Khám phá Nghi Sơn
Với 42km đường bờ biển, gần 40 di tích danh thắng, 20 lễ hội cùng với nhiều làng nghề truyền thống, thị xã Nghi Sơn là một trong những điểm đến hấp dẫn tại Thanh Hóa.
Một hoạt động của du khách khi ra Đảo Hòn Mê.
Với 42km đường bờ biển, du lịch biển là lợi thế của thị xã Nghi Sơn. Theo đó, thị xã chú trọng phát triển các điểm du lịch nghỉ dưỡng biển, hạ tầng kỹ thuật, cơ sở vật chất, thu hút đầu tư… khiến những bãi biển như Hải Hòa, Hải Thanh, bãi Đông… ngày càng có sức hút với du khách. Trong đó, bãi Đông là điểm tham quan, nghỉ dưỡng lý tưởng cho những ai yêu thích cảnh thiên nhiên bình yên với vẻ đẹp hoang sơ. Vẻ đẹp của bãi biển này là hài hòa tuyệt vời của biển trời với núi non, sóng nước. Bãi Đông còn giữ hầu như nguyên vẹn vẻ đẹp hoang sơ của biển, tuy nhiên các dịch vụ nghỉ dưỡng, ăn uống ở đây đã đáp ứng được nhu cầu của du khách. Ngoài bãi Đông, trên địa bàn thị xã Nghi Sơn còn nhiều bãi biển khác, mỗi bãi biển mang một vẻ đẹp riêng biệt, cùng những trải nghiệm thú vị khác nhau. Bên cạnh hoạt động tắm biển, du khách tham quan và mua sắm tại các chợ hải sản gần biển. Hải sản bày bán tại chợ chủ yếu là của ngư dân vừa đi đánh bắt trong ngày nên rất tươi ngon, du khách có thể mang về chế biến hoặc thuê người chế biến và thưởng thức tại chỗ.
Tối 26/4 vừa qua, thị xã Nghi Sơn tổ chức thành công lễ khai mạc du lịch biển Nghi Sơn 2023 với chủ đề “Về với Nghi Sơn”, mở đầu cho mùa du lịch biển đầy sôi động. Bên cạnh lễ khai trương ấn tượng, du khách được tham quan không gian trưng bày, giới thiệu sản phẩm OCOP với 50 gian hàng của các doanh nghiệp, các hộ kinh doanh trên địa bàn thị xã và một số địa phương trong và ngoài tỉnh. Cùng với đó là các hoạt động văn hóa, trò chơi dân gian truyền thống, như trò diễn nấu cơm thi, diễn xướng giá hầu “Cô bé Thượng Ngàn” – tiết mục đạt giải A tại Liên hoan văn hóa các dân tộc Thanh Hóa lần thứ XX năm 2024 và giải bóng chuyền da nam mở rộng.
Phát triển du lịch biển, thời gian qua, nhiều dự án đầu tư du lịch biển đã và đang được triển khai xây dựng tại các phường Tân Dân, Hải Lĩnh, Ninh Hải, Hải Ninh, Mai Lâm… tạo thành một quần thể du lịch biển đồng bộ, hiện đại.
Một sản phẩm du lịch độc đáo, góp phần làm nên thương hiệu của Nghi Sơn đó là Khu Du lịch Anh Phát (phường Mai Lâm). Cùng với những bãi biển đẹp, Khu Du lịch Anh Phát đã góp phần quan trọng thu hút trên 1,2 triệu lượt khách du lịch đến tham quan, nghỉ dưỡng tại thị xã trong năm 2023, tổng thu từ du lịch đạt 2.300 tỷ đồng.
Khu Du lịch Anh Phát nằm trọn giữa thung lũng, bao quanh là núi đồi xanh mát và hồ nước tự nhiên, vì thế không khí ở đây trong lành, dễ chịu. Trong đó, Anh Phát Resort có quy mô 700 phòng nghỉ, đầy đủ các hạng phòng, thiết kế theo phong cách hiện đại, sang trọng nhưng gần gũi với thiên nhiên. Bên cạnh đó các dịch vụ spa, bar, karaoke, hầm rượu, sân tập golf, sân tennis, sân bóng đá, bi-da,… du khách đến đây còn có thể tham gia nhiều trò chơi mạo hiểm, cảm giác mạnh, như trường đua gokan, xe địa hình ATV, chèo thuyền Kayak, trượt cỏ, bắn súng sơn…
Trò chơi đường trượt zipline tại Khu Du lịch Anh Phát.
Video đang HOT
Đặc biệt, từ năm 2023, khu du lịch đưa vào khai thác tour Nghi Sơn – đảo Hòn Mê. Đảo Hòn Mê cách đất liền khoảng 11km, với diện tích 420ha, là hòn đảo lớn nhất trong quần thể 18 đảo tại khu vực ngoài khơi biển Nghi Sơn. Ngoài đảo chính là đảo Hòn Mê, còn có các đảo như: Hòn Bung, Hòn Cháy, Hòn Ruộc, Hòn Diêm, Hòn Miệng… Trong hành trình đến với đảo Mê, du khách được tham gia nhiều hoạt động trải nghiệm như: chèo thuyền, đi xe motor nước, lướt ván, câu cá, lặn biển ngắm san hô, cắm trại, đốt lửa trại, đi bộ trên cầu khỉ, tham quan ngọn hải đăng, giao lưu cùng các chiến sĩ bộ đội trên đảo… và thưởng thức những bữa tiệc hấp dẫn trên du thuyền. Khai thác tour du lịch này, Công ty TNHH Dịch vụ và Khách sạn Anh Phát đã đầu tư bến du thuyền hiện đại, với tổng số vốn lên tới trên 200 tỷ.
Bên cạnh các hoạt động vui chơi, tắm biển, vẫn còn rất nhiều loại hình du lịch đa dạng tại Nghi Sơn cho khách lựa chọn. Như du lịch tâm linh tại chùa Am Các, ngôi chùa tọa lạc trên sườn phía Đông gần đỉnh cao nhất của núi Các, thuộc xã Định Hải. Chùa Am Các là một quần thể văn hóa tâm linh Phật giáo tầm cỡ và cổ xưa bậc nhất trong tỉnh, gắn liền với quá trình hình thành quốc gia Đại Việt tự chủ và sự phát triển của Phật giáo từ thế kỷ 10. Từ khi được xếp hạng di tích văn hóa cấp tỉnh năm 2013, nhiều công trình kiến trúc tôn giáo đã được tôn tạo, như: chùa Trình, chùa Hạ, chùa Thượng, phủ Ngọc Sơn bên cạnh hệ thống hiện vật, di tích liên quan đến tôn giáo, như: Khe Mõ và mõ đá, tảng đá có khắc hình tượng Phật…
Ngoài ra, đến với thị xã Nghi Sơn, du khách còn có thể đến thăm Di tích lịch sử văn hóa quốc gia đền thờ Hoằng Quốc Công Đào Duy Từ, đền Quang Trung, đền Lạch Bạng, đền Thanh Xuyên, chùa Bãi Đông, nhà thờ giáo xứ… những địa điểm văn hóa – lịch sử vô cùng hấp dẫn.
Những điểm đến và sản phẩm du lịch đa dạng cùng với nỗ lực của chính quyền và Nhân dân là tiền đề quan trọng để thị xã Nghi Sơn thực hiện mục tiêu đón 1,2 triệu lượt khách du lịch và đạt tổng thu trên 2.300 tỷ đồng trong năm 2024.
Ghé thăm làng nghề truyền thống ở xứ Huế
Đến với xứ Huế, ngoài những địa điểm tham quan truyền thống là di sản, văn hóa và lịch sử với những nét đẹp cổ kính.
Du khách còn có thể đắm chìm trong những tinh hoa của đất trời qua bàn tay khéo léo của những người thợ lành nghề đã tạo nên các sản phẩm mang đậm chất truyền thống và tinh thân dân tộc.
Làng hương Thuỷ Xuân
Nằm nép mình dưới chân đồi Vọng Cảnh, Thuỷ Xuân - ngôi làng yên bình, trù phú với phong cảnh nên thơ. Chỉ cách trung tâm TP. Huế khoảng 7km, Thuỷ Xuân là một trong những làng nghề truyền thống ở xứ Huế có lịch sử rất lâu đời.
Các hộ dân ở đây đa phần đều làm nghề sản xuất hương. Ban đầu, hương Thuỷ Xuân ở làng nghề truyền thống ở xứ Huế chỉ có hai màu cơ bản: đỏ và nâu. Sau này, để làm những thẻ hương đẹp và bắt mắt hơn, những người thợ đã pha trộn thành công những màu sắc khác nhau để nhuộm cho hương.
Đến đây, du khách sẽ được chiêm ngưỡng cảnh tượng vô cùng đẹp mắt khi người dân bó hương thành từng bó lớn, xoè thành từng chùm rực rỡ rồi đem ra phơi nắng, khoe sắc khiến cả không gian đều phảng phất hương thanh khiết, nồng ấm tựa như một cánh đồng hoa khổng lồ.
Hương Thuỷ Xuân được sản xuất hoàn toàn thủ công, theo công thức gia truyền, bao gồm những thảo mộc quý như: ngũ vị thuốc Bắc, nụ tùng, hoa hồi, thảo quả, đinh hương... và đặc biệt là tinh dầu trầm, tạo nên những thẻ hương có mùi thơm độc đáo, vang danh khắp mọi miền.
Đến làng hương Thuỷ Xuân ở xứ Huế vào những ngày giáp Tết, du khách sẽ được hoà mình trong không khí rộn ràng, hối hả của những cơ sở sản xuất hương. Ngôi làng cổ kính này chắc chắn sẽ là điểm đến thú vị cho những tín đồ sống ảo bởi những sắc màu rực rỡ.
Làng hoa giấy Thanh Tiên
Thuộc xã Phú Mậu, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế, làng hoa giấy Thanh Tiên đã có lịch sử gần 400 năm. Được hình thành từ thời các vua nhà Nguyễn. Nghề làm hoa giấy ở đây xuất phát từ tín ngưỡng thờ cúng dân gian của người dân đất cô đô.
Là một trong những làng nghề truyền thống ở xứ Huế, làng hoa giấy Thanh Tiên bên cạnh sản xuất hoa giấy để phục vụ cho việc thờ cúng, lễ tết, còn làm hoa giả để trang trí nhà cửa, trưng bày trong các triển lãm, làm quà lưu niệm xuất khẩu quốc tế...
Để làm được một cành hoa giấy đẹp, những người thợ Thanh Tiên phải rất giàu kinh nghiệm, tỉ mỉ và khéo léo. Làm hoa giấy có nhiều công đoạn khác nhau: nhuộm giấy, vót tre, phơi tre, cắt tạo hình...
Sản phẩm nổi tiếng nhất của làng nghề Thanh Tiên là hoa sen giấy. Những bông hoa sen giấy Thanh Tiên có màu sắc tươi sáng, đường nét mềm mại, sống động rất được người dân địa phương và du khách yêu thích.
Ghé thăm làng nghề du lịch nổi tiếng ở Huế này, du khách sẽ được tận mắt chứng kiến các công đoạn làm hoa giấy và có dịp chọn mua những bó hoa rực rỡ sắc màu để tô điểm cho ngày Tết trong gia đình mình.
Tranh làng Sình
Bên cạnh tranh Hàng Trống, tranh Đông Hồ, thì tranh làng Sình ở cố đô Huế cũng là một dòng tranh dân gian nức tiếng. Đặc biệt trong dịp Tết đến xuân về, tranh làng Sình được người dân kinh thành trân trọng treo trong nhà, vừa để trang hoàng cho ngày Tết, vừa gửi gắm ước vọng về sự an vui, sung túc cho gia đình.
Làng Sình - làng nghề truyền thống ở xứ Huế - một ngôi làng nhỏ nằm bên bờ sông Hương thơ mộng. Nghề làm tranh ở làng Sình đã có từ rất lâu đời, không chỉ phục vụ thú chơi tranh mà còn đáp ứng nhu cầu tín ngưỡng của người dân xứ Huế.
Trước đây, tranh làng Sình được dùng để thờ cúng, hoá trong các lễ cầu an, giải hạn. Ngày nay, dòng tranh này được bổ sung thêm đề tài về thiên nhiên và sinh hoạt đời thường để gần gũi hơn với cuộc sống hiện đại.
Trước đây, tranh làng Sình được dùng để thờ cúng, hoá trong các lễ cầu an, giải hạn. Ngày nay, dòng tranh này được bổ sung thêm đề tài về thiên nhiên và sinh hoạt đời thường để gần gũi hơn với cuộc sống hiện đại.
Làng gốm Phước Tích
Là ngôi làng cổ ở xứ Huế mộng mơ, được xếp hạng di tích quốc gia thứ 2 sau làng cổ Đường Lâm (Hà Nội), làng gốm Phước Tích đã có lịch sử hơn 500 năm. Nghề làm gốm tại đây vô cùng đặc sắc, được truyền từ đời này sang đời khác với bí quyết tạo nên những sản phẩm gốm tinh xảo, bền đẹp.
Gốm Phước Tích là đồ thượng phẩm chuyên dùng trong cung cấm và trong các biệt phủ của giới quyền quý. Ngày nay, đồ gốm Phước Tích không ngừng được cải tiến về mẫu mã, trở thành sản phẩm tiêu dùng được người dân trong và ngoài tỉnh yêu chuộng.
Không chỉ là một làng nghề truyền thống ở xứ Huế nổi tiếng khắp đó đây, Phước Tích còn được biết tới là điểm du lịch hấp dẫn với những ngôi nhà rường cổ kính và không gian làng quê thanh bình, yên ả. Đến với làng gốm Phước Tích, du khách sẽ có dịp tìm hiểu về nghề gốm cổ truyền độc đáo và hoà mình vào không gian làng cổ nên thơ, mơ màng đậm chất Huế.
7 địa điểm du lịch Kuala Lumpur nổi bật nhất trên Instagram Du lịch Kuala Lumpur là một điểm đến phổ biến đối với du khách người nước ngoài. Đây là nơi hòa quyện của các nền dân tộc và văn hóa độc đáo, nơi kiến trúc thuộc địa pha trộn lẫn với những tòa nhà chọc trời, nơi ẩm thực đường phố hài hòa với ẩm thực cao cấp, nơi những khu chợ địa...