Khám phá miền biên viễn Tây Nam của Tổ quốc
Nơi ấy có gì ?Có những huyền thoại trường tồn trên đỉnh Thất sơn linh thiêng.Bao chứa những giá trị đặc biệt ẩn và lộ diện ở tuyến đầu biên giới.
Tất cả sẽ được du khách chạm đến trong hành trình ngược dòng kênh Trà Sư ăm ắp nước để khám phá miền biên viễn Tây Nam.
Nơi thượng nguồn dòng sông Mekong hiền hòa, ấm áp luôn hấp dẫn du khách bốn phương bởi mùa nước nổi đặc trưng, nơi khởi đầu những câu chuyện văn hóa đa sắc màu….đã trở thành món “đặc sản” ấn tượng tạo nên hồn của làn điệu trao duyên, khiến bao trái tim phải thổn thức.
Miền Tây xanh sắc mây trời
Phù sa nước nổi, ầu ơi…câu hò.
Hình ảnh về chiếc cầu tre, cầu gỗ, cầu khỉ tại vùng biên giới nghèo ngày nào đã là những ký ức xa xôi luôn thoắt ẩn hiện để ùa về trong nỗi nhớ khắc khoải. Tất cả những giá trị truyền thống ấy đã tụ hội về Trà Sư ngày nay bằng các ý tưởng nghệ thuật sáng tạo từ nhà đầu tư, khiến cho nơi đây trở thành chiếc cầu kết nối giữa tâm thức Việt với người con tứ phương khi quay lại Trà Sư trải nghiệm nét văn hóa đậm đà nguồn cội này.
Lên biên giới để nhận diện nét đẹp lịm tim mùa nước nổi miền Tây
Khu du lịch Trà Sư trong những ngày đón mừng những công trình xanh độc nhất của thiên nhiên đặc ân cho nơi đây, những điều mà điểm du lịch sinh thái trước nước lũ tràn về đã “trình làng” giới mộ đạo check-in danh này luôn khiến cho người thưởng ngoạn phải ngẩn ngơ.
Điều đặc biệt của rừng tràm mùa nước nổi làm biết bao hồn thơ phải “say sắc xanh” lại không phải là những “nhành liễu” tràm đong đưa trước gió, thoảng hương mùi hoa tràm dịu nhẹ trong không khí hay một mái nhà xanh được từng hàng tràm bện với nhau che mát dọc theo con đường công du quanh khu rừng, mà chính là một tấm thảm bèo xanh ngắt, trải khắp 850ha bề mặt của khu rừng.
Đã từng dạo bước trên thân trúc bạch long nằm trườn dài xuyên rừng, du khách mới có thể biết đến cảm giác đắm mình vào khoảng xanh thiên nhiên bát ngát, thả hồn vào những tình khúc của dàn đồng ca thiên điểu, để được tận hưởng thú vui tao nhã, điền viên mà nhà thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm đã từng miêu tả trong dòng thơ của ông:
Một mai, một cuốc, một cần câu
Thơ thẩn dầu ai vui thú nào
Video đang HOT
Ta dại, ta tìm nơi vắng vẻ
Người khôn, người đến chốn lao xao.
Chìm đắm trong sắc xanh trên cung đàn Trà Sư
Khu rừng tràm nguyên sinh này không chỉ mang tính đa dạng sinh học quan trọng của vùng, nơi đây còn là nơi đón chào dòng chảy của văn hóa, của tổ tiên khi tọa lạc tại một trong những khu vực đầu tiên tiếp nhận lưu lượng nước đổ về ĐBSCL của dòng Mekong. Nét đẹp rất độc đáo của một vùng ngập nước, mênh mang một màu phù sa mỗi khi đến độ tháng tám, được phô bày rất riêng và nghệ thuật dọc theo hệ thống kênh rạch đặc trưng tại vùng đồng bằng châu thổ phía Nam. Trà Sư được vinh dự gần kề với đại công trình miền viễn Tây dài hơn 87km nối từ Châu Đốc đến Kiên Giang, hàm chứa vô vàn ý nghĩa lịch sử quan trọng trong công cuộc dựng xây tổ quốc thanh bình và phồn thịnh.
Được đặt theo tên vợ của Khai quốc Công thần Thoại Ngọc Hầu, kênh Vĩnh Tế được đào bằng chính đôi tay lấm tấm bùn đen của những người con yêu nước, đóng góp ý nghĩa to lớn trong việc mở ra “đường sông lưu thông, từ kế hoạch trong nước, phòng giữ ngoài biên cho tới nhân dân mua bán đều được tiện lợi vô cùng” (trích Đại Nam nhất thống chí). Kênh Vĩnh Tế có vai trò rất quan trọng trong an ninh quốc phòng, giao thương thương mại giữa 2 nước anh em Đông Dương vì vị trí đặc biệt của kênh chạy song song với đường biên giới Việt Nam – Campuchia. Đây còn là nơi cung cấp nguồn lợi thủy sản an toàn, đảm bảo kế sinh nhai bền vững cho người dân bản địa vì hệ thống kênh rạch tại ĐBSCL là nơi trú thân cho hàng nghìn đàn cá đồng, khi việc canh tác nông nghiệp của Việt Nam đang ngày một phát triển lớn mạnh.
Chuyến tàu trên dòng kênh Vĩnh Tế mang lại cảm giác rất quê hương, rất cội nguồn
“Kênh Vĩnh Tế tại vùng Tứ giác Long Xuyên là một công trình quan trọng trong quốc phòng từ xưa cho đến giao thông đường thủy ngày nay. Hiện An Giang Tourimex đang mở tuyến du lịch thưởng ngoạn về biên giới cực Tây Nam của tổ quốc qua tuyến tàu trên dòng kênh Vĩnh Tế, phục vụ khách du lịch được trải nghiệm mới về văn hóa, lịch sử và sinh thái khi đến đây lần tiếp theo.” – ông Trần Minh Trí, Tổng Giám đốc Công ty CP Du lịch An Giang, chủ đầu tư Khu du lịch Trà Sư cho biết thêm.
Miền biên viễn cực Tây Nam với sức sống của tổ quốc đang chuyển mình trở thành một khu vực sầm uất và nổi tiếng khắp nơi. Mang vẻ đẹp đặc trưng của tác phẩm thiên nhiên miền Tây, nét văn hóa gắn liền với giá trị cội nguồn cùng những vô giá của lịch sử hào hùng trong quá khứ đang dần đánh thức tiềm năng phát triển du lịch nội địa, với tiên phong là người anh cả trứ danh khu du lịch Trà Sư.
Trà Sư - những ngày vào Hạ
Trót lỡ hẹn với Trà Sư mùa nước nổi, bạn hãy thử ngược dòng về giữa tháng năm đất trời giao hòa, khi cơn mưa đầu mùa bất chợt xoa dịu cái nắng khô hanh.
Cặp nhà trống - mái điểm nhấn hoàn hảo trên cầu tre vạn dặm
Tiết trời chớm vào Hạ, rừng tràm Trà Sư là lựa chọn lý tưởng cho du khách, mang đến sự tươi mát giữa ánh nắng lấp lánh trong không gian xanh mướt cùng những cơn say bởi ánh hoàng hôn diệu vợi lúc chiều tà.
Thả mình vào dòng chảy của thiên nhiên hoang sơ, lắng nghe âm vang du dương trầm bổng của bản nhạc rừng, ngắm nhìn vũ điệu "con ốc" độc đáo của chim muông, du khách như đang phiêu du trong giấc mộng thiên đường. Trà Sư mùa nào cũng đẹp, cảnh trí thiên nhiên không thể lẫn lộn vào bất cứ nơi đâu trên mảnh đất miền Tây lục tỉnh.
Phiêu lưu Trà Sư
Nhà văn người Mỹ Agnes Repplier từng nói: " Thỉnh thoảng hãy đi xa, hãy nghỉ ngơi đôi chút, bởi khi quay lại công việc, khả năng phán đoán của bạn sẽ chắc chắn hơn. Hãy đi đâu đó xa xôi, bởi khi ấy công việc dường như ít hơn và bạn có thể thấy được nhiều hơn, đồng thời sự thiếu hài hòa và cân xứng cũng dễ được phát hiện hơn".
Cảnh quan thoáng đãng, thơ mộng rừng tràm Trà Sư sẽ giúp bạn có chuyến phiêu lưu kỳ thú để nạp thêm năng lượng tươi mới cho những ngày làm việc hiệu quả.
Chiếc tắc ráng đưa du khách len lỏi qua các " con đường nổi" vào rừng, đắm mình trong không gian xanh bất tận của thảm bèo nối nhau giăng kín đang tắm mình trong nắng mới. Những cây tràm thành thục, trung niên uốn lượn soi bóng nước tạo nên sự tương phản giữa nền xanh mây trắng bừng lên sắc màu huyền ảo.
Ngỡ ngàng khi chú chim Cồng Cộc xà mình xuống nước đớp cá, những anh Cò vạc ngơ ngẩn ngắm mây trời, hay "Bạch hạc" - Giang Sen, Điêng Điểng vội vổ cánh bay vì e thẹn.
Càng vào sâu vùng lõi, không gian càng trở nên tĩnh mịch, yên ả bởi chỉ còn lại tiếng thuyền chèo khua sóng biếc, điểm xuyến cho cảnh ngày hè là vài chùm mây trắng bay lang thang in trên mặt nước khiến lòng người nhẹ tựa lông hồng, bình yên đến lạ.
Công trình mang tính nghệ thuật, sáng tạo "Cầu tre vạn dặm" tại Trà Sư chân chất, mộc mạc đậm màu sắc văn hóa, mang hơi thở hồn quê đất Việt. Thong dong, rảo bước trên chiếc cầu tre xuyên rừng bạn có thể thỏa thích ngao du, thưởng ngoạn phong cảnh hữu tình. Du khách như lọt thỏm người vào sắc xanh miên man của rừng, khéo léo hòa mình trong màu nắng óng ả, dịu dàng xuyên qua từng khe lá.
Đặc biệt, khi hoàng hôn buông xuống, ánh nắng hè không còn gay gắt chói chang, thay vào đó là một màu hoài cổ.
Mặt trời gom lại những tia nắng cuối cũng dần khuất sau triền núi, từng mảng trời Tây đỏ rực nhuộm hồng cả làn mây xốp trắng thêm vào đó một vài cánh chim chiều chao liệng khiến người ta ngỡ lạc vào thế giới trữ tình của tạo hóa, mãi mê khám phá quên cả lối về.
Nếu bình mình với ánh sáng đẹp hoàn hảo, thì chiều tà sẽ là khoảnh khắc "đắt trời cho"để có bộ ảnh tông màu hổ phách với "background" độc lạ như bến tàu, chuỗi lâu dài bồ câu, Vạn lý trường cầu, cặp nhà trống - mái, sân ngắm chim trời, khóm hoa nổi đa sắc màu... Nàng tiên Trà sư khép mi hững hờ khi ánh dương dần tàn để lại bao luyến lưu trong lòng, du khách mượn ý thơ để bộc bạch tâm tình:
"Trà Sư rợp cánh cò bay,
Cá vờn chim lượn đắm say chiều tà.
Quanh co uốn lượn Bạch xà,
Cưỡi trên lưng những quý bà quý ông.
Xuồng em đưa khách rẽ dòng,
Hoàng hôn buông xuống vẫn không muốn về."
Bình minh Trà Sư với màn biểu diễn mãn nhãn của muông chim
Chim trời cá nước Trà Sư
Mùa này, hàng trăm loài chim cò quý hiếm khắp nơi hội tụ về đây làm tổ thi nhau sinh sôi mạnh mẽ đúng nghĩa với câu "Đất lành chim đậu". Không chỉ vậy, nhà đầu tư còn dụng tâm tái tạo, làm phong phú sản vật đặc trưng của miền sông nước, thả hàng chục loài cá với số lượng lên đến vài tấn về với môi trường sinh thái tự nhiên.
"Hữu duyên thiên lý" chim trời, cá nước gặp nhau cùng thực hiện sứ mệnh điểm tô cho khung cảnh tráng lệ Trà Sư thêm tuyệt mỹ hứa hẹn trở thành khu sinh thái tiêu bậc nhất Nam Bộ. Việc bảo vệ đa dạng sinh học không chỉ đem lại những giá trị về mặt sinh thái mà còn có giá trị nhân văn mang tính xã hội cao góp phần phục vụ du lịch, làm giàu kho tư liệu vô giá trong công tác nghiên cứu và giáo dục cho thế hệ mai sau.
Vào Hạ, Trà Sư khoác lên mình chiếc áo mới mang màu sắc tươi mát, thanh thoát, nhẹ nhàng nhưng không kém phần quyến rũ. Khéo cho Trà Sư luôn biến hình mỗi mùa một vẻ làm đẹp lòng du khách phương xa.
Còn gì tuyệt bằng cảm giác được nhắm mắt, vươn vai, mở toang lòng ngực, hít thật sâu không khí trong lành cảm nhận trọn vẹn nhất cái "vị" Trà Sư gói gọn bao tinh hoa của đất trời phương Nam.
Trà Sư chào buổi sáng màn biểu diễn mãn nhãn, thú vị như một cơn lốc xoáy nhỏ hay một màn bắn pháo hoa rực rỡ mà cả họ hàng nhà chim, cò "thiết đãi" cho quý khách vào những ngày hè.
Rừng đa cổ thụ ở A-ting Tây Giang là một trong nhiều huyện miền núi, giáp biên giới với nước bạn Lào, vùng sâu xa nhất của tỉnh Quảng Nam. Vùng đất này là nơi sinh sống lâu đời của đồng bào Cơ-tu, bên cạnh di sản thiên nhiên hùng vĩ. Cây đa thiêng ngàn năm tuổi Huyện Tây Giang cách trung tâm thành phố Tam Kỳ (Quảng Nam)...