Khám phá loài thạch sùng lạ lùng, biết bay và tàng hình của Việt Nam
Rất nhiều điều lạ lùng của thế giới bò sát đã được hội tụ trong loài thạch sùng đuôi thùy của Việt Nam.
Thạch sùng đuôi thùy (Ptychozoon lionatum) gây ấn tượng đặc biệt bởi chiếc đuôi có hai hàng răng cưa lởm chởm rất lạ mắt.
Một điều lạ lùng không kém là lớp da “rằn ri” của chúng.
Màu sắc của lớp da này giống hệt với lớp vỏ cây nơi mà chúng sinh sống.
Đây là một cách thức ngụy trang rất hữu hiệu, khiến các kẻ săn mồi rất khó phát hiện.
Chú thạch sùng này gần như “tàng hình” trên lớp vỏ cây sần sùi.
Điều kỳ lạ tiếp theo của loài bò sát này là “đôi cánh” đặc biệt bằng da hai bên hông.
Khi bị đe dọa, thạch sùng đuôi thùy thường nhảy khỏi thân cây và dùng cánh da lượn sang thân cây khác.
Địa bàn sinh sống của thạch sùng đuôi thùy khá hẹp, rải rác tại một số vùng ở Đông Nam Á.
Ở Việt Nam, loài bò sát quý hiếm này được tìm thấy ở Trảng Bom (Đồng Nai) và đảo Phú Quốc.
Sự tồn tại của chúng đang bị đe dọa vì sinh cảnh sống bị con người tàn phá nặng nề.
Theo T.B/Kiến thức
1001 thắc mắc: Vì sao cá sấu nuốt mồi dưới nước mà không bị sặc?
Cá sấu là loài vật vô cùng phức tạp với những khả năng siêu việt đã trở thành động vật cao cấp nhất trong giống loài bò sát.
Cá sấu không thể chết vì đói, bởi vì cá sấu có thể làm chậm quá trình trao đổi chất và giúp nó sống sót qua nhiều tháng mà không cần thức ăn.
Chúng không thể chết vì bị thương, dù là một vết thương rất nặng, bởi vì cơ thể cá sấu có khả năng ngăn chặn khả năng bị nhiễm trùng, bệnh tật và sau đó tự lành lại một cách nhanh chóng.
Dù là một loài động vật ngoại nhiệt (dựa vào nhiệt độ của môi trường như ánh sáng mặt trời để điều hòa nhiệt độ cơ thể), cá sấu không thể chết khi chẳng may rơi vào môi trường nước lạnh hoặc thậm chí đóng băng vì chúng sẽ thò mũi của mình ra khỏi nước và tiếp tục sống trong tình trạng đóng băng bằng cách điều chỉnh lượng ôxi cung cấp cho cơ thể.
Chúng không thể chết bởi các loài vi khuẩn có hại trong môi trường hay thức ăn, bởi cá sấu sở hữu một hệ miễn dịch vô địch. Chính vì thế cá sấu đang là một trong những đối tượng nghiên cứu của các nhà khoa học nhằm kéo dài tuổi thọ của con người.
Chúng có hả năng phát hiện con mồi từ xa nhờ một cơ quan cảm biến nằm trên da cho phép chúng phát hiện ra sự thay đổi rung động trong nước. Cơ quan này cũng chính là thứ giúp cá sấu cảm nhận được sự thay đổi trong môi trường sống của mình dù là nhỏ nhất như nhiệt độ hay thành phần của nước.
Do môi trường sống và săn mồi của cá sấu là trong nước, chúng có thể thoải mái nuốt con mồi dưới nước mà không sợ chết đuối vì qua hàng triệu năm tiến hóa, cá sấu đã phát triển một cơ quan gọi là van vòm miệng giúp loài động vật này ngăn nước chảy vào thực quản khi ăn dưới nước.
Cá sấu sinh đẻ thế nào?
Một con cá sấu được gọi là trưởng thành khi chúng tầm 4-6 năm tuổi và lúc đó mới có động đực. Cá sấu đực là những kẻ khá ầm ỹ. Vào mùa sinh sản, chúng phát ra những âm thanh có thể so sánh với động cơ của những chiếc máy bay cỡ nhỏ, âm thanh này có thể lan truyền nhiều cây số trong làn nước. Chúng thu hút những con cái và tất nhiên, những con đực khác cũng đố kỵ.
Rất nhanh chóng, hàng chục con đực khác kéo đến và thi nhau cất lên những lời ca trầm hùng, đôi khi còn làm rung động mặt nước phía trên tấm lưng chúng, khiến nước bắn lên cao một cách đáng kinh ngạc.
Tất nhiên, con sấu nào khoẻ hơn sẽ có tiếng ca lớn hơn. Ở môi mỗi con cá sấu đều có một bộ phận cảm nhận những rung động của mặt nước, đối với con cái là để tìm được người chồng ưng ý, còn đối với những chàng ca sĩ khác là để đánh giá đối thủ.
Nếu cảm thấy kẻ to mồm kia mạnh hơn mình, những con cá sấu khác sẽ tự rời bỏ cuộc tranh giành, còn nếu không thì trận chiến thực sự giữa những hàm răng sắc nhọn sẽ nổ ra.
Cá sấu đẻ trứng trên bờ và trong những đống cát. Số lượng trứng sau mỗi lần đẻ trứng nhiều hay ít chủ yếu là phụ thuộc vào lứa so hay lứa dạ (lần đầu thường là 15 trứng, còn những con cá sấu già có khả năng đẻ tới 70 trứng là chuyện rất bình thường).
Sau khi đẻ trứng xong, cá sấu sẽ ngay lập tức lấp cát lại thành từng mô cao rồi nằm cạnh để bảo vệ trứng. Thời gian ấp trứng kéo dài từ 11 đến 13 tuần (78 - 90 ngày).
Khi mới nở, cá sấu con chỉ có kích thước to bằng ngón tay cái và dài chừng 1 gang tay mà thôi. Trong vài chục phút đầu khi mới bước ra khỏi lớp vỏ trứng, chúng có vể rất chậm chạp. Nhưng ngay sau đó, chúng chạy rất nhanh và đã biết cách tìm mồi.
Trong khoảng thời gian 2 năm đầu, khả năng tăng trưởng của cá sấu là rất chậm, trong các năm tiếp theo, chi của chúng phát triển một cách nhanh chóng. Thời kỳ sinh sản của loài cá sấu thường kéo dài trong khoảng thời gian từ 30-40 năm.
Cá sấu có lưỡi không?
Cá sấu là động vật cao cấp nhất trong tất cả các loài bò sát, sinh trứng. Cá sấu có tim 4 ngăn, cơ hoành và vỏ não. Đặc điểm này làm nó được đánh giá là tiến hóa hơn những loài lưỡng cư khác. Cá sấu ăn thịt và là tay đi săn cừ khôi với bộ răng sắt bén có thể nghiền nát con mồi trong chốc lát. Thân thể chúng thuôn dài giúp bơi nhanh hơn.
Khi bơi chúng ép sát chân vào người để giảm sức cản của nước. Chân cá sấu có màng, không phải dùng quạt nước mà để sử dụng cho những cử động nhanh đột ngột hoặc lúc bắt đầu bơi. Chân có màng giúp cá sấu có lợi thế ở những chỗ nước nông, nơi mà các con vật trên cạn thường qua lại.
Ngựa vằn bị cá sấu cắn rơi nội tạng ra ngoài vẫn chạy. Clip nguồn youtube.
Lưỡi cá sấu trông có vẻ như không có, nhưng thực ra lưỡi được cấu tạo liền với hàm dưới. Tuy nhiên, lưỡi của cá sấu được cấu tạo theo cách chẳng giống ai: nằm gọn lỏn trong các cơ hàm và gần như không thể di chuyển. Chúng cũng không thể thè lưỡi ra ngoài như rắn hay các loài bò sát, lưỡng cư khác.
Lưỡi cá sấu thuộc loại lưỡi hất, nghĩa là khi ăn, chúng dùng lưỡi của mình đẩy và nâng cao lên nhằm đưa thức ăn vào trong. Lưỡi cá sấu có chức năng hấp thụ tia cực tím, nhất là khi cá nằm trên bờ thường há to miệng, và chính lúc ấy là lúc đang hấp thụ thức ăn cách nhẹ nhàng.
Kinh dị cá sấu quái vật chuyên ăn thịt khủng long 210 triệu năm tuổi
Một sinh vật họ cá sấu trông như quái vật, to lớn hơn hầu hết các loài khủng long đã được khai quật tại miền Nam Châu Phi.
Những chiếc răng, hàm, chân và bộ da 'áo giáp' hóa thạch đã giúp các nhà cổ sinh vật học có bức tranh toàn cảnh về cuộc sống của một quái vật kinh dị thời tiền sử: một con cá sấu thuộc một giống cổ đại đã tuyệt chủng và có kích thước siêu khủng.
Sinh vật này đã tồn tại trên trái đất 210 triệu năm trước, tức thời cuối kỷ Tam Điệp, cùng lúc với những con khủng long đầu tiên.
Theo nhóm nghiên cứu từ Đại học Witswatersrand ở Johannesburg (Nam Phi), nó là một loài cá sấu cổ đại, dài ít nhất 10 mét, có một hộp sọ khổng lồ, cái miệng nham nhở răng cong rất kinh dị. Điều này có nghĩa con cá sấu này to lớn hơn hầu hết các loài khủng long.
Theo tienphong.vn
Phát hiện hình đầu bò sát khổng lồ trên sao Hỏa Hình ảnh đầu bò sát khổng lồ vừa được phát hiện trên bề mặt sao Hỏa khiến nhiều người sửng sốt. Hình ảnh đầu bò sát khổng lồ được phát hiện ngay trên bề mặt sao Hỏa. Nguồn ảnh: ufosightingsdaily. Nguồn ảnh: ufosightingsdaily. Ngay giữa một quần thể đá quy tụ, bất ngờ xuất hiện một khối vật thể lạ có hình dạng...