Khám phá “lò” sản xuất hạt giống lớn nhất Tây Nguyên
Với quy mô khu nghiên cứu, lai tạo rộng 8.500 m2, chi nhánh ươm tạo hạt giống Lâm Hà của Công ty CP Giống cây trồng miền Nam (SSC) là “lò” sản xuất hạt giống lớn nhất khu vực Tây Nguyên, cung cấp các loại hạt giống rau quả, lúa, bắp lai… cho toàn khu vực.
Nhà ươm trồng giống dưa hấu không hạt rồng đỏ 118 của SSC tại Lâm Hà (Ảnh: Quốc Hải)
Chi nhánh ươm tạo hạt giống Lâm Hà được thành lập từ tháng 10/1993, tọa lạc tại thôn Tân Lập, xã Tân Văn, huyện Lâm Hà, tỉnh Lâm Đồng. Nơi đây đang ươm tạo các loại giống cây trồng đang gây “sốt” trên thị trường như giống lúa Hương Châu 6; dưa hấu không hạt rồng đỏ 118; bắp lai F1… để cung ứng theo nhu cầu của người nông dân khu vực Tây Nguyên và một số tỉnh thành khu vực Đông Nam Bộ.
Những trái dưa giống thế hệ F1 đang được lai tạo (Ảnh: Quốc Hải)
Trong diện tích 8.500 m2 khu nghiên cứu lai tạo, trung tâm dành hẳn diện tích 2.800 m2 chỉ để trồng cây bố mẹ giống dưa hấu không hạt rồng đỏ 118.
Kỹ sư Trương Thị Hoa, cử nhân công nghệ sinh học, chịu trách nhiệm chính trong việc ươm tạo giống dưa hấu không hạt rồng đỏ 118, cho biết: “Ở mỗi dây dưa giống, chúng tôi sẽ chọn ra một trái mới ra ở dạng nụ, cách mặt đất từ 15-20 cm, lấy mũ nhựa chụp kín lại để tránh trái này được thụ phấn không thuần. Sáng hôm sau, sẽ lấy hoa từ cây giống dưa đực để mang đến thụ phấn cho trái mới, sau đó bọc lại bằng túi giấy để trái phát triển. Những trái không làm đúng quy trình, bị thụ phấn trước (tự đậu) thì sẽ bị ngắt bỏ để đảm bảo giống dưa hấu được thuần”.
Lấy hoa nở từ cây dưa hấu đực… (Ảnh: Quốc Hải)
Video đang HOT
Chụp mũ nhựa cho trái trước khi tiến hành thụ phấn để tránh lai tạp (Ảnh: Quốc Hải)
Trái dưa ở dạng nụ được chụp kín trước khi thụ phấn (Ảnh: Quốc Hải)
Cũng theo chị Hoa: “Mỗi cây mẹ sau khi thụ trái thành công sẽ chỉ duy trì một trái duy nhất cho đến lúc thu hoạch. Những trái non ra sau sẽ bị ngắt bỏ để đảm bảo cây đủ dinh dưỡng nuôi trái dưa giống, cho ra hạt giống chất lượng. Sau khi thụ phấn và đậu trái từ 30-35 ngày, sẽ tiến hành thu hoạch để lấy hạt giống thế hệ F1″.
Sau khi thụ phấn đậu trái thì được bọc lại bằng gói giấy (Ảnh: Quốc Hải)
Công nhân đang bọc trái dưa ở dạng nụ để chuẩn bị thụ phấn (Ảnh: Quốc Hải)
Những trái dưa giống bố mẹ đầu tiên… (Ảnh: Quốc Hải)
Tuy nhiên, cũng tùy theo thời tiết (trời lạnh) mà có khi quá trình gieo hạt và thu hoạch hạt giống dưa hấu có thể kéo dài lên tới 100 ngày.
Ngoài sản xuất hạt giống dưa hấu, Chi nhánh ươm tạo hạt giống Lâm Hà còn sản xuất giống lúa xác nhận Hương Châu 6 đang gây “sốt” trên thị trường lúa giống; cùng các loại hạt giống rau quả, bắp lai F1…
Giống lúa Hương Châu 6 đang được sản xuất để lấy giống xác nhận… (Ảnh: Quốc Hải)
Ông Dương Nguyễn Thanh Nam, đại diện chi nhánh ươm tạo hạt giống Lâm Hà, cho biết, mỗi năm chi nhánh cung ứng ra thị trường khoảng 2.000 kg hạt giống rau, ớt… thế hệ F1; khoảng 600 – 800 tấn bắp lai F1; khoảng 500 – 800 tấn giống lúa thuần; từ 10 – 15 tấn hạt giống rau bi các loại… Các loại hạt giống này được sản xuất trong 2 vụ (tháng 6 và tháng 10) hàng năm.
“Riêng giống lúa xác nhận Hương Châu 6, đây là giống lúa mới (năng suất 7-8 tấn/ha) đang được đông đảo nông dân trồng lúa khắp cả nước ưa thích nên chi nhánh đang sản xuất đại trà giống lúa này với quy mô 30ha để sẵn sàng đáp ứng nhu cầu của bà con trong vụ đông xuân tới”, ông Nam chia sẻ.
Theo Danviet
Tận thấy máy bay không người lái phun thuốc cho 2ha chỉ mất 10 phút
Khác với nông nghiệp công nghệ cao là tập trung thay đổi phương thức sản xuất từ truyền thống sang hiện đại, nông nghiệp 4.0 là thay đổi phương thức quản lý nông nghiệp. Theo đó, nông nghiệp 4.0 sẽ mở đường cho những hoạt động sản xuất chính xác, chặt chẽ mà con người không cần có mặt trực tiếp.
Muốn phát triển nông nghiệp thành công, nông dân phải đẩy mạnh phát triển nông nghiệp công nghệ cao (NNCNC), ứng dụng thành tựu của cách mạng công nghiệp 4.0. Trong thực tế đã có những nông dân thực hiện "nông nghiệp 4.0" và thu được kết quả rõ ràng.
Nhà kính,nhà lưới ngày càng phổ biến
Ông Vũ Văn Nga (phải) đánh giá cao hiệu quả của máy bay không người lái. Ảnh: P.V
Tại Bình Thuận, từ tháng 12.2017 - 7.2018, Trung tâm Khuyến nông tỉnh phối hợp với các nhà chuyển giao kỹ thuật và bà con nông dân thực hiện mô hình "Sản xuất măng tây xanh trong nhà lưới kết hợp hệ thống tiết kiệm nước theo liên kết chuỗi".
Theo đó, Nhà nước hỗ trợ 100% giống, 30% vật tư phân bón và 50% hệ thống nhà lưới, tưới tiết kiệm nước cho các hộ tham gia. Sau khi thử nghiệm, Trung tâm Khuyến nông tỉnh ước tính năng suất mỗi sào (Trung Bộ) đạt khoảng 1.350kg.
Anh Lê Xuân Lực (Tân Thuận, Bình Thuận) - nông dân tham gia mô hình trên cho biết: "Với 1.000m2 trồng măng tây, chúng tôi được hỗ trợ cây giống, nhà lưới, hệ thống tưới theo chính sách... chi phí khoảng 50 triệu đồng/sào. Sau 5 tháng trồng, cây phát triển và ra đợt măng bói thu hoạch khoảng 5kg/ngày. Ước tính, khi cây trưởng thành, mỗi sào măng tây sẽ cho thu hoạch trung bình 10kg/ngày. Với giá bán 50.000 đồng/kg sau khi trừ chi phí, chúng tôi lãi 300.000 đồng/sào. So với cây thanh long và cây trồng khác, mức thu nhập này rất cao, gia đình tôi vô cùng phấn khởi".
Tại Vĩnh Long, bà con nông dân đã có cơ hội tiếp cận với máy bay không người lái phun tưới phân bón và thuốc BVTV. Tháng 9.2018, Công ty CP Đại Thành đã phối hợp với Chi cục BVTV Vĩnh Long phun thuốc BVTV cho 2ha cam và khoai lang tại xã Thành Đông bằng máy bay không người lái.
Nông dân Trần Xuân Phú (ngụ tại xã Thành Đông, huyện Bình Tân) cho biết: "Tháng 9 vừa rồi, lần đầu tiên người dân quê tôi được tiếp xúc với loại máy bay hiện đại này. Tôi là một trong những hộ đầu tiên đăng ký phun thuốc bằng máy bay không người lái. Kết quả khiến tôi rất ngạc nhiên, cây cam phát triển tốt, tỷ lệ rệp chết hơn 90%".
Nâng cao chất lượng, giá trị nông sản
Tại miền Bắc, máy bay không người lái đã được giới thiệu và ứng dụng nhiều trong trồng trọt.
Ông Vũ Văn Nga - Chủ tịch HĐQT Công ty CP Giống cây trồng, con nuôi Ninh Bình cho biết: "Trước đây, vào cao điểm dịch bệnh trên cây lúa, chúng tôi rất đau đầu về việc thuê nhân công phun thuốc BVTV vì tốn kém mà không đạt hiệu quả cao. Từ khi áp dụng phun thuốc bằng máy bay không người lái, lợi ích thấy rõ như giảm thiểu chi phí, tăng chất lượng nông sản và bảo vệ môi trường, không độc hại cho người sản xuất. Nhờ áp dụng các tiến bộ khoa học công nghệ như máy bay không người lái, sản lượng lúa gạo của công ty trong năm vừa qua tăng mạnh, chất lượng đạt tiêu chuẩn xuất khẩu vào các thị trường khó tính như EU, Hàn Quốc..." - ông Nga cho biết.
Nói về hiệu quả của việc phun thuốc BVTV bằng máy bay không người lái, ông Nguyễn Đức Trường - Chủ tịch HĐQT, Tổng Giám đốc Công ty CP Đại Thành chia sẻ: "Sử dụng máy bay không người lái giúp người sản xuất tiết kiệm thời gian, giảm chi phí, chủ động thời gian, không còn nỗi lo phụ thuộc vào nhân công mỗi khi có dịch bệnh bùng phát.
Ứng dụng công nghệ máy bay không người lái rất phù hợp với những diện tích lớn hoặc những địa hình trồng trọt phức tạp. Với máy bay PG30 dung tích bình chứa thuốc 15 lít, một lần có thể phun cho 2ha cây trồng chỉ trong 10 phút, năng suất cao gấp 50 lần so với các phương pháp truyền thống".
Theo Danviet
Sản phẩm chăn nuôi VietGAHP, tốt nhưng "sống" trầy trật Do thiếu động lực từ giá, các sản phẩm từ VietGAHP chưa tạo được thế cạnh tranh rõ ràng, vì thế nhận thức của nhà nông về thực hành chăn nuôi tốt vẫn chưa cao. Theo Cục Chăn nuôi, VietGAHP quy trình thực hành chăn nuôi tốt vẫn là hướng đi bền vững để người chăn nuôi đảm bảo tính ổn định trên...