Khám phá miền đất cổ Bagan qua 10 đền chùa nổi tiếng
Nếu như Angkor của Campuchia thể hiện nét tinh tế của mình ở đá và gạch, thì Bagan của Myanmar là hiện thân của vẻ đẹp bao la và cô tịch với vô số những ngôi đền, chùa linh thiêng.
Từ thị trấn Nyang U, nơi đầu tiên du khách cảm nhận được hình bóng của quá khứ huy hoàng đất Phật Bagan là cụm đền Lawkachanthar – Thagyarhit – Thagyarpone. Dưới ánh nắng sớm màu đỏ gạch ánh lên sắc màu thời gian của miền đất thành phố cổ.
Htilo Mininlo, ngôi đền bề thế và tinh xảo được xây dựng bởi vua Zeya Theinkha. Trong ý muốn của vua cha, Theinkha là người xứng đáng nhất. Nhưng để công bằng, ông đã chọn lựa người kế ngôi theo truyền thống của hoàng tộc đó là sử dụng cây dù trắng: Cây dù sẽ được đặt giữa các hoàng tử và cây dù nghiêng về phía ai, người đó sẽ được chọn.
Ananda được mệnh danh là ngôi đền đẹp nhất ở Bagan có 4 tượng Phật lớn bằng vàng đặt ở 4 hướng. Trong đó tượng Đức Phật ở phía nam (Phật ca diếp) được giới thiệu rằng khi tiến đến Đức Phật để cầu nguyện, hãy luôn mỉm cười để lòng được thanh thản. Bốn Đức Phật dựng ở bốn hướng là những Đức Phật đã đạt được cõi Niết bàn.
Sulamani là ngôi đền được vua Narapatisithu xây dựng năm 1183. Sulamani được trang trí rất đẹp ở các bức tường phía bên ngoài đền, nhưng Sulamani khác biệt với những ngôi đền khác ở những bức tranh rất tinh xảo được trang trí trên tường, trên trần phía bên trong ngôi đền. Khi bạn bước chân vào ngôi đền ngàn năm tuổi này, sẽ có cảm giác như bỏ lại những bụi trần phía bên ngoài cổng, tạm quên đi mọi thế sự nhân gian.
Đền Dhammayangyi là ngôi đền có diện tích lớn nhất Bagan hình khối kim tự tháp. Đặc biệt đền không có chóp như những ngôi đền khác. Do vua Narathu (Kalagya Min) cho xây dựng năm 1167 sau khi giết chính vua cha của mình. Narathu chiếm ngai vàng và cho xây dựng bằng gạch đỏ đất nung không hề có mạch vữa. Tương truyền rằng ngôi đền xây mà không hoàn thành được do những nhân quả mà Narathu gây ra, đó cũng giải thích vì sao nó không có cái chóp như những ngôi đền khác.
Video đang HOT
Là ngôi đền cao nhất ở vùng đất đầy gió bụi, Thatbyinnyu gây ấn tượng bởi những mảng gạch được thời gian sơn màu rêu phong cổ kính. Từ phía xa, ngôi đền kiêu hãnh vươn mình nổi bật giữa bình nguyên vùng đất cổ Bagan.
Shwesantaw nổi tiếng với khách du lịch đến đây không phải vì kiệt tác kiến trúc mà nơi đây là nơi đẹp nhất để ngồi ngắm hoàng hôn và bình minh ngày mới. Du khách đến đây thường ngồi ở một góc đền để nhìn về phía chân trời, chờ đón tia nắng ngày mới trong yên bình.
Bạn cũng nên đi thuyền ra giữa dòng sông Ayeyyarwardy nhìn về phía ngôi chùa Bupaya để có một góc nhìn khác về Bagan cổ kính. Bupaya được phục chế sau trận động đất lớn năm 1975.
Chùa Nochanthar gần đền Ananda theo lối kiến trúc đặc trưng của Myanmar, được thiết kế hài hòa giữa gạch nung, mái gỗ và những gam màu đầy rêu phong thời gian. Nochanthar nép mình dưới những hàng thốt nốt xanh tạo nên một khung cảnh yên bình đến lạ.
Chùa vàng Shwezigon là nguyên bản của chùa vàng Shwedagon ở Yangon. Khác với Shwedagon tráng lệ nguy nga thì Shwezigon lại mang đến cảm giác thanh bình dù rất rộng lớn. Tương truyền có đến hơn 30 tấn vàng được dát lên và hàng ngàn viên đá quý được gắn trên đỉnh chóp. Đến đây tìm một góc nhỏ để ngắm hoàng hôn tắt nắng nơi góc trời và trải nghiệm sự bình yên trong tâm hồn cũng là trải nghiệm thú vị dành cho du khách.
Theo VNE
Nét bình dị của xứ sở chùa vàng
Bên cạnh vẻ đẹp thiên nhiên, Myanmar còn quyến rũ du khách bốn phương nhờ đời sống văn hóa tâm linh phong phú và nét nguyên sơ, giản dị.
Khoảng 8 giờ sáng, 2 cô gái đang tắm bên một hồ nước gần Pindaya, (Myanmar). Họ không ngần ngại khi thể hiện hoạt động đời sống thường nhật dưới ống kính của du khách phương xa.
Phút giây trầm lắng của các chú tiểu hiếu động. Tấm áo choàng đỏ của họ nổi bật trên nền sơn trắng của những ngôi đền thiêng.
Một cụ già 84 tuổi vẫn còn khỏe mạnh và mê hút xì gà.
Những ngư dân Intha (một dân tộc của Myanmar) đang hướng thuyền ra khu vực đánh bắt cá vào khoảng thời gian cuối ngày.
Bangan trải rộng một vùng có diện tích hơn 41 km2. Phần lớn là những tòa tháp được xây từ khoảng thế kỷ thứ 11 đến thế kỷ thứ 13. Nơi đây từng là thủ đô của triều đại đầu tiên ở Myanmar. Cảnh tượng mặt trời lên và chiếu ánh bình minh trên đỉnh hàng nghìn ngôi đền cổ luôn có một vẻ đẹp cuốn hút khó cưỡng.
Một nhóm những chú tiểu ở Mandalay bên ngoài một tu viện.
Tất cả những cậu bé theo đạo Phật ở Myanmar đều phải dành 6 tuần mỗi năm làm chú tiểu trong các tu viện suốt thời thơ ấu của mình. Có nhiều người trong số đó sẽ quyết định dành cả đời để tu hành.
Một cô gái nhỏ chơi đùa nghịch ngợm ở trường học của mình gần Bagan.
U-Bein là cây cầu làm bằng gỗ cây tếch dài nhất trên thế giới, người Myanmar đã lấy những cây cột không dùng đến khi xây cung điện chuyển về Mandalay và dựng nên U-Bein. Mỗi khi hoàng hôn, từ dân thường, tu sĩ, đến những chú bò... đi qua cây cầu đều tựa như một buổi diễn chiếu bóng đặc sắc.
Trẻ em trên phố ở Myanmar buôn bán những vật lưu niệm cho khách du lịch như vòng hoa, vòng cổ, các viên đá nham thạch... Người dân Myanmar thường dùng thanaka - một loại bột làm từ vỏ cây, bôi chúng lên mặt để bảo vệ da khỏi ánh mặt trời.
Theo VNE
Hành hương về núi Popa Cách trung tâm Bagan khoảng 50 cây số về hướng đông nam, Popa là điểm hành hương nổi tiếng của Myanmar. Ngọn núi lửa đã tắt này thờ tất cả thần linh của cả đất nước từ hơn một ngàn năm nay. Do nằm đơn độc giữa trung tâm Myanmar nên người dân tin Popa là biểu tượng của núi Tu Di, trung...