Khám phá Làng Văn hóa du lịch cộng đồng Bản Ba
Tiếng thác đổ giữa đại ngàn hùng vĩ, tiếng Tính điệu Then lúc trầm lúc bổng lan xa khắp bản làng biến Bản Ba thành một vùng tiên cảnh, nơi du khách có thể thỏa sức mình khám phá sự kỳ vĩ của thiên nhiên, tìm hiểu những nét văn hóa đặc sắc của đồng bào nơi đây. Bản Ba 4 mùa, mùa nào cũng đẹp, cũng làm say lòng người.
Làng Văn hóa du lịch cộng đồng Bản Ba được quy hoạch xây dựng dựa trên diện tích tự nhiên của 2 thôn (thôn Bản Ba 1 và Bản Ba 2), xã Trung Hà, huyện Chiêm Hóa. Làng Văn hóa du lịch cộng đồng Bản Ba phát triển 3 sản phẩm du lịch gồm: Du lịch cộng đồng tìm hiểu văn hóa truyền thống dân tộc Tày, Dao, Mông; du lịch nông nghiệp nông thôn (phát triển mô hình du lịch cộng đồng nông thôn, xây dựng làng văn hóa du lịch cộng đồng); du lịch sinh thái với điểm du lịch sinh thái thác Bản Ba.
Khi làng văn hóa du lịch cộng đồng chưa hình thành thì nơi đây vẫn luôn là một địa danh nổi tiếng với thác Bản Ba hùng vĩ. Thác Bản Ba có chiều dài khoảng 3km với ba tầng thác chính, chuyển giữa các tầng thác chính là những tầng thác nhỏ có độ cao từ 5 – 7 m, có vẻ đẹp hoang sơ, thơ mộng, hùng vĩ, được đánh giá là con thác dài nhất Việt Nam. Năm 2007 danh thắng thác Bản Ba được xếp hạng danh thắng cấp Quốc gia. Chính điều này đã tạo tiền đề thuận lợi để chính quyền địa phương, người dân nhìn ra tiềm năng, thế mạnh của địa phương để khai thác tối đa các tài nguyên du lịch.
2 thôn Bản Ba 1, Bản Ba 2 gồm 224 hộ, 1.025 nhân khẩu, là địa bàn sinh sống của cộng đồng các dân tộc Tày, Dao đỏ, Dao áo dài, Dao tiền, Mông, sống tương đối tập trung thành khu tạo nên một bức tranh đa màu sắc văn hóa truyền thống với nhiều ngôi nhà sàn truyền thống của dân tộc Tày, nhà trình tường của dân tộc Mông, nhà truyền thống của dân tộc Dao. Nhà ở phần lớn đảm bảo bền chắc, đẹp, trong đó còn 58 nhà sàn truyền thống, 39 nhà gỗ.
Nhiều nét sinh hoạt văn hóa tốt đẹp, các nghề truyền thống của các dân tộc nơi đây vẫn còn được lưu giữ nguyên vẹn như nghề thêu của dân tộc Dao, nghề mây tre đan của dân tộc Tày; hát Then, hát Cọi của dân tộc Tày; hát Páo dung của dân tộc Dao; hát Sinh tiền của dân tộc Mông, múa khèn của dân tộc Mông; Lễ hội giã cốm của dân tộc Tày; tục nhảy lửa của dân tộc Dao.
Chị Nguyễn Hoàng Nguyên, du khách đến từ thành phố Huế phấn khởi cho biết, chị rất bất ngờ với cảnh sắc và thời tiết ở đây, nó khá khác lạ so với nét trầm buồn, nhẹ nhàng ở cố đô Huế. Tại Bản Ba chị cảm thấy sự hùng vĩ của thiên nhiên cùng sự sôi nổi, nhiệt tình của người dân bản địa. Những cô gái Tày dẫn tôi đi tham quan thác, đi rừng hái rau, bắt cá suối, đến tối liên hoan văn nghệ, hát Then, nhảy dân vũ khiến chị có được một trải nghiệm du lịch không thể nào quên.
Nếu đến đây đúng dịp, du khách có thể hòa cùng các lễ hội truyền thống của người dân như vào ngày mùng 4 tháng Giêng, tại đền Bản Ba, đồng bào Tày mở lễ hội Lồng Tông để cảm tạ Thành hoàng làng và tạ ơn Thần nông đã phù hộ cho dân làng một mùa làm ăn tốt đẹp. Theo tiếng nói của dân tộc Tày tại xã Trung Hà “Lồng Tông” có nghĩa là “xuống đồng”. Lễ hội Lồng Tông đã được lưu truyền từ lâu đời trong đời sống văn hóa tinh thần và xã hội của người Tày nói chung và người dân xã Trung Hà nói riêng. Sau hội Lồng Tông là lễ hội Nhảy lửa dân tộc Dao đỏ cũng vào tháng Giêng, đến tháng 10 là lễ hội giã cốm của người Tày vô cùng tươi vui, náo nức.
Video đang HOT
Làng văn hóa du lịch Bản Ba hiện có 9 homestay phục vụ dịch vụ lưu trú, ăn uống, văn nghệ, trải nghiệm; có 02 điểm dịch vụ trải nghiệm thêu của dân tộc Dao; có không gian trưng bày văn hóa truyền thống dân tộc Tày, Dao, Mông, quầy thông tin du lịch tại nhà trưng bày giới thiệu sản phẩm Làng Văn hóa Du lịch Bản Ba xã Trung Hà; có 1 Câu lạc bộ văn hóa dân gian dân tộc Dao, 1 đội văn nghệ phục vụ văn hóa, văn nghệ tại Làng văn hóa.
Đặt chân tới homestay Dao đỏ của gia đình anh Nông Quý Mềnh, chúng tôi ngạc nhiên bởi cách trang trí độc đáo, hòa mình vào thiên nhiên. Cổng vào được gắn vỏ ốc núi tạo nên những hoa văn trang trí hình họa tiết thổ cẩm, mái lợp cọ phủ kín dây leo tía, hai bên hàng rào là nhiều loại cây xanh, hoa lá khác nhau hút mắt du khách vào không gian xanh mát, trong trẻo của vùng sơn cước.
Anh Mềnh chia sẻ, làm du lịch tại quê hương là ước mơ của nhiều người dân, những năm gần đây điều này mới dần trở thành sự thật. Anh cùng gia đình bắt tay vào cải tạo nhà ở để làm homestay năm 2022, được nhà nước hỗ trợ 80 triệu đồng để đầu tư trang thiết bị, xây thêm nhà tắm, nhà vệ sinh, anh cũng được đi dự các lớp tập huấn, tham quan mô hình ở các tỉnh bạn. Gia đình vào mùa cao điểm du lịch thường xuyên đón khách đến ở, thấy du khách vui vẻ, hòa mình vào cuộc sống của gia đình, tìm hiểu văn hóa của địa phương anh thấy rất tự hào. Anh cho rằng mình làm du lịch không đơn giản chỉ là phát triển kinh tế gia đình mà mình cũng đã trở thành một “đại sứ” văn hóa, cầu nối để du khách thêm nhớ, thêm yêu mảnh đất Trung Hà.
Chàng trai trẻ Ma Đức Hòa sinh ra và lớn lên dưới chân thác Bản Ba hùng vĩ, khi trưởng thành anh đi nhiều nơi, làm nhiều nghề khác nhau nhưng cuối cùng anh lựa chọn trở về nhà, khởi nghiệp trên mảnh đất quê hương. Anh bắt tay vào dựng nhà sàn, sửa sang khuôn viên, sưu tập các món ăn ngon, độc đáo của dân tộc Tày để mở homestay đón khách. Với sức trẻ và lòng nhiệt huyết, anh đã khiến du khách đến đây “say quên lối về”, say trong tình đất, tình người, say trong vẻ đẹp của miền đại ngàn cổ tích. Có du khách may mắn đến vào đúng lúc trời đất giao mùa được ngắm nhìn biển mây hùng vĩ, kỳ cảnh này không hề thua kém những địa điểm “săn mây” nổi tiếng trên cả nước.
Tại khu vực Bản Ba hiện nay hệ thống đường giao thông được cứng hóa dọc trục đường trong thôn, có 2 nhà văn hóa thôn Bản Ba 1 và Bản Ba 2, trong đó 1 nhà văn hóa được xây dựng theo kiểu nhà sàn truyền thống của dân tộc Tày, có khu thể thao rộng rãi để tổ chức các hoạt động, sự kiện. Tuy nhiên điều này vẫn chưa thực sự khai thác hết tiềm năng, lợi thế về du lịch của địa phương.
Ông Ma Công Hùng, chủ nhân của homestay Thuôn Chang hào hứng kể về những dự định mình đang ấp ủ: “Tôi đang chuẩn bị làm thêm một nhà sàn để đón khách, nhà sàn hiện nay có thể đón 50 du khách tại một thời điểm nhưng tôi thấy tiềm năng vẫn còn rất lớn nên muốn đầu tư thêm. Tuy nhiên để du lịch vươn xa, để làng văn hóa du lịch phát triển mạnh mẽ hơn thì tôi hy vọng có sự chung tay của tất cả các hộ gia đình trong thôn. Mỗi nhà đều làm du lịch, bảo tồn và phát huy văn hóa truyền thống thì cả thôn sẽ là một tổ hợp du lịch thống nhất, du khách đi đến đâu cũng đều có được những trải nghiệm thú vị”.
Đồng chí Seo Văn Sử, Chủ tịch UBND xã Trung Hà chia sẻ, trung bình mỗi năm Làng Văn hóa du lịch Bản Ba thu hút gần 12.000 lượt khách du lịch đến tham quan, trải nghiệm, thưởng thức văn hóa, ẩm thực. UBND xã đã thành lập Hợp tác xã nông nghiệp và dịch vụ Bản Ba, có quy chế hoạt động, trong đó có nhiệm vụ quản lý, điều hành hoạt động Làng văn hóa du lịch; thành lập Ban quản lý Đền Bản Ba và có quy chế hoạt động của Đền; thành lập Tổ thường trực đền với 6 thành viên để quét dọn, đón tiếp, làm lễ cho du khách khi đến tham quan Đền. Người dân có nhu cầu làm homestay đều được hướng dẫn quy trình đầy đủ và nhận các hỗ trợ của nhà nước, xã cũng kêu gọi người dân xây dựng nếp sống văn minh, hiện đại để tạo hình ảnh đẹp trong lòng du khách.
Bản Ba hôm nay đang đổi thay từng ngày, dù còn việc phải làm để định hình một thương hiệu du lịch nổi bật nhưng với người dân nơi đây, những bước đi đầu tiên trên hành trình chinh phục du khách đã thực sự vững vàng. Họ đã nhìn ra con đường để phát triển, xây dựng thương hiệu và hơn hết là bảo tồn giá trị văn hóa tốt đẹp của dân tộc, quê hương. Tin rằng trong tương lai Làng Văn hóa du lịch cộng đồng Bản Ba sẽ trở thành địa chỉ du lịch được du khách đánh giá cao, “nhất định phải đến một lần trong đời”.
Khám phá ngôi làng cổ hàng trăm năm tại "thung lũng mây" Bắc Sơn
Xã Quỳnh Sơn (Bắc Sơn, Lạng Sơn) có khoảng 1.800 nhân khẩu thì có đến 99% là người Tày.
Đặc biệt, ở đây có đến hơn 400 hộ (chiếm 90% toàn xã) vẫn sinh sống trong những ngôi nhà sàn truyền thống.
Xã Quỳnh Sơn (huyện Bắc Sơn, Lạng Sơn) có sáu thôn với khoảng 1.800 nhân khẩu thì có đến 99% là người Tày.
Đặc biệt, ở đây có đến hơn 400 hộ (chiếm 90% toàn xã) vẫn sinh sống trong những ngôi nhà sàn truyền thống.
Làng văn hóa du lịch cộng đồng Quỳnh Sơn thuộc huyện Bắc Sơn, cách trung tâm thành phố Lạng Sơn khoảng 80 km. Hơn 400 ngôi nhà sàn nằm gọn trong thung lũng Bắc Sơn. Người dân sinh sống ở đây chủ yếu là người dân tộc Tày và có đến 90% mang họ Dương.
Nhà sàn ở đây theo kiến trúc truyền thống 5 gian, chủ yếu được làm bằng gỗ nghiến, gỗ lý xưa. ể chuẩn bị đủ vật liệu này người dân phải dày công vào tận rừng sâu, núi cao kiếm tìm những loại gỗ tốt lâu năm để đảm bảo sự bền vững, chắc chắn.
Mái nhà được lợp bằng ngói âm dương, độ cao trung bình khoảng 6 - 7 mét và có không gian rộng rãi, thoáng mát.
Gia đình ông Dương Công Chích là một trong 5 hộ đầu tiên chuyển đổi sang làm du lịch homestay để đón khách. "Hầu hết các ngôi nhà trong thôn đều lợp ngói âm dương, vách nhà làm bằng gỗ hoặc bằng tre, nứa", ông Chích giới thiệu về nhà sàn.
Theo ông, ngói âm dương hay còn gọi là ngói máng, là loại vật liệu lợp mái nhà sàn truyền thống của người Tày. Đặc tính của ngói là mát mẻ vào mùa hè và ấm vào mùa đông giá lạnh, được sản xuất ngay tại xã.
Trước kia, bà con ngủ trên tầng hai, tầng trệt thường tận dụng nuôi nhốt trâu bò, để nông cụ và làm kho chứa lúa. Từ khi làm du lịch cộng đồng, tầng dưới thường được ngăn làm phòng ngủ, hoặc cải tạo làm nơi đón khách du lịch. Gian giữa (ảnh) là nơi thờ cúng tổ tiên, hai gian ngoài gia chủ dùng để tiếp khách, hai chái bên cạnh dùng làm phòng ngủ.
"Với mục tiêu xây dựng và phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, trong đó lấy di sản văn hóa là nền tảng, động lực để phát triển, huyện Bắc Sơn đã tổ chức phục dựng, trình diễn, truyền dạy, sáng tạo, phổ biến văn hóa truyền thống trong cộng đồng, gia đình, trường học. Nâng cao một số lễ hội tiêu biểu có thể tổ chức định kỳ hằng năm, như: Lễ hội Ná Nhèm xã Trấn Yên, Lễ hội Quỳnh Sơn xã Bắc Quỳnh, Lễ hội lồng tồng thôn Bản Cầm xã Vạn Thủy, lễ hội Nghè Yên Lãng thị trấn Bắc Sơn; lễ hội mùa vàng, đồng thời nâng cao chất lượng hoạt động của các đội văn nghệ truyền thống thôn bản, câu lạc bộ văn nghệ dân gian cấp xã nhằm phục vụ khắc du lịch một cách tốt nhất" - đại diện Phòng Văn hóa - Thông tin huyện Bắc Sơn cho biết.
Khách du lịch tham gia giải chạy Mùa vàng Bắc Sơn Ultra Trail năm 2024 - hoạt động trong Lễ hội "Mùa vàng Bắc Sơn" năm 2024
Du khách được tham gia trải nghiệm bay dù lượn ngắm thung lũng vàng Bắc Sơn
Du khách trải nghiệm bay dù lượn ngắm toàn cảnh cánh đồng vàng của huyện Bắc Sơn tại Lễ hội "Mùa vàng Bắc Sơn" năm 2024
Đặc biệt du khách sẽ được ngắm toàn cảnh thung lũng vàng Bắc Sơn từ trên cao khi tham gia hoạt động "Chinh phục đỉnh Nà Lay" ngắm toàn cảnh thung lũng Bắc Sơn (thung lũng Bắc Sơn là 1 trong 10 thung lũng Karst đẹp nhất thế giới).
Làng Quỳnh Sơn được bao quanh bởi những cánh đồng ven dòng sông Thương. Vào thu, nước sông đổi màu xanh, uốn lượn như dải lụa vắt qua từng thửa ruộng đang độ chín vàng.
Du khách có thể chèo thuyền khám phá dọc sông Thương.
Đến huyện Bắc Sơn mùa thu, du khách có dịp hòa mình vào lễ hội gặt lúa cùng đồng bào người Tày, Dao. Phần thi có ba đội tham gia, mỗi đội có 4 thành viên đến từ các xã Bắc Quỳnh, Hưng Vũ và Long Đống.
Khách du lịch và nhân dân tham gia, trải nghiệm gặt lúa bằng công cụ thô sơ trên cách đồng xã Bắc Quỳnh.
Lô Lô Chải - Làng Văn hóa Du lịch đẹp như bước ra từ truyện cổ tích nơi địa đầu Tổ quốc Lô Lô Chải - Làng Văn hóa Du lịch được công nhận từ năm 2022, được miêu tả là đẹp như bước ra từ truyện cổ tích. Hãy cùng khám phá xem bản làng nơi địa đầu Tổ quốc này có gì khác so với những bản làng vùng biên khác nhé! Gần đây, loạt ảnh về Làng Văn hóa Du lịch Lô...