Khám phá lễ hội tế thần Yadnya Kasada ở Indonesia
Nghi thức tế thần kỳ lạ thu hút hàng ngàn khách du lịch đến huyện Probolinggo thuộc tỉnh Đông Java, Indonesia vào tháng 7, tháng 8 hàng năm.
Lễ hội tế thần độc đáo – ném và hứng thực phẩm Yadnya Kasada là lễ hội truyền thống của người Tenggerese và được xem là một trong những lễ hội độc đáo, đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc của Indonesia.
Sau đây cùng theo chân người bản xứ Tenggerese khám phá lễ hội tế thần Yadnya Kasada: (Ảnh: Izvestia tổng hợp).
Truyền thuyết kể lại rằng nàng Roro Anteng xinh đẹp suýt phải lấy quỷ chính là con gái của vua Majapahit, sau đó đã kết hôn với Joko Seger, chính là con trai của vị Thần Hindu giáo Brahmana. Đó cũng là thời kì thoái trào của vương quốc do sự hưng thịnh ngày càng mạnh của đạo Hồi ở đảo Java, Roro Anteng và Joko Seger cùng nhiều gia đình đã chuyển vào sống ở phía Đông của đảo, hầu hết tập trung ở vùng núi Tengger.
Trong suốt thời gian trị vì, dù có bao nỗ lực chữa trị nhưng họ vẫn không có con nối dõi. Cuối cùng, họ quyết định lên đỉnh Bromo để cầu nguyện, và họ đã nghe thấy thánh dụ rằng nếu muốn sinh được con thì Roro Anteng và Joko Seger sẽ phải hi sinh đứa con trai út của họ. Quả nhiên sau đó, 25 đứa trẻ đã ra đời. Thời khắc để hi sinh đứa con út, nhà vua và hoàng hậu vô cùng đau khổ và lo lắng, và cuối cùng, họ quyết định… không giết con!
Nhưng lúc đó, trận phun trào nham thạch của núi lửa Bromo đã nuốt lấy đứa con út xuống đáy vực. Giữa tiếng kêu khóc và quang cảnh hỗn độn, một tiếng nói cất lên len lỏi giữa dòng nham thạch.
Những người thừa kế của vùng Tengger đã thực hiện đúng lời dặn của người con trai út, sống hòa thuận và thanh bình, và lễ hội Kasada hàng năm vẫn được tổ chức qua hàng thế hệ cho đến tận ngày nay. Có lẽ cũng chính vì vậy mà người dân Tengger luôn nổi tiếng là những cư dân hiền lành và phúc hậu. Cho đến giờ, những người Tengger vẫn cách biệt hoàn toàn với thế giới.
Cộng đồng Tenggerese có dân số khoảng 600.000 người, hầu hết theo đạo Hindu, sống trong vùng núi lửa Bromo hẻo lánh thuộc công viên quốc gia Bromo Tengger Semeru, đảo Java.
Một trong những phần chính của lễ hội Yadnya Kasada của người Tenggerese theo đạo Hindu là thực hiện cuộc hành trình lên miệng núi lửa Bromo để dâng các vật phẩm như gạo, trái cây, rau, hoa và vật nuôi để cúng tế các vị thần núi. Sau đó, họ ném chúng vào miệng núi lửa để cầu may mắn và mùa màng được bội thu.
Video đang HOT
Trong khi những người thờ thần linh ném vật phẩm vào miệng núi lửa thì một bộ phận người dân lại bất chấp nguy hiểm men theo sườn miệng núi lửa để lấy các vật phẩm, một số người khác dùng các dụng cụ như vợt, tấm lưới hứng các vật phẩm mang về nhà. Họ tin những vật phẩm “nhặt lại” được sẽ mang đến sự may mắn cho gia đình.
Vào ngày thứ 14 – ngày cao điểm của lễ hội Yadnya Kasada, du khách đến với núi lửa Bromo sẽ được hòa mình vào khung cảnh sôi động, đông đúc khi âm thanh cầu may vang vọng khắp trời, từng vật phẩm được ném, tung rồi hứng cứ bay qua, bay lại phía trên miệng núi lửa còn đang nhả khói nghi ngút.
Người dân mang theo các vật phẩm như gạo, trái cây, rau, hoa và vật nuôi để cúng tế các vị thần núi
Người ta tin rằng ném vật phẩm xuống miệng núi lửa sẽ đem lại may mắn.
Kỳ thú những cung đường bộ xuyên biển
Nhiều người Việt tới nay vẫn chưa biết đến những cung đường bộ lộng gió xuyên biển bên bờ Thái Bình Dương, nối đất liền với những hòn đảo xanh tươi, khi ẩn khi hiện theo đà lên xuống của thủy triều.
Kiến trúc tinh tế, cảnh quan nên thơ của Hải đăng Kê Gà
Mới đây, đoàn hơn 20 phóng viên thuộc nhiều cơ quan đài báo đã có chuyến dã ngoại tại đảo Kê Gà, vùng biển có cảnh quan tuyệt đẹp mà vẫn chưa hết hoang sơ ở huyện Hàm Thuận Nam, tỉnh Bình Thuận.
Những bãi đá ngoạn mục hiển hiện ngay từ Bến cá, nơi du khách dừng chân để lên thuyền.
Đỉnh Hải đăng Kê Gà cao 66 mét tính từ chân tháp, do người Pháp khởi công xây năm 1897, hoạt động từ năm 1900. Hải đăng Kê Gà được trung tâm sách kỷ lục Việt Nam xác nhận là ngọn hải đăng cao và cổ xưa nhất, trong 92 ngọn hải đăng dọc bờ biển từ Móng Cái tới Hà Tiên và các đảo thuộc lãnh hải nước ta.
Thư pháp trên đá hoa cương dọc lối xuống bến Kê Gà
Đảo cách bờ chưa tới 1km. Du khách ra đảo bằng cano hoặc thuyền thúng do ngư dân chèo. Chủ 2 chiếc cano đưa đoàn ra đảo là ông Lâm Hoàng Bảy, tên thường gọi Bảy Tèo. Ông Bảy cho biết ngư dân vùng này bắt đầu biết làm du lịch từ năm 1997.
Phóng viên trong đoàn ngã đổ máu vì trượt chân trên nền rêu có nhiều hàu sắc cạnh
Tại đây, hằng năm thủy triều có các đợt rút nước ra xa nhất vào 3 tháng mùa hè, từ tháng 4 đến tháng 6. Theo âm lịch, mỗi tháng 2 đợt vào giữa và cuối tháng, mỗi đợt 3-4 ngày, hễ hoàng hôn xuống là nước rút ra xa tới cả cây số, đúng 1 tiếng sau nước lại dâng lên. Cứ mỗi ngày sau giờ thủy triều lại rút chậm hơn 1 tiếng.
5 giờ chiều, du khách xách dép, chân không lội thẳng từ đảo về bờ.
Nhờ cung đường thủy triều xuyên biển này, mà thu nhập của gia đình ông Bảy tăng dần. Ông xây được nhà lớn có cả vườn thanh long rộng lớn ngay ngã ba đối diện con đường dẫn xuống bến, sắm được 2 ca nô thay thuyền thúng. Dân quanh vùng nhiều nhà làm dịch vụ, xóm làng khang trang.
Ông Bảy và ông Mỹ, đôi bạn có công giới thiệu tuyến đi bộ xuyên biển ở đảo Kê Gà
5 giờ chiều, chúng tôi chứng kiến mực nước biển rút dần. Cả đoàn bước lên doi cát trắng mịn lấp ló dưới làn nước mỏng, nối vào bờ theo đường cong bán nguyệt.
Gió biển lồng lộng, nước mát ràn rạt dưới chân. Hoàng hôn phủ xuống, thủy triều vẫn tiếp tục rút, phơi ra cả thềm cát trắng mênh mông. Ngọn hải đăng Kê Gà in bóng trên nền trời sẫm...
Ra đảo bằng cano
Đi bộ về bờ khi thủy triều bắt đầu rút
Chỉ mươi phút sau, nước đã lùi xa, phơi cả nền cát mênh mông từ đất liền sang đảo
Biển nước ta có những "hòn thủy triều" diện tích trung bình 5-6 hecta mỗi đảo, với các cung đường bộ rẽ biển theo thời điểm thủy triều lên xuống lệch nhau, là lợi thế quý giá cho ngành du lịch. Ví dụ cung đường cát trắng nối 2 đảo, trong chùm 3 đảo Điệp Sơn giữa Vịnh Vân Phong, tỉnh Khánh Hoà.
Đường bộ xuyên biển nối liền 2 đảo Điệp Sơn lộ ra khi thủy triều rút
Đảo Nhất Tự Sơn trong vịnh Xuân Đài (thị xã Sông Cầu, tỉnh Phú Yên) cũng có cung đường ẩn hiện theo con nước dài khoảng 300m. Tại đây, từ đầu tháng đến ngày rằm (âm lịch) thủy triều xuống từ khoảng 13h đến 16h. Nửa tháng còn lại thủy triều rút từ khoảng 5h đến 9h sáng.
Hòn Bà nằm trong vùng biển Bãi Sau, có ngôi miếu cùng tên, cách mũi Nghinh Phong của TP Vũng Tàu chỉ khoảng 200m. Lối ra Hòn Bà khi thủy triều rút lộ nền đá xám bám đầy rêu trơn và hàu sắc cạnh, nên khó đi, dễ ngã. Tuy nhiên ở đây nhiều điểm chek-in ấn tượng, với những bãi đá bị phong hóa muôn hình vạn trạng, có các hang động luồn sâu vào tim đảo như Hang Dơi, Hang Phật, Hang Âm Phủ...
Du khách đi bộ trên nền đá ra Hòn Bà
Nhiều người Việt vẫn bỏ ra những số tiền lớn để du lịch đến những đảo thủy triều nổi tiếng trên thế giới, như đảo Eilean Tioram hùng vĩ ở cửa biển Loch Moidart, Scotland; Đảo Mont Saint-Michel ở Normandy với Tu viện Saint-Michel Abbey do nước biển dâng mà ngày càng cách ly xa bờ; Cù lao ngoài khơi thành phố Mumbai (Ấn Độ) có nhà thờ Hồi giáo Haji Ali Dargah cổ xưa lộng lẫy ...
Đặc biệt, Lễ Hội Biển Tách Đôi Jindo ở Hàn Quốc được tổ chức trên con đường tự nhiên nối hai hòn đảo hai hòn đảo Jindo và Modo, lộ diện chỉ một lần mỗi năm trong 1 tiếng đồng hồ. Khi thủy triều rút xuống thấp nhất, người dân và du khách từ hai hòn đảo đi bộ qua "con đường Moses" nối biển và gặp nhau ở giữa con đường.
Lễ Hội Biển Tách Đôi Jindo ở Hàn Quốc
Các hòn đảo thủy triều nổi tiếng kể trên hầu hết đã được đầu tư xây dựng công trình ngắm cảnh tuyệt đẹp trên biển. Còn các đảo thủy triều nước mình hầu hết hoang sơ, ít tour du lịch giới thiệu, vừa là cơ hội cho các nhà đầu tư, vừa là điểm hẹn quyến rũ cho những nhóm bạn yêu thích treking, khám phá thắng cảnh của đất nước, quê hương.
Xuất hiện thành phố kỳ lạ "tặng chồng" cho "gái ế" Khi các nữ du khách tới thành phố này, họ sẽ được kết hôn một ngày với chú rể là người đàn ông bản địa và dẫn đi tham quan nhiều nơi thú vị. Kết hôn với một chàng trai bản địa trong một ngày khi tới Amsterdam. Ảnh minh họa Kể từ tháng 6/2019, những nữ du khách còn độc thân khi...