Khám phá nét độc đáo chợ bò Mèo Vạc
Chợ bò của huyện Mèo Vạc họp vào chủ nhật hàng tuần là nét độc đáo của đồng bào Mông, Dao, Lô Lô, Tày tại Hà Giang.
Phiên chợ không chỉ là nơi để bà con trao đổi buôn bán, còn là nơi giao lưu, trao đổi kinh nghiệm sản xuất; cũng là điểm nhấn đáng chú ý để phát triển kinh tế, du lịch địa phương.
Người dân ở các xã của huyện Mèo Vạc tấp nập dắt bò về chợ thị trấn từ sớm.
Chợ nằm ngay trung tâm thị trấn, mỗi phiên chợ có khoảng 100-200 con bò được trao đổi mua bán. Điểm đặc biệt khi đến đây là phụ nữ, đàn ông đều mặc trang phục truyền thống của dân tộc mình.
Theo chân ông Mua Sí Vư (tổ 1, thị trấn Mèo Vạc, huyện Mèo Vạc, Hà Giang) đến chợ bò, ông Vư kể: chợ bò được hình thành từ rất lâu, nhưng chỉ thực sự phát triển mạnh khi năm 2000, huyện Mèo Vạc có chủ trương đẩy mạnh phát triển đàn trâu, bò hàng hóa. Vào các ngày diễn ra phiên chợ, người dân của các xã trên địa bàn Mèo Vạc và các huyện lân cận tấp nập dắt bò về chợ thị trấn để trao đổi, mua bán. Thương lái các tỉnh dưới xuôi cũng đến phiên chợ này để thu mua bò.
Tại phiên chợ này không có cảnh chèo kéo mua và bán.
Năm giờ sáng, chợ đã bắt đầu có tiếng người, lẫn trong âm thanh của núi rừng là tiếng chân bò dồn dập đổ về chợ. Từ xa, người đi chợ đã nghe thấy những âm thanh vui tai của lục lặc đeo ở cổ những con bò. Ai cũng muốn việc mua bán diễn ra thuận lợi, nhanh chóng vì bò là tài sản lớn của người dân.
Video đang HOT
Tại phiên chợ, hàng trăm con bò xếp hàng ngang đều tăm tắp, khỏe mạnh, béo tốt, lông vàng óng. Người ra vào đông đúc nhưng không hề có sự sự bon chen, xô đẩy. Không ồn ã chào mời, các chủ bò kiên nhẫn chờ khách mua trả giá, nếu thấy vừa ý thì bán, không thì dắt bò về để đến phiên chợ sau.
Cũng như bao người, anh Vàng Mí Chứ (ở xã Xà Phìn, huyện Đồng Văn, Hà Giang) đến chợ từ lúc 5 giờ sáng. Từ khi mới đến chợ, bò của anh Chứ đã được rất nhiều người mua hỏi thăm về giá và tình trạng sức khỏe. Anh Chứ kể: Bò mang đi bán này, gia đình đã nuôi được hơn 5 năm, cả nhà có 5 con, kinh tế gia đình cũng nhờ vào đàn bò. Hiện nay, gia đình có việc cần đến tiền nên mới mang đến chợ bò để bán.
Không chỉ người bán đi sớm, người mua cũng không thể đến muộn. Có thương lái phải đến chợ bà Mèo Vạc từ chiều hôm trước, ngủ lại qua đêm để sáng sớm có thể chọn những con bò chất lượng nhất.
Chợ bò Mèo Vạc là phiên chợ buôn bán bò lớn nhất của tỉnh Hà Giang.
Là thương lái đến từ huyện Yêm Minh (Hà Giang), cũng là người buôn bò chuyên nghiệp lâu năm, anh Vàng Thìn Tháng không chỉ mua bò ở trong tỉnh, còn đi các tỉnh lân cận để tìm mua bò với chất lượng và giá tốt nhất. Anh Tháng cho biết: Vào những phiên chợ bò, các anh phải đánh xe đi từ chiều hôm trước, lên nghỉ lại ở huyện Mèo Vạc. Từ sáng sớm, các anh đã có mặt để chọn bò của bà con đem đến bán. Thông thường, một con bò trưởng thành tại chợ bò Mèo Vạc có giá chừng 10- 4 triệu đồng, đặc biệt có con to, đẹp được bán tới giá gần 20 triệu đồng.
Chợ bò Mèo Vạc không chỉ là nơi trao đổi, mua bán bò giữa nông dân và các thương lái của các tỉnh dưới xuôi, còn là nơi giao lưu, gặp gỡ, tâm tình giữa những người bạn. Chợ thường kéo dài trong buổi sáng nhưng cũng có khi cả ngày. Du khách lên tham quan, du lịch trên vùng Cao nguyên đá của Hà Giang thường không quên đến thăm, khám phá vẻ độc đáo của phiên chợ bò, chụp ảnh lưu niệm với những hình ảnh chỉ có ở đây.
Việc duy trì, phát triển chợ bò huyện Mèo Vạc đã tô điểm thêm nét văn hóa của đồng bào các dân tộc vùng Cao nguyên đá. Đồng thời, góp phần tạo động lực cho người dân tiếp tục duy trì, phát triển đàn gia súc nói chung, bò nói riêng; qua đó giúp người dân có nguồn thu nhập ổn định, từng bước thoát nghèo, hướng tới làm giàu từ chính việc chăn nuôi…
Lên cao nguyên đá Hà Giang khám phá nét văn hóa độc đáo của Chợ bò Mèo Vạc
Không chỉ là nơi trao đổi, mua bán bò giữa người dân các xã của huyện vùng cao Mèo Vạc và thương lái từ dưới xuôi lên, chợ bò Mèo Vạc còn là nơi giao lưu, gặp gỡ, tâm tình giữa những người bạn.
Tại phiên chợ bò Mèo Vạc không có cảnh chèo kéo mua và bán. (Ảnh: Đức Thọ/ TTXVN)
Chợ bò Mèo Vạc gắn liền với hình ảnh của một vùng quê còn nhiều khó khăn nhất của tỉnh Hà Giang đang từng ngày vươn lên thoát nghèo bằng chăn nuôi bò hàng hóa. (Ảnh: Đức Thọ/TTXVN)
Vào các ngày phiên chợ Chủ nhật, người dân các xã của huyện Mèo Vạc tấp nập dắt bò về chợ thị trấn. (Ảnh: Đức Thọ/TTXVN)
Chợ bò nằm ở trung tâm thị trấn Mèo Vạc, tại khu sân vận động của huyện. (Ảnh: Đức Thọ/TTXVN)
Người dân ở các xã của huyện Mèo Vạc tấp nập dắt bò về chợ thị trấn từ sớm. (Ảnh: Đức Thọ/TTXVN)
Chợ bò Mèo Vạc là phiên chợ buôn bán bò lớn nhất của tỉnh Hà Giang. (Ảnh: Đức Thọ /TTXVN)
Tại phiên chợ bò Mèo Vạc không có cảnh chèo kéo mua và bán. (Ảnh: Đức Thọ/ TTXVN)
Phiên chợ bò Mèo Vạc không có cảnh chèo kéo mua và bán, người dân dắt bò ra chợ nếu được giá thì bán, không được giá thì vui vẻ dắt bò về để phiên chợ sau. (Ảnh: Đức Thọ/TTXVN)
Trong phiên chợ bò Mèo Vạc không có cảnh chèo kéo mua và bán. (Ảnh: Đức Thọ/ TTXVN)
Top những điểm đến du lịch chậm được du khách thế giới yêu thích nhất Lượt tìm kiếm về 'du lịch chậm' tăng gấp ba lần trong 5 năm qua. Đáng chú ý, có 8 điểm đến trong khu vực châu Á thu hút du khách lưu lại lâu nhất, trong đó có Thành phố Hồ Chí Minh của Việt Nam. "Du lịch chậm" (slow travel) đang là một trong những xu hướng du lịch được quan tâm...