Khám phá loại quả lạ ở miền Tây, cô gái được dân mạng mách bảo “quả thần” nên bổ ra ăn thử và nhận cái kết bất ngờ
Một cô gái ở miền Tây quay clip khám phá ra một loại trái lạ là trái cám. Sau đó nhờ được dân mạng mách nhỏ mà cô gái đánh liều, bổ ra ăn, kết quả rất bất ngờ.
Tây Nam Bộ vốn nổi danh là vùng đất có nhiều hoa thơm trái ngọt, có nhiều loại quả lạ khó tìm được ở những nơi khác. Ngay cả những người ở đây cũng sẽ bị ngờ ngệch khi biết thêm về những loại quả mọc dại ở quê mình đấy!
Ví như đoạn video clip về “trái cám” – một loại quả mọc dại ở miền Tây dưới đây. Đoạn clip đã thu hút hơn 1 triệu view và hàng trăm nghìn lượt tương tác.
Nhiều dân mạng vẫn gọi vui đấy là “quả thần” vì thấy cô gái ăn quá ngon.
Cô gái ăn quả lạ ở miền Tây
Cô gái tách từng lớp của trái cám để lấy hột cám bên trong theo lời chỉ dẫn của dân mạng
Một cô gái ở miền Tây quay clip khám phá ra một loại trái lạ là trái cám. Sau đó nhờ được dân mạng mách nhỏ mà cô gái đánh liều, bổ ra ăn. Bất ngờ thay bên ngoài có lớp vỏ sần sùi, nhiều mủ, thế nhưng ruột trái cám lại trắng tinh, nhìn rất giống hột xoài non.
Cứ như thế cô gái tiếp tục bổ quả thứ 2, bóc xong phần cùi và từng lớp vảy của trái cám để lấy phần giống hạt xoài non ăn thử.
Cô gái này sau đó đã chia sẻ cảm nhận của mình, cho biết phần trong này của trái cám (không có tên) rất ngọt và giòn, vị giống vị của củ hủ dừa.
Nhiều người đã bày tỏ sự thích thú và muốn thưởng thức thử loại quả này.
- Nhìn ngon quá, muốn thử nhưng không biết có ăn được thật không?!
- Ngon nhỉ?
- Trái cám này lúc nhỏ mình hay ăn, lớn lên không thấy nữa!
Thứ này chính là lý do khiến người miền Tây trồng cây dừa từ 3 - 4 năm nhưng lại chặt bỏ mà không đợi dừa ra trái
Bạn có bao giờ thắc mắc vì sao người miền Tây thường tốn công trồng dừa 3 - 4 năm nhưng lại chặt bỏ? Đó là vì để lấy củ hủ dừa - phần ngon nhất của cây dừa đấy.
Một đoạn clip chia sẻ quá trình lấy củ hủ dừa - phần ngon nhất của cây dừa mới đây đã gây chú ý trên TikTok.
Người miền Tây thường chặt bỏ cây dừa sau khi trồng 3 - 4 năm là để lấy củ hủ dừa.
Xem người miền Tây lấy củ hủ dừa
Củ hủ dừa là phần lõi non nằm dưới ngọn của cây dừa. Ở miền Tây, người dân lấy củ hủ dừa bằng cách chặt bỏ phần ngọn dừa, cạo bỏ lớp vỏ, xơ dừa bên ngoài để lộ ra phần lõi màu trắng bên trong - phần lõi này gọi là củ hủ dừa. Đối với những cây dừa lớn, người ta phải leo lên và chặt bỏ phần ngọn để lấy củ hủ dừa.
Củ hủ dừa có 2 phần khác nhau. Phần bẹ non (sau này lớn là bẹ dừa) và phần gốc.
Phần bẹ non thường có nhiều lớp, vị ngọt thanh còn phần gốc thường non, trắng mịn, giòn, có mùi của hoa dừa, cũng ngọt thanh không kém phần bẹ.
Mất nhiều công sức để lấy củ hủ dừa
Ở miền Tây, đặc biệt là Bến Tre, củ hủ dừa thường được dùng như một đặc sản. Ngoài ra, người dân còn dùng củ hủ dừa để làm nhân bánh xèo, xào tôm, xào thịt,...
Ông nhặt ve chai thích tô son điểm phấn ở miền Tây: Trang điểm cho đời tươi sáng hơn Không chỉ đánh phấn, tô son rất đậm trên mặt, người đàn ông 63 tuổi còn cẩn thận bôi kem trắng bóc cho tay và chân trước khi rong ruổi đi nhặt ve chai mưu sinh kiếm sống. Thật lạ đời khi một người đàn ông trang điểm, đặc biệt là người tuổi đã lục tuần. Thế nhưng, nhiều người sẽ không khỏi...