Khám phá Ngọc Vừng
Nằm ở phía Đông Nam, cách huyện đảo Vân Đồn khoảng 40km, Ngọc Vừng không chỉ được thiên nhiên ưu đãi cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp, mà còn lưu giữ nhiều dấu ấn lịch sử, văn hóa rất đáng để du khách khám phá.
Bãi cát Trường Chinh trên đảo Ngọc Vừng.
Điểm đầu tiên không thể không ghé thăm khi tới Ngọc Vừng chính là Khu lưu niệm Bác Hồ trên đảo Ngọc Vừng (thôn Bình Hải). Ngày 13/11/1962, Bác Hồ đã ra thăm, động viên quân dân xã đảo Ngọc Vừng. Nơi Bác đứng nói chuyện với quân và dân Ngọc Vừng nay là vị trí trung tâm của Khu di tích lưu niệm. Qua 3 giai đoạn dự án đầu tư tôn tạo, nay di tích có diện mạo khang trang trên diện tích hơn 2,5ha, với khuôn viên vườn cây, ao cá, nhà trưng bày…
Cách Khu di tích lưu niệm Bác Hồ trên đảo Ngọc Vừng chừng 1km, là đình, miếu Ngọc Vừng thờ 3 vị tướng quân họ Phạm là Phạm Công Chính, Phạm Thuần Dụng và Phạm Quý Công đã góp công đánh tan đoàn thuyền lương của giặc Nguyên Mông do Trương Văn Hổ chỉ huy trên dòng sông Mang lịch sử năm 1288.
Video đang HOT
Khu di tích có diện tích 1,2ha và mới được chỉnh trang khang trang và được công nhận là di tích cấp tỉnh năm 2020. Đây là điểm tham quan chiêm bái, tổ chức lễ hội, thu hút đông đảo khách thập phương.
Bên cạnh đó, Ngọc Vừng còn có Bãi cát Trường Chinh, Thành cổ Nhà Mạc, Trận địa pháo 12 ly 7 – nơi bắn rơi chiếc máy bay thứ 200 của giặc Mỹ trên bầu trời Miền Bắc những năm chống chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ, Cột cờ Quốc gia trên đảo Ngọc Vừng… Các di tích danh thắng đều đã được xã quy hoạch, khoanh vùng bảo vệ.
Đường lên Cột cờ Quốc gia trên đảo Ngọc Vừng.
Ngoài ra, Ngọc Vừng còn lưu giữ dấu tích Thương cảng cổ Vân Đồn ở khu vực Cống Hẹp, cảng cá cổ thôn Ngọc Nam. Đối với cảng cá cổ Cống Yên đã được tạo điều kiện cho các đơn vị đầu tư quan tâm khảo sát, phục dựng lại để phục vụ khách du lịch từ năm 2018. Với Thành cổ nhà Mạc, Trận địa pháo 12 ly 7 đang được xã khoang vùng bảo vệ, đề nghị phục dựng lại để bảo tồn và phục vụ du lịch.
Không chỉ vậy, Ngọc Vừng còn có hệ thống đảo đá có cảnh quan đẹp, hoang sơ, có tiềm năng lớn phát triển du lịch biển là đảo Phượng Hoàng, Đất Nứt, Hạ Mai, Vạn Cảnh…
Theo thống kê từ các mùa du lịch 2017- 2019, trung bình có khoảng 8000 – 10.000 khách/năm, tới tham quan xã đảo Ngọc Vừng, trong đó các di tích danh thắng trên đảo là những điểm đến không thể thiếu trong hành trình tham quan đảo. Nhiều du khách, lữ hành đã biết tới du lịch biển đảo Ngọc Vừng.
Một góc đảo Phượng Hoàng.
Có nhiều cách để đến Ngọc Vừng rất thuận lợi. Du khách có thể đi từ bến cảng Cái Rồng (Vân Đồn), từ Vũng Đục (Cẩm Phả) hoặc từ bến tàu Hòn Gai (TP Hạ Long). Trong đó, đi từ bến tàu Hòn Gai là thuận lợi hơn cả.
Chỉ mất khoảng 50.000 đồng tiền vé cho mỗi người, qua hành trình 1 giờ đồng hồ là du khách đã có thể đặt chân lên đảo. Một chuyến du lịch trải nghiệm bổ ích sẽ làm hài lòng du khách. Tất nhiên, một trong những điều kiện tiên quyết ấy là khi khi dịch Covid -19 được kiểm soát, đảm bảo an toàn cho du khách.
Vi vu cuối tuần ở Ba Hòn
Nếu bạn đang băn khoăn không biết nên đi đâu dịp cuối tuần thì hãy lên kế hoạch cho hành trình khám phá Ba Hòn, huyện Hòn Đất (Kiên Giang) thú vị.
Xứ Hòn hay còn gọi là Ba Hòn gồm Hòn Đất, Hòn Me và Hòn Quéo, thuộc xã Thổ Sơn (Hòn Đất). Từ TP. Rạch Giá đi theo quốc lộ 80 về hướng TP. Hà Tiên khoảng 30km sẽ có đường vào Ba Hòn. Đường đi vào được bê tông hóa phẳng lì, hai bên cây xanh rợp mát, ruộng lúa tốt tươi. Tới xã Thổ Sơn là gặp mộ chị Sứ. Mộ nằm dưới chân núi Hòn Đất, đường đi vào mộ là những vườn xoài rợp mát. Trong khuôn viên khu di tích lịch sử Hòn Đất rộng hơn 2ha, phía trước mộ chị Sứ là hồ trồng bông súng lớn vốn là một hố bom; phía sau mộ chị Sứ là bậc thang cao lên sườn đồi, có bức phù điêu lớn bằng đá hoa cương, trên khắc tên các liệt sĩ cùng tượng đài chiến thắng của quân dân Hòn Đất.
Biển Hòn Quéo nhìn từ chòi lá nghỉ chân cho du khách.
Sau khi viếng mộ chị Sứ, bạn có thể lên đỉnh Hòn Me. Nơi này hiện không còn đón khách đoàn du lịch nhưng khách tự phát thì vẫn có thể đến. Lên đỉnh Hòn Me, bạn được xem xác máy bay trực thăng, pháo 105 ly, vỏ bom, miểng đạn, súng cối... Ở Hòn Me còn có trạm cứu hộ động vật hoang dã có nguy cơ tuyệt chủng như gấu ngựa, gấu chó, vượn đen má vàng, khỉ đuôi lợn, culi nhỏ, tê tê Java, rùa đất, rùa núi vàng... Chúng được chăm sóc sức khỏe, phục hồi bản năng hoang dã trước khi được thả về tự nhiên.
Xứ Ba Hòn còn có Hòn Quéo. Ở vị trí giáp biển, tuy nhỏ nhất trong ba hòn nhưng Hòn Quéo có vị trí đẹp, vươn mình nhô ra biển, bốn bề lộng gió. Ở mé biển, từng nhóm người đang khoái chí tụ tập câu cá, xa xa ngoài biển có những con thuyền nhỏ đang đánh bắt cá. Theo nhiều cần thủ, thả câu ở đây dính nhiều cá ngát. Dọc theo các bãi đá, người dân dựng chòi lá cho khách nghỉ chân, ăn uống gió mát lồng lộng. Ngồi ở đây vừa ngắm biển vừa thưởng thức hải sản tươi sống hoặc những con cá ngát tươi rói do chính mình câu là thú vui hiếm có, bên phải là ngôi chùa Tam Bảo kỳ viên với kiến trúc đẹp mắt...
Khám phá Dinh thự Đèo Văn Long Được mệnh danh là cái nôi và văn hóa Thái, trong lịch sử hình thành hơn 100 năm của hai tỉnh Điện Biên và Lai Châu, hơn nửa thế kỷ vùng đất này nằm dưới quyền cai trị của cha con họ Đèo. Hiện nay khu di tích ghi dấu thời thống khổ của Nhân dân vùng ngã ba sông Đà vẫn còn...