Khám phá nét độc đáo của Bản Cát Cát khi đến Sapa
Đi du lịch Sapa, du khách không thể không ghé thăm các bản làng của đồng bào dân tộc thiểu số nơi đây.
Trong đó, Cát Cát là một trong những bản du lịch hấp dẫn nhất ở thị trấn sương mù này.
Đây là một bản làng của người dân tộc H’Mong, nằm ngay ở dưới chân dãy Hoàng Liên Sơn và đỉnh Phanxipang hùng vĩ – Nơi mà những nét văn hóa truyền thống người dân tộc thiểu số gắn liền với thiên nhiên hoang sơ, rất thích hợp với các du khách muốn xua tan mệt mỏi chốn đô thị.
Bản Cát Cát hlà một ngôi làng nhỏ nằm cách thị trấn Sa Pa khoảng 2 km, được hình thành từ giữa thế kỷ 19 do một bộ phận dân tộc thiểu số quần tụ lại theo phương pháp mật tập.
Nằm dưới chân dãy núi Hoàng Liên Sơn, giữa mây ngàn gió núi, Cát Cát là điểm du lịch sinh thái lý tưởng cho du khách khi muốn tìm hiểu và khám phá đời sống văn hóa của con người vùng cao Tây Bắc. Ở Bản Cát Cát chủ yếu là đồng bào dân tộc Mông sinh sống.
Nơi đây được người Pháp phát hiện vào khoảng thế kỷ XX và chọn bản làm nơi nghỉ dưỡng cho các quan chức và xây dựng nhà máy thủy điện đầu tiên tại bản (hiện nay vẫn được bảo tồn và là nơi các chàng trai cô gái người Mông biểu diễn văn nghệ dân tộc ngày 06 ca phục vụ du khách đến tham quan). Ở Cát Cát còn có một thác nước đẹp mà theo tiếng Pháp có nghĩa là CatScat. Chính vì vậy, bản cũng lấy tên là Cát Cát.
Vẻ đẹp của thác Tiên Sa tại bản Cát Cát
Con đường đến với Cát Cát khá đẹp, bạn sẽ được đi qua những đoạn đường cua tay áo uốn lượn mà hai bên là những thửa ruộng bậc thang cùng những ngôi nhà nhỏ lấp ló. Khi đi bộ xuống bản, qua đoạn đường dốc lát bê tông sẽ tới những bậc thang lát đá. Tiếp tục đi qua cây cầu Si , du khách sẽ tới trung tâm Cát Cát, nơi hội tụ 3 dòng suối: suối Tiên Sa, suối Vàng và suối Bạc.
Video đang HOT
Bản Cát Cát – một trong những ngôi làng đẹp nhất của Sapa
Được hình thành từ khoảng giữa thế kỷ 19, bản Cát Cát bao gồm nhiều gia đình người Mông, sống dựa vào sườn núi, quây quần bên nhau và họ trồng trọt ngay ở trên những sườn đồi đó. Khi đến thăm bản, du khách sẽ thấy khá lạ lẫm với những ngôi nhà ba gian lợp ván gỗ thường được gọi là “Nhà Trình Tường”, không gian bên trong cũng khá đơn giản có nơi thờ cúng, có sàn gác lương thực để dự trữ qua mùa lạnh, nơi ngủ, bếp và nơi tiếp khách…. Thông thường nhà có 3 cửa ra vào với cửa chính ở gian giữa.
Những ngôi nhà trình tường đặc trưng của người đồng bào dân tộc Mông
Bản Cát Cát không chỉ hấp dẫn du khách bởi phong cảnh thiên nhiên trữ tình, mộc mạc và đầy hoang sơ, mà còn vì những nét văn hóa truyền thống đặc sắc và đa dạng của đồng bào dân tộc Mông nơi đây. Hãy cùng hòa mình vào những tiếng khèn, điệu múa dịu dàng đến say đắm lòng người của cô gái Mông xinh đẹp, hay tiếng đàn môi xao động lòng người du khách sẽ được cùng tham gia giao lưu nhảy sạp với những chàng trai cô gái người Mông.
Ngoài trồng lúa, người dân tộc Mông ở bản Cát Cát còn phát triển các nghề thủ công truyền thống như đan lát dụng cụ sinh hoạt, trồng lanh dệt vải, chạm trổ trang sức bạc và rèn nông cụ. Đến bản Cát Cát, du khách sẽ được tham quan khu trưng bày và bán các sản phẩm thủ công truyền thống của đồng bào dân tộc Mông.
Những sản phẩm độc đáo, tinh xảo được tạo ra bởi bàn tay khéo léo của những con người dân bản nơi đây không chỉ đem lại sức sống cho con người nơi đây làng mà còn thể hiện nét văn hóa đặc trưng không nơi nào có được của người Mông và được bảo tồn, gìn giữ qua nhiều thế hệ.
Nghề đan mây tồn tại qua nhiều thế hệ.
Đội văn nghệ bản Cát Cát
Nếu may mắn du khách sẽ chứng kiến tục kéo vợ của ngưởi Mông tại bản Cát Cát
Du khách check in tại thác Cát Cát
Với những nét độc đáo riêng có của một bản vùng cao Tây Bắc, Cát Cát lâu nay đã trở thành điểm du lịch ấn tượng, không thể bỏ qua của du khách trong và ngoài nước khi đến Sa Pa. Nhờ phát triển các hoạt động du lịch cộng đồng, đời sống của đồng bào dân tộc địa phương được cải thiện đáng kể, đem lại cho Cát Cát một diện mạo mới nhưng không làm mất đi những nét đẹp truyền thống từ bao đời nay./.
Chợ tình Khâu Vai nét đẹp trên vùng đất rẻo cao
Nói đến Hà Giang là nói đến các phiên chợ đặc biệt của đồng bào dân tộc nơi đây.
Và chợ tình Khâu Vai là một trong những phiên chợ đặc biệt ấy.
Chợ tình Khâu Vai có từ gần một trăm năm nay, còn được gọi là chợ Phong Lưu. Chợ được bắt nguồn từ câu chuyện tình lãng mãn đầy tính nhân văn, chợ tình Khâu Vai ngày hôm nay tuy đã có nhiều nét thay đổi nhưng vẫn mang trong mình những nét độc đáo, đắc sắc riêng.
Chợ tình Khâu Vai
Trên mảnh đất vùng cao, người ta vẫn còn truyền tai cho nhau nghe về câu chuyện tình xa xưa. Thuở ấy, đất Khâu Vai chưa rộng lớn như bây giờ mà chỉ có người Nùng và người giáy sinh sống. Họ sống riêng biệt thành từng làng và không qua lại lẫn nhau. Nhưng chuyện bắt đầu từ khi chàng Ba người Nùng đem lòng yêu say đắm cô Út người Giáy. Tình yêu mới chớm nở đẹp như bông hoa của núi rừng Khâu Vai. Nhưng chuyện gì tới cũng phải tới, khi cha mẹ hai bên biết chuyện của đôi trai gái, họ ra sức ngăn cản. Bởi cái quan niệm môn đăng hậu đối, bởi phong tục tập quán, và bởi quan niệm dân tộc nào chỉ lấy người dân tộc đó. Sự cấm cản của hai gia đình khiến đôi trai gái quyết định bỏ trốn lên núi sống.
Và sự việc ngày càng thêm trầm trọng khi mâu thuẫn của hai nhà trở thành mâu thuẫn giữa hai làng người Nùng và người Giáy. Từ trên núi nhìn xuống đôi trai gái thấy cảnh đổ máu, đâm chém nhau của hai làng. Thương cha, thương mẹ, thương dân bản hai làng trở nên hận thù nhau vì tình yêu của mình. Dù rất đau khổ nhưng họ đành phải chia tay nhau về làng. Họ hẹn nhau mỗi năm một lần sẽ lại gặp nhau trên núi Khâu Vai, để tâm sự và kể cho nhau nghe những điều thầm kín trong suốt một năm qua. Họ ngồi bên nhau kể chuyện, ca hát cho đến đêm, khi trời sáng là lúc họ trở về với cuộc sống thường ngày của mình. Ngày cuối cùng của cuộc đời họ lại tìm đến với nhau, ôm chặt nhau cùng đi vào cõi vĩnh hằng. Ngày họ ra đi vào đúng ngày 27/3 cũng là ngày họ quyết định chia tay nhau. Sau đó dân làng biết chuyện, cảm phục tình cảm của đôi trai gái họ dựng miếu ông, miếu bà, và mở phiên chợ hàng năm vào ngày 27/3 trên đỉnh núi Khâu Vai.
Người dân vùng cao
Ngày nay, chợ tình Khâu Vai là phiên chợ nổi tiếng bởi những cái độc đáo và lạ của nó. Từ chiều ngày 26/3 những người dân trong trang phục mình rộn ràng xuống chợ. Từ khắp các nẻo đường, trên các rẻo cao tiếng cười nói vang lên mọi nơi làm cho nơi đây sôi động hẳn lên. Tất cả đều hướng về chợ tình, hướng về người mình đã yêu, đang yêu và sẽ yêu.
Chợ họp từ sáng đến tối, chủ yếu phục vụ nhu cầu của đồng bào dân tộc nơi đây. Và cũng là nơi những đôi nam nữ yêu nhau nhưng không đến được với nhau gặp gỡ để ôn lại tình cảm. Những người đến chợ tình có thể còn độc thân, đã có người yêu, cũng có thể đã có chồng. Cũng có thể cả hai vợ chồng cùng đến chợ, nhưng rồi lại tách ra để đi tìm người cũ của mình. Họ không ghen tuông, không cấm cản, đó cũng là một nét đẹp đặc trưng của chợ tình Khâu Vai. Ngày nay, các cô gái được tự do tìm hiểu và quyết định hôn nhân của mình mà không gặp phải sự phản đối của cha mẹ. Vì thế mà chợ tình Khâu Vai là nơi làm nên duyên của rất nhiều cặp vợ chồng.
Chợ tình như một nét đẹp văn hóa không thể tách rời của Hà Giang, góp phần quảng bá du lịch Hà Giang tới du khách mọi miền tổ quốc.
Chợ tình Khâu Vai
Khám phá nét độc đáo của đồi cát bay Đến với mảnh đất vùng duyên hải này, không ai lại không biết đến thắng cảnh tự nhiên Đồi Cát Bay - một trong những bãi cát lớn trải dài nhiều cây số từ Bình Thuận đến Ninh Thuận. Sở dĩ có tên gọi này bởi vì hình dạng của nó không cố định mà thay đổi theo thời gian do tác động...