Khám phá Lý Sơn, “thiêng đường” giữa biển khơi
Đảo Lý Sơn là điểm đến hấp dẫn và để lại ấn tượng đẹp trong lòng du khách vì giá trị địa chất, địa mạo, văn hóa lịch sử.
Đảo Lý Sơn cách đất liền 15 hải lý, với diện tích hơn 10km, dân số khoảng 22.000 người. Không những có vị trí chiến lược quan trọng về quốc phòng – an ninh, Lý Sơn còn là điểm đến kỳ bí, hấp dẫn du khách trong và ngoài nước. Ảnh: Bùi Thanh Trung
Cổng Tò Vò có chiều cao khoảng 2,5m, được hình thành từ những nham thạch núi lửa. Nham thạch này gặp nước biển khiến nham thạch đông lại và qua thời gian tạo nên một vòm đá có hình dạng độc đáo
Hang Câu có khung cảnh thiên nhiên hùng vĩ với một bên là biển, một bên là vách đá. Người dân địa phương cho rằng, sở dĩ có tên Hang Câu vì vùng biển ở đây có nhiều rau câu, một loài tảo biển có thể chế biến thành xu xoa có giá trị dinh dưỡng rất cao. Đây là món ăn mùa hè khá phổ biến và rất được ưa thích của người Quảng Ngãi
Vách đá Hang Câu được hình thành bởi quá trình phun trào của núi lửa cách đây trên 1 triệu năm
Đỉnh Thới Lới – một trong những địa danh nổi tiếng và được nhiều du khách săn đón tại đảo lý Sơn. Đỉnh Thới Lới không chỉ mang vẻ đẹp thiên nhiên núi rừng hùng vĩ, mà còn chất chưa vẻ đẹp lung linh, thơ mộng của bãi biển rộng lớn trong xanh
Cột cờ Tổ quốc trên đỉnh Thới Lới ở đảo Lý Sơn không chỉ mang ý nghĩa nhân văn mà còn được ví như cột mốc khẳng định chủ quyền biển đảo của đất nước
Đảo bé là hòn đảo nhỏ nằm cách đảo Lý Sơn khoảng chừng 3 hải lý hướng về phía Tây Bắc, và là điểm đến mới mẻ đối với khách du lịch
Video đang HOT
Những bãi đá nhô ra biển mang hình dáng độc đáo, bắt mắt
Lặn ngắm san hô ở đảo bé Tưng bừng lễ hội đua thuyền Tứ Linh thu hút hàng nghìn người dân và du khách. Ảnh: Bùi Thanh Trung
Thăm đảo ngọc Lý Sơn
Có dịp ghé thăm huyện đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi), chúng tôi không khỏi ngỡ ngàng trước những đổi thay về mảnh đất, con người nơi đây.
Đảo ngọc Lý Sơn hôm nay với sự phát triển nhanh chóng, mạnh mẽ, đa sắc màu và đi kèm là vẻ đẹp lung linh quyến rũ.
Để ra đảo Lý Sơn, từ cảng Sa Kỳ ở đất liền, chúng tôi không phải chờ lâu để có tấm vé lên chyến tàu cao tốc. Với thời gian chưa đầy 30 phút, vượt qua khoảng 16 hải lý, Lý Sơn xuất hiện trước mắt với dáng vóc vững chãi, sầm uất, nhộn nhịp không khác gì một khu thị tứ ở đất liền. Cảnh tàu cá, tàu du lịch vào ra tấp nập, cảnh ngư dân đang gom những mẻ cá, vựa mực sau một đêm đánh bắt từ biển cập cảng đưa lên đảo... đã khiến chúng tôi háo hức cho cuộc khám phá hòn ngọc giữa biển khơi này.
Từ ngày được đầu tư điện lưới quốc gia, nhiều khách sạn, nhà hàng ở Lý Sơn mọc lên sầm uất |
Cuộc chuyển mình nhờ điện
Di chuyển từ đất liền ra đảo trên chuyến tàu cao tốc, chị đồng nghiệp ở tỉnh bạn tự hào: Lý Sơn nay khác trước rồi. Và cái khác rõ nhất đó là huyện đảo hiện đã có điện lưới quốc gia hòa mạng bằng cáp điện xuyên biển từ đất liền ra đảo. Hệ thống hạ tầng điện lưới ở đảo được nhà nước đầu tư với những trang thiết bị hiện đại bậc nhất hiện nay. Có điện, hòn ngọc Lý Sơn trở nên lấp lánh, lung linh hơn với những sắc màu quyến rũ.
Một người dân sống lâu năm ở Lý Sơn không khỏi tự hào: Trước đây, chúng tôi chỉ biết đến ánh điện từ máy phát với mỗi ngày 2 lần vào giữa trưa và đầu tối để phục vụ nhu cầu tối thiểu nhất cho sinh hoạt. Không có điện, chỉ đơn giản là nhu cầu sử dụng đá lạnh cho nghề biển, sinh hoạt cũng phải mua từ đất liền nên giá cả đắt đỏ.
Việc trồng trọt trên hòn đảo đã khắc nghiệt lại càng khắc nghiệt hơn vì phụ thuộc hoàn toàn vào tự nhiên. Chưa kể, không có điện, không một nhà đầu tư nào đến đầu tư phát triển ở Lý Sơn nên cuộc sống nơi huyện đảo vẫn nằm trong tình trạng hoang sơ, lạc hậu.
Ngư dân Lý Sơn đóng cá gửi vào đất liền |
Vậy mà, từ năm 2014 đến nay, chỉ chưa đầy 4 năm, Lý Sơn đã trở mình, vươn vai như chàng Thánh Gióng trong truyền thuyết. Giao thông trên đảo được đầu tư đồng bộ, các nhà hàng, khách sạn mọc lên như nấm; những dự án đầu tư tiền tỷ được triển khai và công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp được người dân ứng dụng rộng rãi. Cảm quan cho thấy, nếu so sánh công cuộc xây dựng nông thôn mới trong cả nước, có lẽ Lý Sơn là huyện dẫn đầu với sự bứt phá ngoạn mục. Từ huyện đảo nghèo, Lý Sơn đang bừng sáng với đầy đủ tiềm năng, tiềm lực phát triển toàn diện cả về nông nghiệp công nghệ cao, dịch vụ và du lịch.
Có được kết quả đó, theo người dân nơi đây thì trước hết nhờ sự quan tâm đầu tư của nhà nước về hệ thống điện lưới quốc gia. Cụ thể, từ tháng 9/2014, dự án kéo điện lưới từ đất liền xuyên biển ra Lý Sơn chính thức khánh thành, đánh dấu một bước ngoặt mới trong đánh thức tiềm năng, thế mạnh của huyện đảo Lý Sơn phục vụ công cuộc phát triển. Từ đây, hòn đảo ngọc rộng gần 10 km2 này đã lung linh trong ánh điện sáng bừng giữa biển trời Việt Nam.
Người dân Lý Sơn phấn khởi, cần mẫn với nghề sản xuất tỏi |
Mầm xanh trên nền cát trắng
Một trong những điểm đặc biệt của Lý Sơn là trong cái điều kiện khắc nghiệt của tự nhiên, mảnh đất nơi đây lại cho con người những đặc sản của nền sản xuất nông nghiệp mà ít nơi có được. Bởi vậy, khi nhắc đến Lý Sơn, không ai không biết đến đặc sản tỏi hay đậu phụng và một số sản phẩm khác khai thác từ biển.
Với điều kiện địa hình có nguồn gốc núi lửa chiếm trên 70% diện tích nhưng ở Lý Sơn đã có hơn 80% hộ dân bao đời gắn với nghề trồng tỏi. Để có được những củ tỏi đặc sản mà ai khi dùng thử cũng phải trầm trồ khen ngợi vì hương vị, chất lượng đặc trưng, người dân Lý Sơn đã phải chắt chiu từng mảnh ruộng nhỏ hẹp để canh tác bằng việc "hút cát phát điền" từ các bãi đá quanh đảo.
Trong điều kiện khắc nghiệt của nắng gió giữa biển khơi, để cây tỏi, cây đậu phụng phát triển, ngoài việc bổ sung cát cho mặt ruộng hằng năm sau mỗi mùa gió bão, người nông dân nơi đây còn phải thường xuyên tưới nước ngọt mỗi ngày 2 đến 3 lần để cung cấp nước cũng như rửa mặn để cây trồng phát triển.
Đứng trên tầm cao của một ngọn núi đá, nhìn xuống cánh đồng tỏi Lý Sơn, trong cái nắng rát bỏng, những nông dân nơi đây vẫn cần mẫn chở từng xe cát trắng bổ sung cho nền ruộng để bắt đầu một vụ tỏi mới. Đâu đó, những ruộng tỏi đã nảy mầm xanh trên nền cát bỏng rát mới thấy được sự diệu kỳ của tự nhiên, sức sáng tạo của chính con người.
Gặp những người dân trồng tỏi, nhiều người không giấu được niềm vui vì kể từ ngày huyện đảo có điện lưới quốc gia, dự án tưới nước tiết kiệm bằng hệ thống béc tự động đã được triển khai không chỉ tiết kiệm được lượng nước ngọt mà còn giải phóng được sức lao động, nâng cao hiệu quả trong sản xuất ngành tỏi.
Lý Sơn là huyện đảo duy nhất nằm ở phía đông bắc tỉnh Quảng Ngãi, cách đất liền khoảng 16 hải lý, có vị trí chiến lược quan trọng về quốc phòng, an ninh. Trước đây, Lý Sơn còn được gọi bằng cái tên "Cù lao Ré" bởi theo cách lý giải của dân gian, do đảo như một cù lao có nhiều cây ré mọc. Hòn đảo là vết tích còn lại của một núi lửa 5 miệng, được hình thành cách đây 25 đến 30 triệu năm. Diện tích của huyện đảo khoảng 9,97 km2, dân số hơn 21.000 người bố trí trên 2 đảo gồm Đảo lớn và Đảo bé. Huyện được chia làm 3 xã: An Vĩnh, An Hải và An Bình. Lý Sơn chính là quê hương của Hải đội Hoàng Sa với những dòng họ hùng binh đã đi vào lịch sử xác lập chủ quyền của nước Việt ở Quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa... |
Theo số liệu chúng tôi tìm hiểu được, cả Lý Sơn hiện có trên 300 ha tỏi với sản lượng mỗi năm đạt trên 2.000 tấn. Trong đó, ngày càng có nhiều diện tích tỏi được trồng trong nhà vòm theo quy chuẩn, quy trình, bảo đảm cung cấp sản phẩm tỏi sạch cho người tiêu dùng. Không chỉ có mặt ở các siêu thị trong nước, tại chính Lý Sơn, các cửa hàng cung cấp tỏi sạch cũng mọc lên để thu mua, tiêu thụ sản phẩm cho nông dân.
Ở đây, 1 kg tỏi đen cô đơn được bán với giá 1.400 ngàn đồng; tỏi thường được bán với giá 90 đến 100 ngàn đồng/1kg. Với giá khá cao này, người trồng tỏi ở Lý Sơn đang có thêm động lực, niềm tin về những vụ mùa mới trên đồng ruộng cát. Họ lại càng tự tin thêm về cuộc "đổi đời" trên chính mảnh đất mình đã gắn bó bao đời với niềm tin "làm giàu giờ không còn khó".
Khám phá sự bình yên ẩn mình trong hòn đảo núi lửa nằm biệt lập giữa biển khơi Điều thú vị ở Aogashima là có một ngọn núi lửa nhỏ nằm trong miệng núi lửa, và đến nay nó vẫn còn hoạt động. Nằm cách Tokyo 35km về phía Nam và được bao quanh bởi vùng biển Philippines chính là Aogashima, một hòn đảo núi lửa thuộc quần đảo Izu của Nhật Bản, nơi sinh sống của 200 cư dân bên...