Khám phá nét đặc trưng ẩm thực 3 miền Bắc Trung Nam
Khác biệt về địa lý, khí hậu đã tạo nên những phong tục tập quán khác nhau ở mỗi vùng miền trên mảnh đất hình chữ S.
Đặc biệt là hình thành nên những nét đặc trưng trong ẩm thực 3 miền. Vậy những nét đặc trưng đó khác và giống nhau ra sao. Hãy cùng khám phá qua bài viết bên dưới nhé.
Ẩm thực miền Bắc – Hương vị tinh tế của thủ đô
Đặc trưng của ẩm thực miền Bắc khác với ẩm thực 3 miền còn lại là ở sự cầu kỳ, tinh tế. Bên cạnh đó là sự kết hợp giữa nhiều nguyên liệu. Nơi đây là nơi định cư lâu đời của ông bà tổ tiên. Thế nên các món ăn ở đây luôn được lựa chọn và chắt lọc những tinh hoa. Điều này trở thành thói quen và tạo nên chuẩn mực của nền ẩm thực Bắc Bộ.
Bên cạnh đó, hương vị đặc trưng rõ nét nhất của người miền Bắc là thanh đạm. Các loại gia vị luôn có sự kết hợp hài hòa. Không quá cay như miền Trung và không quá ngọt như miền Nam. Vì vậy, người dân miền Bắc luôn biết cách chế biến sao cho hài hòa và tinh tế nhất. Bên cạnh hương vị đặc trưng thì hình thức cũng được đánh giá cao ở nét ẩm thực miền Bắc. Hà Nội được xem là nơi lưu giữ tinh hoa văn hóa ẩm thực Việt trọn vẹn nhất.
Khi nhắc đến ẩm thực miền Bắc nhiều người sẽ nghĩ ngay đến các món ăn trứ danh nơi đây. Điển hình như phở, bún thang, bún chả, bún đậu mắm tôm,… Mới nghe thôi đã thấy tuyệt vời rồi đúng không nào.
Với những ai lần đầu đến miền Bắc là thưởng thức ẩm thực nơi đây sẽ có cảm giác các món ăn ở đây khá nhạt. Nhưng một thời gian sau bạn sẽ thích ứng được ngay thôi. Vì hương vị này vô cùng tốt cho sức khỏe.
Video đang HOT
Đặc trưng ẩm thực 3 miền – Miền Trung đậm đà, đơn giản
Các món ăn tại miền Trung nước ra là sự kết hợp bởi 2 lối ẩm thực nổi bật. Đó là ẩm thực Cung đình cầu kỳ và ẩm thực đường phố đơn giản. Chính vì điều này mà chúng ta vẫn thường nghe thấy mọi người nói về ẩm thực 3 miền Việt Nam vô cùng đa dạng. Tuy nhiên điều này vẫn không hề làm mất đi vị ngon của món ăn. Lối ẩm thực khác nhau sẽ mang lại cho thực khách những hương vị riêng và cuốn hút.
Ẩm thực miền Trung thường sẽ thiên về gia vị đậm đà, cay và mặn mà hơn. Các món ăn của người miền Trung thường có thêm gia vị của ớt. Không những làm cho món ăn thêm đẹp mắt mà còn làm tăng hương vị cho món ăn. Những ai giỏi ăn cay thì chắc chắn không nên bỏ qua các món ăn tại nơi đây.
Những món ăn rất riêng của miền Trung có thể kế đến là bún bò Huế, mì Quảng, cao lầu, bánh bèo,… Những món ăn nghe có vẻ đơn giản nhưng hương vị lại vô cùng đặc biệt. Bạn sẽ chẳng thể tìm thấy hương vị này ở đâu khác. Miền Trung là vùng đất của nắng, gió và mưa bão. Vì thế các món ăn nơi đây cũng phảng phất hương vị chua cay đó.
Ẩm thực miền Nam – Nét đặc trưng ngọt dịu và đa dạng
Miền Nam là vùng đất được ưu ái vì lĩnh hội được nét ẩm thực của các vùng miền. Cùng với đó là những món ăn được kết hợp rất tài tình và đầy sự sáng tạo. Bên cạnh đó, các món ăn tại miền Nam không chỉ thiên về vị ngọt mà còn có vị béo ngậy của nước cốt dừa…
Ẩm thực 3 miền Việt Nam đa dạng, phong phú cũng một phần nhờ vào sự đa dạng của ẩm thực miền Nam này. Bởi nơi đây có sự tiếp thu của một số phong cách ẩm thực của dân tộc khác như Chăm, Khơ-me… Các món ăn nơi đây đơn giản và dễ ăn như chính tính cách của người dân nơi đây. Luôn cởi mở, hiền hòa và hiếu khách.
Ẩm thực miền Nam thường ngọt hơn so với ẩm thực miền Trung và miền Bắc. Nguyên liệu để tạo nên món ăn cũng rất đơn giản. Thường được hái ngoài vườn hoặc bắt ngoài tự nhiên về. Một số món ăn khi nhắc đến là người ta sẽ biết ngay là món ăn từ miền Nam. Điền hình như cá lóc nướng trui, gỏi cuốn, bún mắm, hủ tiếu Nam Vang,… Mỗi một món ăn đều mang một hương vị rất riêng, không món nào giống món nào. Đặc biệt, các món bánh của miền Nam cũng rất ngon. Nếu đến đây một lần thì đừng ngại thử nhé. Chắc chắn sẽ để lại cho bạn những trải nghiệm rất thú vị đấy.
Hương vị canh chua ba miền
Món ăn mỗi vùng miền sẽ có những hương vị khác nhau trong đó món canh chua của ba miền cũng có sự khác biệt về nguyên liệu, cách nấu cũng như hương vị của nó.
Vị chua thanh miền Bắc
Vị chua của miền Bắc phần nhiều xuất phát từ những loại gia vị lên men tự nhiên, như giấm nuôi, giấm bỗng, cơm mẻ. Món canh chua nổi nhất là riêu, từ riêu cua, riêu trai, riêu ốc đến riêu cá. Mỗi món có một vị chua khác nhau. Riêu cua, riêu ốc nấu với giấm bỗng rượu nếp vị thanh, nước trong và hương thơm nức mũi. Riêu cá đi cùng cơm mẻ, nước đục váng nhưng vị chua lại dịu dàng hơn.
Hương vị canh chua ba miền (Ảnh: mywow)
Vị chua ẩn chát miền Trung
Đi vào miền Trung, vị chua của cây trái được dùng nhiều hơn, phổ biến nhất là khế, thơm, cà chua, tai chua... Bữa cơm dân dã thường có tô canh chua hến hay tép nấu khế chua, hoặc vài ba loại cá biển nấu cà. Chất chua của khế, của cà có lẫn chút vị ngọt, được dặm bằng vị chan chát của rau răm (có khi là quả vả), tạo thành một tổng hòa "chua - chát" rất đặc biệt của miền Trung.
Ngoài ra, những loại rau quả muối lên men như măng ngâm chua, dưa cải, cà muối, rau muống muối... cũng tạo thành những gia vị nấu chua cho tô canh miền Trung. "Gây thèm" nhất có lẽ là nhút (mít non và xơ mít muối chua), vốn được xem là món ăn nhà nghèo những mùa thóc cao gạo kém hay lụt ngập trắng đồng.
Hương vị canh chua ba miền (Ảnh: baomoi)
Phong phú vị chua miền Nam
Trong việc đối phó với mùa nắng, người dân Nam bộ có lẽ thuộc hàng dày dạn hơn với món ăn chống nóng đầy chất chua. Vị chua của ẩm thực Nam bộ thường được tạo ra từ các sản vật phong phú của vùng đất này như cà chua, thơm, me, khế, chùm ruột, chanh, trái giác, trái bần, me đất hoa vàng... Chỉ cần có con cá và rau xanh là có thể cho ra đời trăm thứ canh, chục thứ lẩu.
Tô canh chua miền Nam rất "hoành tráng" và chất lượng, thể hiện sự trù phú của vùng đất này: cá cắt khúc lớn, nước thật chua và rau thật nhiều. Món đơn giản nhất là canh chua cá cũng phải có ít nhất năm ba loại trái chua căn bản như me, thơm, cà chua. Do vậy, vị chua miền Nam phần nhiều xuất thân từ cây trái, nên vừa có chất tươi, vừa đa dạng và nhiều sắc thái. Để tổng hòa vị chua ấy, người dân Nam bộ nêm một chút đường để "dằn" lại. Nấu canh chua kiểu miền Nam mà thiếu đường thì không thể ra đúng chất được.
Hương vị canh chua ba miền (Ảnh: cooky)
Thú vị bánh căn các vùng miền Nói về bánh căn, tôi có thể tự hào đã ăn món này trải dài khắp các tỉnh, thành từ Phan Thiết (Bình Thuận), lên Đà Lạt, xuống Phan Rang (Ninh Thuận), Khánh Hòa, Phú Yên. Mẫu số chung quyết định tính ngon, vị nhớ của món bánh căn các vùng miền đầu tiên là nước mắm ớt tỏi. Tùy theo bí quyết...