Khám phá “máy làm mưa” của các nhà khoa học Trung Quốc
Trung Quốc có diện tích, dân số và nền kinh tế đứng trong top đầu thế giới. Nhưng những mặt trái phát triển nền kinh tế của đất nước này như ô nhiễm môi trường khiến người dân phải chịu cảnh thiếu nước, đặc biệt ở những vùng như cao nguyên Tây Tạng và Tân Cương. Tuy nhiên, các nhà khoa học Trung Quốc đã nỗ lực tìm giải pháp cho vấn đề này đó là phát triển hàng chục nghìn “máy làm mưa” bằng hóa chất, có thể cải thiện được tình trạng thiếu nước cũng như hàng năm tạo ra khoảng 10 tỷ tấn nước mưa trên cao nguyên này.
“Máy làm mưa” đáp ứng 7% nhu cầu nước sạch
Theo các nhà khoa học thuộc Tập đoàn Khoa học và Công nghệ Hàng không vũ trụ Trung Quốc (CASC) cho biết, họ đã phát triển những lò iodua bạc được đặt trên dãy núi Himalaya ở độ cao 5.000m so với mực nước biển. Kế hoạch này là một phần trong chiến lược mở rộng dự án mang tên “Tianhe” hay “Sky River”.
Năm 2016 nó đã từng được phát triển và nghiên cứu bởi các nhà khoa học của trường Đại học Thanh Hoa (Trung Quốc) với hy vọng sẽ mang lại nguồn nước mưa cho những người dân sống trong một khu vực kéo dài tới 1,6 triệu km2 . Nếu thành công nó sẽ đáp ứng được khoảng 7% nhu cầu nước sạch của người dân Trung Quốc.
Để tạo ra được những trận mưa, các nhà khoa học cho đốt các lò nhiên liệu hóa học, sau đó tạo ra khói kết hợp với iode bạc và kali iodua.
Quá trình này được thực hiện bằng tên lửa điều khiển từ xa hoặc các thiết bị phân tán chuyên biệt. Khi iode bạc tăng lên và trộn lẫn vào trong mây rồi nó sẽ tinh thể hóa tạo ra phản ứng kết tủa dây chuyền. Tuy nhiên, để tăng thêm hiệu quả gây mưa, các nhà khoa học Trung Quốc đã kết nối vào một mạng máy tính sử dụng vệ tinh thời tiết nhằm căn chỉnh thời gian giải phóng iode bạc vào các khoảng thời gian mây bao phủ.
Thao túng và thay đổi thời tiết
Video đang HOT
Nếu nói đây là hành động “thao túng” thời tiết của các nhà khoa học Trung Quốc là đúng thì đương nhiên họ có thể hoàn toàn thay đổi được điều kiện thời tiết với việc làm tích cực trên một phạm vi cho phép.
Quốc gia tỷ dân này cũng đã từng bỏ ra khoản tiền lên tới 168 triệu USD phục vụ cho việc phát triển công nghệ kiểm soát thời tiết. Hoạt động này do Công ty Công nghệ tên lửa Trung Thiên, Thiểm Tây tiến hành nhằm tạo ra những hoạt động thời tiết đa dạng giúp người dân sống thoải mái hơn.
Nếu dự án của các nhà khoa học thuộc Đại học Thanh Hoa và CASC thành công thì các nhà máy mưa nhân tạo có thể tạo ra những đám mây có chiều dài lên tới khoảng 5km. Điều này có nghĩa khoảng 10 tỷ m3 nước mưa sẽ được bổ sung xuống khu vực Tây Tạng ngoài những trận mưa tự nhiên khác.
Ngoài ra, các dự án bổ sung khác như lấy nước từ sông Dương Tử đến sông Vàng (2 con sông có nguồn gốc từ dãy Himalaya) sẽ được hưởng lợi rất lớn từ việc tạo ra mưa nhân tạo.
Đồng thời, kế hoạch này cũng góp phần vào nhu cầu ngày càng tăng đối với nguồn cung cấp nước mới, do biến đổi khí hậu toàn cầu khiến cho dòng sông băng Himalaya cũng thay đổi.
“Thành công của hệ thống sẽ đóng góp quan trọng không chỉ cho sự phát triển của Trung Quốc mà còn mang tới sự thịnh vượng, hạnh phúc chung cho toàn thể nhân loại trên thế giới”, ông Lei Fanpei, Chủ tịch Tập đoàn Khoa học và Công nghệ hàng không vũ trụ Trung Quốc cho biết.
Hiện có một số ý kiến trái chiều xoay quanh công nghệ mới này, tuy nhiên các nhà khoa học Trung Quốc vẫn tiếp tục tiến hành việc triển khai các hệ thống làm mưa nhân tạo trên cao nguyên Tây Tạng, Tân Cương, trước mắt để tăng cường lượng mưa, nước ngọt cho người dân, cây trồng nơi đây đang ngày càng khốn khó.
Nhưng bên cạnh đó, họ cũng đang nỗ lực chứng minh công nghệ làm mưa của mình sẽ hoàn toàn không ảnh hưởng tới môi trường thời tiết xung quanh và hy vọng triển khai trên toàn thế giới.
Theo Trần Biên (An ninh Thủ đô)
Trung Quốc quyết nghiêm trị vụ bê bối vaccine
Chính phủ Bắc Kinh cam kết tiến hành trừng phạt nặng và áp mức tiền phạt cao với những tổ chức cùng cá nhân liên quan đến vụ bê bối vaccine kém chất lượng, khiến dư luận phẫn nộ thời gian qua.
Bê bối vaccine mới đây nhất làm mất lòng tin của người dân Trung Quốc vào dược phẩm nội địa - Ảnh: ABC New
Cam kết được đưa ra trong cuộc họp chính phủ ngày 30.7 do Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường chủ trì.
Thông báo sau cuộc họp cho biết các công ty, cá nhân sẽ bị phạt nặng và cấm tham gia hoạt động trong ngành dược phẩm suốt đời. Chính phủ Trung Quốc cũng ra lệnh điều tra kỹ lưỡng, nhằm xác định trách nhiệm hình sự của những đối tượng phạm tội khác cũng như sự tắc trách của giới chức chịu trách nhiệm quản lý.
Trước đó vào ngày 29.7, cơ quan điều tra Trường Xuân (tỉnh Cát Lâm) đã đề nghị Viện kiểm sát thành phố phê chuẩn lệnh bắt giữ 18 người của công ty Kỹ thuật sinh học Trường Sinh, trong đó có cả nữ Chủ tịch Cao Tuấn Phương. Tài khoản của công ty cũng như của những cá nhân liên quan cũng bị phong tỏa.
N ữ Chủ tịch công ty Trường Sinh - Ảnh: Pifamm
Theo tổ điều tra đặc biệt của chính phủ, để hạ thấp giá thành sản xuất và nâng cao tỷ lệ thành công trong chế tạo vaccine phòng bệnh dại, Trường Sinh đã sử dụng nguyên liệu quá hạn, pha trộn các thành phần hoạt tính không đúng quy trình, sửa đổi kết quả thí nghiệm vaccine trên chuột trong giai đoạn sản xuất nguyên liệu gốc thành kết quả thí nghiệm sau khi sản xuất thành công vaccine... Đồng thời, công ty còn làm giả giấy tờ cùng hóa đơn liên quan, qua mặt cơ quan chức năng.
Tổ điều tra xác định Trường Sinh từng bán 252.600 liều vaccine kém chất lượng ra thị trường. Đây là số vaccine 3 trong 1, phòng các bệnh ho gà, bạch hầu, uốn ván được dùng cho trẻ em từ 6 tuần đến 3 tháng tuổi.
Kết quả điều tra gây chấn động đã khiến dư luận phẫn nộ. Hàng chục người dân có con cái từng tiêm vaccine do Trường Sinh sản xuất ngày 30.7 đã tập trung trước văn phòng Ủy ban Y tế quốc gia Trung Quốc (NHC), đòi công bằng và yêu cầu siết chặt quản lý ngành dược.
Hàng chục người dân có con cái từng tiêm vaccine do công ty Trường Sinh sản xuất đã tập trung trước văn phòng Ủy ban Y tế quốc gia Trung Quốc (NHC) ngày 30.7 - Ảnh: NTDTV
Đây là vụ bê bối thứ ba tại Trung Quốc liên quan đến vaccine kể từ năm 2010 đến nay. Báo chí nước này đánh giá vụ việc công ty Trường Sinh làm mất lòng tin của người dân vào dược phẩm nội địa.
Cẩm Bình (theo Reuters, The New York Times)
Trung Quốc: Sinh viên không được cấp bằng vì dưới 1,5m Một tỉnh ở Trung Quốc đang cân nhắc bỏ quy định về chiều cao đối với sinh viên sư phạm sau khi một sinh viên ngành này không được cấp bằng chỉ vì không đủ chiều cao tối thiểu 1,5m. Sau 4 năm theo học, sinh viên sư phạm Thiểm Tây không được nhận bằng vì không đủ chiều cao. (Ảnh minh họa:...