị sạt mái ngói do chiến tranh. Năm 1971, Thượng tọa Thích Thiện Bình đứng ra trùng tu chùa và cho đến năm 1975, việc trùng tu mới thực hiện được 60% theo bản thiết kế của kiến trúc sư Võ Đình Diệp.
Khuôn viên chùa có chiều rộng 44,5 m, chiều dài hơn 72 m. Bên cạnh chùa là giảng đường của Trường Trung cấp Phật học Khánh Hòa và trụ sở của Giáo hội Phật giáo Khánh Hòa. Chính điện của chùa rộng 1.670 m.
Từ chùa, muốn lên đến đỉnh đồi Trại Thủy phải đi lên 193 bậc tam cấp. Tại bậc thứ 44 là tượng Phật Tổ nhập Niết Bàn dài 17 m, cao 5 m, đằng sau tượng là bức phù điêu mô tả cảnh 49 đệ tử túc trực niệm phật. Tượng được xây dựng năm 2003.
Tiếp tục đi lên các bậc thang sẽ bắt gặp tháp chuông với quả đại hồng chung cao 2,2 m, nặng 1.500 kg do phật tử tại Huế tặng năm 2002.
Trên đỉnh đồi là bức tượng Kim Thân Phật tổ (tượng Phật trắng) ngồi thuyết pháp, tượng cao 24 m, đài sen làm đế cao 7 m. Tượng được xây từ năm 1963 do sự đóng góp của tăng ni phật tử của vùng lân cận. Xung quanh đài sen là chân dung bảy vị hòa thượng, đại đức đã tự thiêu để phản đối chính sách đàn áp Phật giáo của Ngô Đình Diệm trong khoảng thời gian từ tháng 4 - 9/1963.
Quang cảnh nhìn từ đỉnh đồi Trại Thủy.
Vườn tháp Tổ của chùa Long Sơn trên sườn đồi Trại Thủy.
Trong hơn một thế kỷ tồn tại, ngôi chùa đã trải qua nhiều lần trùng tu lớn nhưng vẫn giữ được những đường nét cổ kính.
Ngày nay chùa Long Sơn là điểm tham quan thu hút nhiều du khách của thành phố biển Nha Trang.
Theo_Kiến Thức
Vợ của Ông già Noel là ai? Có những câu chuyện khác nhau liên quan đến cuộc hôn nhân giữa Ông già Noel và vợ. "Bà già Noel" gắn với nhiều cái tên khác nhau, tùy thuộc vào từng câu chuyện hay bộ phim được xây dựng nên. Ông già Noel được cho là xuất thân từ Thánh Nicholas, Cha Giáng Sinh, Kris Kringle, Sinter Klass, Pere Noel... từ các...