Khám phá ‘Nam Sơn đệ nhất động’
Động Nam Sơn (địa phương gọi là động Tớn) thuộc xã Vân Sơn (Tân Lạc) được công nhận di tích danh thắng cấp quốc gia năm 2008.
Trước đó, nhiều nhà khoa học đã nghiên cứu và công nhận đây là hang động đẹp nhất trong quần thể các hang động được phát hiện tại Khu Bảo tồn thiên nhiên Ngọc Sơn – Ngổ Luông, với những khối đá phát triển qua quá trình hình thành khoảng 250 triệu năm.
Du khách khám phá danh thắng cấp quốc gia động Nam Sơn, xã Vân Sơn (Tân Lạc).
Từ trung tâm xã đi vào khoảng 4km, du khách xuống xe men theo lối nhỏ, bước vào hành trình trải nghiệm 40 phút ngược núi, đi bộ xuyên qua các cánh rừng tre trúc, trèo qua các mỏm đá để đến động. Trang bị cho mỗi người 1 gậy chống và 1 chiếc đèn pin để soi đường, chị Bùi Thị Thiềng, cán bộ văn hóa xã Vân Sơn cho biết đường lên động còn rất hoang sơ, ít tác động của bàn tay con người. Trước đây, động được đầu tư hệ thống điện nhưng do nhiệt độ trong hang luôn ẩm ướt, nhiều đoạn nước nhỏ giọt nên công trình đã bị hư hỏng. Mặc dù nhiều hạng mục chưa được đầu tư nhưng vẻ đẹp huyền bí của động Nam Sơn vẫn lôi cuốn du khách tham quan, khám phá.
Nằm ở độ cao gần 1.000m so với mực nước biển, động dài khoảng 450m, được chia thành 3 ngăn, ngăn giữa có hồ nước rộng với độ sâu từ 2 – 7m, nước hồ trong vắt, mát lạnh quanh năm. Cửa động rộng 90cm, cao 1m. Ngoài việc sở hữu kho tàng gồm các cột đá, nhũ đá, măng đá, rèm đá rất đặc sắc, động còn lưu giữ nhiều cổ vật liên quan đến lịch sử, văn hóa và là nơi trú ngụ của nhiều loài dơi, động vật, sinh vật đặc hữu. Qua thông tin của người dân bản địa, từ lâu bà con đã biết đến cửa hang và vòm hang. Tuy nhiên do bên trong rất tối nên chưa ai nghĩ đến việc đi sâu khám phá. Sau này, một tốp người đi làm nương do khát nước liều lĩnh rủ nhau soi đèn vào hang tìm nguồn nước phát hiện một hồ nước lớn, trong vắt tận đáy.
Video đang HOT
Trên hành trình thám hiểm hang động, bất cứ ai đến đây đều không khỏi trầm trồ trước vẻ đẹp tuyệt mỹ mẹ thiên nhiên ban tặng với vô số măng đá lô nhô, dải nhũ thanh mảnh buông xuống đủ sắc màu thạch nhũ. Vừa chiêm ngưỡng du khách vừa thỏa sức tưởng tượng hình ảnh bức tượng Phật uy nghiêm, ông Bụt râu tóc bạc phơ. Càng đi vào trong không khí càng mát mẻ, lòng động tua tủa, nhấp nhô rừng bụt mọc. Có chỗ nền động chẳng khác nào bãi san hô, lớp nọ nối lớp kia, lại có đoạn như ruộng bậc thang thành bờ, thành thửa như rồng uốn lượn.
Sau hơn 1 giờ thám hiểm hang động, anh Trần Trung Dũng, du khách Hà Nội thốt lên: Tôi đã đi khá nhiều hang động từ Nam đến Bắc, thậm chí cả một số nước châu Á nhưng động Nam Sơn là độc đáo nhất bởi hệ thống cột đá khổng lồ, muôn hình vạn trạng. Kỳ lạ hơn là giữa lưng chừng núi lại có một hồ nước rộng lớn, tạo thành cung phòng tráng lệ phơi bày mọi nhũ đá, măng đá tận đáy hồ. Từ dưới lòng nước trong veo mọc lên đủ loại cột đá, măng đá cao, thấp tựa như đàn thiên nga đang đùa giỡn, chao liệng.
Sau khi xếp hạng di tích quốc gia, động Nam Sơn được bảo vệ tốt, nhưng do đường đi khá hiểm trở nên việc phát huy giá trị cũng như khai thác thành sản phẩm du lịch của địa phương còn hạn chế. Đồng chí Bùi Minh Hồng, Trưởng phòng Văn hóa – Thông tin huyện Tân Lạc cho biết: Trong tương lai không xa hang động sẽ trở thành điểm đến lý tưởng. Hiện nay huyện đã xây dựng đề án phát triển du lịch cộng đồng, động Nam Sơn là một trong những sản phẩm du lịch thu hút du khách tham quan. Trong thời gian tới, động tiếp tục được đầu tư, tôn tạo, bổ sung thêm những tiện ích để phục vụ du khách, góp phần tạo nên hình ảnh du lịch vùng cao Tân Lạc với nhiều màu sắc đa dạng, hấp dẫn.
Dải lụa trắng giữa núi rừng Tuyên Quang
Là thác nước đẹp nhất Tuyên Quang, thác Nặm Me ở xã Khuôn Hà, huyện Lâm Bình, đang là điểm đến du lịch hàng đầu của tỉnh.
Sở hữu chiều cao đến 200m, chia thành 15 tầng, chiều dài 4.000m, thác Nặm Me như một dải lụa trắng xóa vắt giữa núi rừng đại ngàn Tuyên Quang.
Thác Mẹ, thác Con
Thác Nặm Me bắt nguồn từ cánh rừng đại ngàn ở khu bảo tồn thiên nhiên Na Hang - Lâm Bình rồi đổ xuống khu vực núi Hát Nghiền (xã Khuôn Hà). Người dân địa phương thường gọi thác Nặm Me là thác Mẹ còn thác Khuổi Nhi gần đó là thác Con. Thác Nậm Me có 15 tầng thác, nước đổ đều quanh năm tung bọt trắng xóa, người dân địa phương tin rằng đó là tiếng khóc thương mẹ của chàng trai Tài Ngào hiếu thảo. Tương truyền, Tài Ngào có sức khỏe siêu phàm, trong một lần đi khai hoang, chàng đã ném 2 hòn đá ra rất xa, nay chính là 2 dãy núi Ba Vì và Tam Đảo ngày nay. Khi mẹ Tài Ngào qua đời, chàng khóc rất nhiều đến nỗi nước mắt chảy thành suối, thành sông. Nơi chàng đứng khóc thành một thác nước lớn mà dân bản gọi là thác Nặm Me (thác Mẹ), thác nước đổ quanh năm không bao giờ cạn như dòng nước mắt của Tài Ngào khóc mẹ.
Xung quanh thác Nặm Me là những cánh rừng nguyên sinh, dãy núi đá vôi và hệ sinh thái đặc trưng của vùng nhiệt đới. Đặc biệt, dưới mỗi chân tầng thác đều là vực nước trong xanh, mát lạnh. Còn trên các vách đá, hoa phong lan tự nhiên khoe sắc, tỏa hương. Những dòng nước chảy tràn qua phiến đá tròn xòe đều như chiếc váy của thôn nữ đang múa hát. Lòng hồ chân thác có độ sâu khoảng 2m và rộng 25m, đủ không gian để du khách có thể thỏa thích tắm mát và tận hưởng không gian hùng vĩ của núi rừng cũng như tiếng thác nước đổ xuống rào rào như một bản nhạc hùng ca.
Nếu ngắm nhìn thác Nặm Me từ trên cao, nhiều du khách sẽ liên tưởng đến mái tóc suôn dài, mượt mà của người con gái. Đặc biệt thác Nậm Me thu hút khách du lịch chính là lượng nước đều đặn vào tất cả các mùa trong năm, nước trong xanh không bị đục, đặc biệt nếu du khách ghé thăm vào mùa hè sẽ cảm nhận được sự mát lạnh, sảng khoái từ những tia nước bắn ra xung quanh thác.
Chinh phục thác Nặm Me
Thác Nặm Me sở hữu vẻ đẹp khó cưỡng nổi và hút hồn du khách, tuy nhiên con thác này chưa được nhiều người biết đến. Theo người dân địa phương, để đến được chân thác Nặm Me, du khách phải đi bằng thuyền khá xa trên hồ Na Hang. Đây là con thác dữ, còn hoang sơ và có lưu lượng nước lớn nguy hiểm cho những du khách không thông thạo địa hình và không có sự chuẩn bị trước. Hiện nay, một số homestay của xã Khuôn Hà và xã Thượng Lâm đang có dịch vụ dẫn khách chinh phục thác Nặm Me nhưng được lưu ý du khách phải có sức khỏe, có đầy đủ thiết bị leo núi cần thiết.
Để di chuyển tới thác Nặm Me, du khách sẽ đi thuyền từ bến Thủy, xã Thượng Lâm trong khoảng 30 phút. Trên hồ Na Hang, du khách có thể ngắm cảnh núi rừng hùng vĩ, nghỉ ngơi lấy sức để chuẩn bị chinh phục chặng tiếp theo. Sẽ mất thêm khoảng 3 giờ đi bộ, leo dốc đá, suối cạn, băng rừng mới tới được thác Nặm Me. Du khách cũng có thể lựa chọn lộ trình từ đập thủy điện Tuyên Quang rồi đi qua danh thắng Cọc Vài và thẳng tiến đến thác Nặm Me. Trên đường chinh phục thác Nặm Me, du khách sẽ được đi qua thác Khuổi Nhi, được người dân địa phương gọi là thác Con. Để chinh phục thác Khuổi Nhi du khách không cần tốn nhiều công sức mà còn được thưởng thức "massage cá" cực kỳ đặc biệt. Trên hành trình còn một số điểm tham quan hấp dẫn khác như núi Pác Tạ, hang Phia Vài và hòn Cọc Vài. Đặc biệt, hòn Cọc Vài là một cọc đá đã có từ hàng ngàn năm trước tọa sừng sững giữa lòng hồ.
Hành trình sẽ tạm nghỉ chân tại bãi Cọc Cháy để cắm trại. Đây là một đồi cọ bị bỏ hoang lâu năm. Do nước thủy điện dâng cao nên rừng cọ nơi đây bị úng ngập và chết dần để lại trơ những thân gỗ cọ xơ xác. Du khách có thể cắm trại qua đêm tại bãi Cọc Cháy để nạp lại năng lượng chinh phục thác Nặm Me.
Theo chia sẻ của nhiều du khách từng trải nghiệm chinh phục thác Nặm Me, bạn tuyệt đối không tự đi một mình hoặc không có người địa phương dẫn đoàn. Đường đi nhiều lối mòn, rậm rạp rất dễ bị lạc, chưa kể phải tránh những đoạn đường nguy hiểm, khó leo trèo. Sau khi tham quan trải nghiệm thác Nặm Me, du khách có thể cắm trại trên hòn đảo nhỏ ở sông Gâm. Chinh phục thác Nặm Me chưa bao giờ là dễ dàng, thậm chí có những thời điểm chính quyền phải tạm dừng việc cho khách du lịch leo thác Nặm Me vì sự an toàn. Để phát huy hết tiềm năng du lịch, xã Khuôn Hà những năm gần đây đã tích cực triển khai các dịch vụ du lịch trải nghiệm, ngoài thác Nặm Me, xã Khuôn Hà còn có 2 di tích thắng cảnh khác là động Song Long và hang Phia Vài.
Nếu du khách xuất phát từ Hà Nội có thể đi xe khách đến bến Thủy (huyện Lâm Bình), quãng đường dài 261km sẽ mất khoảng 6 tiếng ngồi xe ô tô. Một lịch trình khác nếu như đi bằng ô tô con, du khách có thể đi theo Quốc lộ 3 lên Thái Nguyên, Bắc Kạn để ngắm cảnh rồi rẽ sang Na Hang - Lâm Bình, bắt đầu hành t rình chinh phục thác Nặm Me hùng vĩ.
Phát triển du lịch tại các khu bảo tồn thiên nhiên và vườn quốc gia Trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa hiện có Vườn quốc gia (VQG) Bến En và một phần VQG Cúc Phương; 3 khu bảo tồn thiên nhiên (BTTN) (Pù Luông, Xuân Liên và Pù Hu), 2 khu bảo tồn loài (Nam Động, Sến Tam Quy); 8 ban quản lý rừng phòng hộ và 11 khu bảo tồn danh lam thắng cảnh, di tích lịch...