Khám phá lễ hội nơi vùng sông nước xứ Thanh
Nếu đã từng hòa mình trong những lễ hội nổi tiếng nơi vùng sông nước xứ Thanh, hẳn bạn sẽ cảm nhận được niềm tin tín ngưỡng tâm linh mãnh liệt mà cư dân nơi sóng nước gửi gắm ở đấy. Những lễ hội Cầu Ngư; lễ hội Ba Bông; lễ hội Lạch Bạng… dù diễn ra ở từng thời điểm khác nhau, nhưng ước vọng được chở che, phù trợ của con người trước mẹ thiên nhiên là điều rất rõ.
Độc đáo di sản văn hóa phi vật thể lễ hội Cầu Ngư
Xứ Thanh với hơn 102 km đường bờ biển kéo dài qua 6 huyện, thị xã ven biển. Văn hóa biển được xem là một trong những nét đặc trưng của vùng đất Thanh Hóa. Hệ thống đền thờ, lễ hội gắn liền với tín ngưỡng văn hóa dân gian của cư dân vùng biển chính là nguồn sức mạnh để ngư dân thêm vững tin trước bão tố trùng khơi, mưu sinh bám biển tự ngàn vạn năm qua. Và nhắc đến tín ngưỡng văn hóa vùng biển xứ Thanh, chắc chắn không thể bỏ qua vùng đất Diêm Phố (xã Ngư Lộc) nơi diễn ra lễ hội Cầu Ngư – Di sản Văn hóa phi vật thể Quốc gia đặc sắc bậc nhất.
Phố biển Diêm Phố vốn chật chội với mật độ dân số được xếp vào nhóm cao bậc nhất cả nước. Những con đường nhỏ, nhà cửa chen chúc, mặn mòi vị biển phả vào không gian khiến cho kẻ viễn khách ấn tượng ngay từ lần ghé thăm đầu tiên. Người chưa hiểu vẫn thường tự hỏi vì sao người dân Diêm Phố không tìm chốn khác mưu sinh, dựng nghiệp? Tại sao lại cứ nhất định phải bám trụ lấy phố biển chật hẹp? Điều này thật khó để nói rõ ràng, chỉ biết với nhiều người, biển như mẹ, như cha. Cuộc sống mưu sinh trước biển, nơi đầu sóng ngọn gió dù không dễ dàng nhưng nó dường như đã trở thành một thứ mạch ngầm văn hóa chảy trong huyết quản. Sống ở đây dẫu nhọc nhằn nhưng đi xa thì nhớ đến cồn cào, da diết. Bởi thế nên người ta đã trở về với Diêm Phố, trở về để xây dựng kinh tế, làm giàu theo cái cách mà phố biển vẫn đang chuyển mình từng ngày.
Lễ hội Cầu Ngư xã Ngư Lộc đã được đưa vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia năm 2017.
Lễ hội Cầu Ngư diễn ra từ 22 – 24 tháng 2 (âm lịch) hàng năm, thu hút hàng vạn người dân và du khách trở về trẩy hội. Cuộc sống gắn liền với biển cả khiến cho người dân nơi đây vẫn hằng tin rằng, sự may mắn trong mỗi chuyến ra khơi của mình có sự phù trợ của những vị thần nơi biển cả. Chẳng biết tự bao giờ vào mỗi dịp đầu năm, những cư dân ngư nghiệp lại bắt đầu tổ chức thực hiện nghi lễ cầu mát (cầu ngư) trước vị thần biển với ước vọng cầu cho một năm mưa thuận gió hòa, lộc biển về đầy khoang mỗi chuyến ra khơi, cuộc sống no đủ. Trải qua thời gian, nghi thức dần trở thành lễ hội lớn bậc nhất trong năm với người dân làm nghề đi biển ở Diêm Phố và vùng lân cận.
Lễ hội Cầu Ngư ở Diêm Phố được chuẩn bị và tổ chức với tất cả sự thành kính, công phu để gửi gắm những ước vọng gắn liền với đời sống của người dân sống bằng nghề bám biển. Dù là lễ hội truyền thống song trước mỗi mùa lễ hội đều sẽ có một hội nghị với sự tham gia của chính quyền địa phương và các bậc bô lão trong làng bàn họp về công tác tổ chức để mọi thứ được chuẩn bị chu toàn và cẩn trọng nhất. Lễ hội diễn ra với rất nhiều nghi thức cùng vật cúng tế, trong đó, thuyền Long Châu được xem là trung tâm của lễ hội.
Thuyền Long Châu là một chiếc thuyền cúng tế do chính các nghệ nhân trong làng tạo nên. Cứ vào đầu tháng 2 âm lịch, hàng chục nghệ nhân có kinh nghiệm của làng Diêm Phố lại bắt tay vào làm thuyền. Thuyền Long Châu được tạo nên từ việc lựa chọn những nguyên liệu tốt nhất (tre, luồng, giấy…). Và thuyền nhất định phải hoàn thành trước ngày 22/2 (âm lịch) để kịp vào lễ hội. Thuyền dài hơn 10m, được làm giống như mô hình thuyền thật song rất lộng lẫy, rực rỡ. Để rước được thuyền phải dùng đến sức của khoảng 50 trai tráng có sức khỏe trong làng. Bắt đầu vào lễ hội Cầu Ngư, thuyền Long Châu được di chuyển về trung tâm văn hóa xã. Tại đây, người dân sẽ tập trung về dâng lễ và tham gia vui hội. Đến sáng ngày 24/2, nghi thức cúng lễ Cầu Ngư được cử hành và chính thức khai hội. Mọi nghi lễ trong lễ hội sẽ kết thúc vào buổi chiều cùng ngày sau khi thuyền Long Châu được rước ra bên ngoài bờ biển. Tại đây, thuyền được hóa với sự chứng kiến, dõi theo của đông đảo người dân và du khách. Khi thuyền được hóa thành công, ngư dân tin rằng tấm lòng của họ đã được vị thần biển cả chứng thực. Để từ đây, thần linh sẽ phù trợ cho ngư dân một năm làm nghề no đủ, bội thu, yên lành.
Nói về lễ hội Cầu Ngư, cụ ông Nguyễn Văn Minh – Phó Ban Quản lý cụm di tích lịch sử Diêm Phố cho biết: “Đây là lễ hội linh thiêng bậc nhất của cư dân Diêm Phố. Lễ hội được trao truyền qua hàng trăm năm, gắn liền với đời sống người dân biển Ngư Lộc. Tùy vào điều kiện kinh tế của người dân mà lễ hội được tổ chức. Song đã thành thông lệ, vào năm chẵn, năm tròn thì sẽ là đại lễ với quy mô và nghi thức có những khác biệt nhất định”.
Không thể so sánh về mức độ quy mô như lễ hội Cầu Ngư ở Diêm Phố song lễ hội Cầu Ngư của người dân vùng biển cửa Lạch Bạng xã Hải Thanh, Hải Bình (TX Nghi Sơn) cũng hấp dẫn không kém. Theo đó, lễ hội diễn ra vào trung tuần tháng tư âm lịch hàng năm ngay tại di tích đền Lạch Bạng, bên sóng nước mênh mông. Bắt đầu bằng nghi thức rước cỗ từ xã Hải Bình đến cảng cá Lạch Bạng, rồi rước về đình làng Thanh Đình và cuối cùng trở về đền Lạch Bạng – nơi thờ tứ vị thánh nương. Trong quan niệm dân gian của người dân biển, họ luôn tin rằng tứ vị thánh nương đã phù trợ, giúp đỡ và chở che cho ngư dân mưu sinh trên biển.
Video đang HOT
Được xem là một trong những trung tâm nghề biển của xứ Thanh, Lạch Bạng vì thế thu hút lượng lớn tàu thuyền của ngư dân ở nhiều tỉnh thành về đây giao thương. “Có lẽ vì thế mà trong lễ hội Cầu Ngư ở Lạch Bạng, vẫn thường có sự tham gia của khá đông ngư dân ở Quảng Ngãi trở ra” – ông Nguyễn Văn Hòa, Phó Ban Quản lý cụm di tích Lạch Bạng chia sẻ.
Ngã ba sông có lễ hội Ba Bông
Có một nơi ở xứ Thanh mà chỉ tiếng gáy thôi cũng 6 huyện cùng nghe, đó là ngã ba sông – ngã ba Bông, nơi gặp gỡ, giao thoa và tách dòng của sông Mã và sông Lèn, tạo nên một ngã ba sông huyền thoại với hiện hữu thắng tích Hàn Sơn – Ba Bông đắm say lòng người.
Về với lễ hội Ba Bông diễn ra vào tháng 6 (âm lịch) hàng năm, người đi lễ thường không quên dâng lên cô Ba Bông những loại hoa màu trắng.
Tương truyền, đền Ba Bông là nơi thờ cô Bơ Bông vốn là con gái vua thủy tề, được vua cha phái truyền lên giúp đỡ nhân dân và nghĩa quân Lê Lợi trong cuộc kháng chiến chống giặc Minh xâm lược. Cô Bơ hóa thân thành cô gái thuyền chài khỏe khoắn, dẻo dai chuyên chở quân lương, thảo dược và binh lính qua sông. Cuộc kháng chiến chống Minh thành công, vì lưu luyến trần gian nhiều sắc màu, lại thương cho cuộc sống nhân dân còn khó khăn, đến hạn trở về chốn thủy cung mà cô vẫn âm thầm giúp đỡ, phù trợ để mỗi tàu bè qua đây được sóng yên biển lặng, bình yên trở về sau. Nhớ ơn cô nhân dân đã lập đền thờ ngay bên bờ sông, hương khói phụng thờ. Đặc biệt, với những người làm nghề sông nước, đi qua ngã ba Bông, sao có thể không neo đậu bến thuyền lên dâng hương để cầu cô Bơ phù trợ cho may mắn, bình an.
Cũng như đền Ba Bông, đền Hàn Sơn gắn với truyền thuyết về mẫu Hàn Sơn. Tương truyền, thánh mẫu Hàn Sơn đã nhiều lần giúp cho nhà Lê trong cuộc nội chiến với nhà Mạc. Nhớ ơn mẫu Hàn Sơn, tướng Lê Thọ Vực đã cho lập đền thờ Mẫu trên đỉnh núi Chúa. Qua thời gian, để tiện cho việc dâng hương, hành lễ, nhân dân đã dời đền từ đỉnh xuống dưới chân núi, nằm ở vị trí “nhị sơn hạ thủy” (hai bên là núi, ở dưới là sông).
Ngưỡng vọng và tưởng nhớ công ơn của mẫu Hàn Sơn và cô Bơ Bông hàng năm nhân dân lại đổ về đây trẩy hội. Không ai biết rõ nguồn gốc về thời gian diễn ra lễ hội. Nhưng đến hẹn lại về, tháng 6 âm lịch hàng năm, dù nắng nóng cháy da hay mưa dầm dề ướt đẫm cũng chẳng thể ngăn những bước chân mộ đạo. Khoảng thời gian này, không khí cả khúc sông náo nhiệt, sôi động lạ thường. Lễ hội Hàn Sơn – Ba Bông diễn ra trong cả tháng 6 và chính hội vào ngày 12/6.
Theo truyền thuyết và tín ngưỡng văn hóa dân gian, lễ hội Hàn Sơn – Ba Bông là một trong những lễ hội lớn bậc nhất trong tín thờ Mẫu không chỉ ở xứ Thanh. Theo đó, mẫu Hàn Sơn và cô Ba Bông là những vị thánh đại diện của Thủy phủ nằm trong hệ thống tứ phủ. Mẫu Hàn Sơn (mẫu Đệ tam) và cô Bơ Bông (hàng cô) là những vị thánh đại diện cho Thủy phủ.Trong đó, vì có công giúp vua nên khi cô thác, nhà vua đã ban cho nhân dân lập đền thờ cô. Cô Bơ Bông với tài sắc vẹn toàn, khi thác đã hiển linh giúp đỡ nhân dân trong buôn bán, làm ăn, chữa bệnh, giúp người, giúp đời. Bởi vậy, lượng du khách trở về đây tham dự lễ hội đến từ nhiều tỉnh thành trong cả nước, đặc biệt là các tỉnh phía Bắc: Hà Nội, Nam Định, Hải Phòng, Ninh Bình… Và tự xa xưa, Hàn Sơn – Ba Bông đã là khu vực có đời sống sinh hoạt tín ngưỡng thờ Mẫu sôi động bậc nhất.
Tìm về những lễ hội dân gian nơi vùng sông nước xứ Thanh không chỉ để hiểu hơn tín ngưỡng văn hóa của người dân cư ngụ nơi ấy. Đó còn là hành trình khám phá vẻ đẹp văn hóa của mỗi vùng đất, con người. Ta một lần nữa cảm ơn tạo hóa đã ưu ái ban tặng, tiền nhân nương theo đó mà sáng tạo, vun đắp. Để lại cho hậu thế những di sản văn hóa đặc sắc và vô giá, nuôi dưỡng đời sống tinh thần cho mỗi người dân!
Đặc sắc Lễ hội vía Bà Chúa Xứ núi Sam
Hàng năm, cứ đến tháng 4 (âm lịch) là đông đảo du khách trong và ngoài nước nô nức về An Giang hành hương, chiêm bái và tham dự Lễ hội vía Bà Chúa Xứ núi Sam (TP. Châu Đốc, An Giang).
Một lễ hội đặc sắc có từ lâu đời, mang đậm giá trị văn hóa tâm linh tín ngưỡng của người dân vùng sông nước Nam Bộ.
Truyền thuyết kể rằng, cách đây hơn 200 năm, núi Sam còn hoang vu, dân làng lên núi phát hiện pho tượng cổ ngồi trên bệ đá sa thạch. Trong thời gian đó, quân Xiêm thường xuyên quấy nhiễu nước ta, có lần chúng lên đỉnh núi Sam thì gặp pho tượng cổ này.
Dù nhiều lần ra sức khiêng tượng xuống núi nhưng cố gắng thế nào cũng không thể di chuyển tượng được nên phải bỏ lại. Dân làng thấy vậy nên có ý muốn "thỉnh" tượng xuống núi để gìn giữ và phụng thờ. Bao nhiêu tráng đinh lực điền được huy động nhưng không sao nhấc pho tượng lên được.
Đông đảo du khách đến tham quan, chiêm bái vào dịp Lễ hội vía Bà Chúa Xứ núi Sam
Các bô lão trong làng cầu khấn thì có một bé gái đang đùa giỡn bỗng dưng ngồi lại, mặt đỏ bừng, đầu lắc lư mách bảo: "Hãy chọn 9 cô gái đồng trinh để đưa bà xuống núi".
Lạ thay, 9 cô gái khiêng tượng bà đi một cách nhẹ nhàng. Xuống đến chân núi, tượng bỗng nặng trịch, không nhấc lên nổi. Dân làng hiểu rằng bà muốn ngự nơi đây nên đã lập miếu thờ.
Ban đầu, miếu bà được xây dựng đơn sơ bằng tre lá, sau nhiều lần trùng tu, miếu bà mới được hoàn chỉnh và khang trang như hiện nay.
Miếu Bà Chúa Xứ núi Sam là một công trình kiến trúc dạng chữ "Quốc" hình khối tháp dạng hoa sen nở, mái tam cấp 3 tầng lầu, lợp ngói đại ống màu xanh, góc mái vút cao như mũi thuyền lướt sóng. Tường ốp gạch men, các khung cửa bằng gỗ quý được chạm trổ hoa văn công phu, tinh tế.
Bên trong có võ ca, chánh điện, phòng khách, phòng làm việc của Ban Quý tế, bên ngoài là khuôn viên sân rộng rãi, có hàng rào bao quanh và cổng tam quan. Ngay giữa chánh điện, tượng Bà Chúa Xứ núi Sam đội mão, mặc áo bào thêu long phụng ngồi uy nghi với nét mặt hiền hòa, phúc hậu.
Theo các nhà khảo cổ học, căn cứ vào chất liệu và hình dáng của pho tượng thì đây là tác phẩm điêu khắc có từ thời trung cổ.
Lễ phục hiện rước tượng Bà Chúa Xứ từ đỉnh núi Sam xuống miếu thờ
Hàng năm, miếu Bà Chúa Xứ núi Sam (phường Núi Sam) thu hút hàng triệu lượt du khách ở khắp nơi trong và ngoài nước đến để tham quan, chiêm bái.
Đông nhất là vào thời điểm diễn ra Lễ hội vía Bà Chúa Xứ núi Sam từ ngày 22 đến 27-4 (âm lịch). Lễ hội vía Bà Chúa Xứ núi Sam được thực hiện theo nghi thức truyền thống, gồm: lễ phục hiện rước tượng bà từ đỉnh núi Sam xuống miếu thờ, lễ Tắm bà, lễ Thỉnh sắc thần ông Thoại Ngọc Hầu và 2 vị phu nhân, lễ Túc yết, lễ Xây chầu, lễ Chánh tế và lễ Hồi sắc.
Trong đó, ngày 22-4 sẽ diễn ra lễ phục hiện rước tượng bà từ bệ đá sa thạch năm xưa trên đỉnh núi Sam về miếu bà, đến đêm 23 rạng sáng 24-4 sẽ cử hành lễ Tắm bà.
Lễ Túc yết và lễ Xây chầu là 2 lễ chính sẽ được cử hành vào đêm 25 rạng sáng 26-4 với nghi thức cúng tế cầu cho mưa thuận gió hòa, đất đai phì nhiêu, mùa màng bội thu, dân chúng khỏe mạnh, yên vui. Và kết thúc Lễ hội vía Bà Chúa Xứ núi Sam vào ngày 27-4 sau khi cử hành lễ Chánh tế và lễ Hồi sắc.
"Năm nào cả gia đình tôi cũng sắp xếp công việc về TP. Châu Đốc để cúng Bà Chúa Xứ núi Sam ít nhất 1 lần để cầu mong bình an, sung túc, sức khỏe, hạnh phúc và công việc làm ăn thuận lợi" - cô Nguyễn Thị Kim Thoa (du khách đến từ TP. Hồ Chí Minh) chia sẻ.
Năm 2001, Lễ hội vía Bà Chúa Xứ núi Sam được Bộ Văn hóa - Thông tin (nay là Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch) công nhận là lễ hội cấp quốc gia. Từ đó, ngoài phần lễ truyền thống, phần hội được tổ chức sôi nổi với các chương trình sân khấu hóa, tuần lễ văn hóa - thể thao, trò chơi dân gian, trình diễn văn nghệ dân tộc, múa lân - sư - rồng... phục vụ nhân dân và du khách.
Ngày 19-12-2014, Lễ hội vía Bà Chúa Xứ núi Sam đã được Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch đưa vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia thuộc loại hình lễ hội truyền thống.
Năm 2018, Khu du lịch núi Sam với cảnh quan thiên nhiên độc đáo cùng quần thể di tích lịch sử văn hóa được xếp hạng cấp quốc gia, gồm: miếu Bà Chúa Xứ núi Sam, chùa Tây An, lăng Thoại Ngọc Hầu, chùa Hang gắn với Lễ hội vía Bà Chúa Xứ núi Sam được Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch công nhận là Khu du lịch quốc gia với định hướng phát triển trở thành trung tâm du lịch đặc sắc về văn hóa tâm linh của vùng ĐBSCL và cả nước.
[CẢM XÚC XUÂN] Đi giữa mùa xuân Tây Nguyên Tây Nguyên mùa xuân, mùa hoa cà phê nở trắng, mùa con ong đi lấy mật gọi mời du khách. Đây là mùa đẹp nhất trong năm để du khách ghé thăm. Con đường quốc lộ 14 xuyên mảnh đất Tây Nguyên tỏa ánh nắng từ rất sớm, nắng kéo dài tận 5 - 6 giờ chiều. Tắt nắng, một làn không khí...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

4 địa điểm được du khách nước ngoài yêu thích, khen có vẻ đẹp siêu thực

Những tọa độ check-in mới toanh, đảm bảo "săn hình" cực đẹp lại còn rất thú vị ở Quy Nhơn

Khám phá những con thác sừng sững, đứng dưới chân thác mà choáng ngợp với cảnh quan hùng vĩ

Kết thúc một năm trọn vẹn bằng một chuyến trekking đến những cột mốc hùng vĩ từ miền Bắc đến miền Trung

Đổi gió đến đồi chè "sắm ảnh", đảm bảo không chỉ có ảnh đẹp mang về mà còn có thể tận hưởng không khí trong lành hiếm có

Check-in ngay địa điểm săn mây tại Bảo Lộc để trải nghiệm cảm giác đứng đâu cũng thấy mây bao quanh

Đến với những cù lao đẹp nhất Việt Nam khiến du khách say mê trước vẻ đẹp hoang sơ, mộng mơ của mây trắng biển xanh

30 bức ảnh thú vị từ anh chàng không ngừng trấn an mẹ trên hành trình du lịch đầy cảm hứng

Đảo Minh Châu - Địa điểm du lịch biển hè cực kỳ phù hợp cuối tuần cho gia đình

Việt Nam được ca ngợi là thiên đường dành cho du khách ưa mạo hiểm

Thái Lan siết chặt an toàn cho khách du lịch trên các bãi biển

Du lịch Việt Nam hút khách dịp giao mùa xuân - hè
Có thể bạn quan tâm

Căng thẳng Hamas Israel: Israel cảnh báo tăng cường oanh kích
Thế giới
14:22:12 14/04/2025
Đúng 3 ngày đầu tuần 14 đến 16/4, 3 con giáp nhận được lộc trời ban, vét sạch ví Thần tài, an nhàn hưởng thụ cuộc sống sung túc no đủ
Trắc nghiệm
14:09:00 14/04/2025
Dọn dẹp chiếc giường cũ, bất ngờ phát hiện gói vàng trị giá 500 triệu đồng
Netizen
14:06:44 14/04/2025
Những quả trứng kỳ lạ trong mộ cổ và tại sao không nên chạm vào chúng?
Lạ vui
13:49:11 14/04/2025
Phim Hàn hay đỉnh có rating tăng 111% chỉ sau 1 tập, một mỹ nhân lên hình vài phút mà chấn động cõi mạng
Phim châu á
13:14:35 14/04/2025
Sao Việt 14/4: Con gái Hồ Ngọc Hà được khen có chân dài giống mẹ
Sao việt
13:08:09 14/04/2025
Cha tôi, người ở lại - Tập 25: Bố Bình nghi ngờ Việt làm phụ bếp
Phim việt
13:01:19 14/04/2025
Jadon Sancho 'lội ngược dòng' tại Chelsea?
Sao thể thao
12:59:17 14/04/2025
Kiếp nạn của Sơn Tùng M-TP: BTC kém chuyên nghiệp gây ảnh hưởng, đi diễn gặp sự cố sốc chưa từng có
Nhạc việt
12:49:12 14/04/2025
Sao nam 9X ngoan nhất showbiz đăng clip nhạy cảm: 3 lần ra tuyên bố nóng, càng nói càng dại
Sao châu á
12:39:15 14/04/2025