Khám phá làng truyền thống của đồng bào Cơtu Quảng Nam
Năm 2006, huyện Tây Giang tách ra từ huyện Hiên. Để bảo tồn nhà truyền thống của đồng bào Cơtu, lãnh đạo huyện Tây Giang đã dành một khu đất rộng 2ha xây dựng một khu bảo tồn.
Khu nhà truyền thống được xây dựng 10 nhà sàn của 10 xã trên địa bàn huyện. Mỗi xã là một ngôi nhà với sắc thái riêng xuất phát từ văn hóa làng nhằm duy trì bảo tồn nhà sàn, giáo dục cho con cháu trong cộng đồng đồng bào Cơtu.
Ngoài ra, tại khu làng này còn xây dựng một nhà dài, một Gươl và một nhà mồ kiểu mẫu của đồng bào Cơtu để phục vụ công tác bảo tồn và đón khách du lịch thập phương.
Khu nhà truyền thống của đồng bào Cơtu biệt lập trên một ngọn đồi
Mục đích xây dựng khu làng truyền thống ngay tại trung tâm huyện cũng là để các tộc họ trong làng, xã mỗi khi có dịp về công tác ở huyện có điều kiện sinh hoạt chung.
Nhà càng to càng thể hiện sức mạnh, sức sống và sự trường tồn giàu có của cư dân trong làng đó. Bên trong nhà đồng bào thường khắc hình chim thú, cảnh sinh hoạt trong làng và thể hiện văn hóa ứng xử của người dân.
Mỗi dịp lễ hội, người dân các xã tập trung về khu nhà của xã để sinh hoạt chung
Tại đây, người dân được vui chơi trong vài ngày rồi về với nương với vườn
Một góc làng truyền thống
Ngôi nhà dài
Video đang HOT
Bên trong nhà dài
Ngôi nhà mồ được phục dựng
Gươl to nhất đứng giữa làng
Đồng bào Cơtu tập trung về Gươl xem lễ đâm trâu mừng lúa mới
Chính giữa khu làng là nơi để bà con tổ chức lễ tết hàng năm
Bên trong ngôi nhà cũng là nơi để người dân tổ chức vui chơi, ăn uống trong dịp lễ hội
Theo BĐT Dân Trí
Ngôi làng 'sạch như Singapore' giữa rừng Trường Sơn
Bất kỳ ai từng đến với Aur (xã A Vương, huyện Tây Giang, Quảng Nam) đều phải bất ngờ với vẻ trù phú, thanh sạch của ngôi làng giữa rừng già Trường Sơn này.
Từ đường mòn Hồ Chí Minh đoạn qua cầu A Vương, tôi chuẩn bị cho mình một hành trình dài xuyên rừng đến với Aur. Khác với những chuyến đi khác là mang theo đủ đồ đạc, tư trang thì đến với Aur, hành trang của tôi được tối giản hết mức có thể.
Nhìn chiếc ba lô trên lưng tôi nặng ước chừng 6kg, anh chủ tạp hóa đầu đường cho lời khuyên: "Nên mang chừng 2kg thôi, những thứ thực sự cần thiết, bởi khi đến nơi, nó sẽ là 20kg đấy".
Nghe lời anh, tôi gửi bớt đồ đạc ở tiệm tạp hóa, chỉ mang 1 bộ quần áo, máy ảnh, 1 gói bánh nhỏ, vỏ chai nước loại 1 lít và lên đường, một mình chinh phục Aur.
Trong gần 15km băng rừng, bạn sẽ phải vượt qua chừng chục ngọn núi cao, vực thẳm, dăm con suối lớn, nhỏ... nhưng đổi lại, hút tầm mắt sẽ là bạt ngàn non nước hùng vĩ, hoang sơ.
Với thể trạng của một cô gái sống ở thành phố như tôi, chưa bao giờ đi bộ quá 1 tiếng đồng hồ thì việc trèo đèo, lội suối liên tục hơn 6 tiếng thực sự là một nỗ lực đáng kể.
Sau hơn 1 giờ đi bộ theo kiểu há miệng ra mà thở, cổ họng khô khốc và khát không thể tưởng. 1 lít nước mang theo cũng hết sạch, tôi bắt đầu lấy nước và tranh thủ uống ở bất cứ con suối nào đi qua.
Quan sát một anh chàng người Cơ Tu đi bộ ngược chiều, tôi học anh "kỹ năng" thở chuyên nghiệp, đó là ngậm miệng lại, hít sâu và thở ra bằng mũi. Cứ như vậy, cắm đầu bước và hít thở...
Nghe nói chặng đường đi bộ vào Aur trung bình khoảng 6 tiếng, tôi bắt đầu canh đồng hồ và bước. Cứ 30 phút, tôi cho phép mình dừng nghỉ và uống nước 1 lần, cứ đếm đủ 12 lần dừng nghỉ thì thể nào cũng... đến nơi.
Khi chiếc ba lô trên lưng đã có vẻ như nặng ngót nghét 20kg, đôi tay tôi ê ẩm với cây gậy đường rừng, mắt hoa đi vì mệt, chân thì liêu xiêu vì mất cảm giác... thì một con suối thật thanh tĩnh hiện ra. Con suối trong veo ôm lấy ngôi làng nhỏ xinh đẹp, bình yên giữa đại ngàn.
Khi tôi đến làng Aur, trẻ con trong làng còn ngon giấc trưa, người làng thì đi ruộng, đi nương nên ngôi làng yên tĩnh đến kỳ lạ. Làng có chừng hơn 20 nóc nhà, mà nhà nào cũng sạch, cũng đẹp, và được tô điểm bởi những hàng cây xinh xắn...
Điều đặc biệt của Aur đó là tục đãi khách. Ngay khi bước chân vào làng, bạn sẽ được mời đến một ngôi nhà xinh đẹp. Ở đó, bếp lửa sẽ được khơi hồng, những món ngon, ấm nóng với cá suối, rau rừng sẽ được người làng mang đến và đãi bạn.
Dĩa thịt trăn vừa săn được còn nghi ngút khói
Không biết bạn là ai, ở đâu, nhưng đã đến được với làng thì bạn là "người nhà trời", bạn sẽ được người làng tiếp đãi trọng thị, được chăm sóc từ miếng cơm, chén nước, chỗ nghỉ... cho đến tận khi rời làng
Ở làng Aur, ngắm những đứa trẻ Cơ Tu dễ thương... khiến nhọc nhằn đường xa cũng như vơi bớt
Sau khi được ăn ngon, và nghỉ ngơi cho lại sức, tôi bắt đầu đi dạo quanh ngôi làng và trải nghiệm cảm giác bình yên, thanh sạch, và tuyệt nhiên không có lấy một cọng rác, hay một chiếc túi ni lon.
Già làng A Lăng Zèng (70 tuổi) cho biết: "Trẻ trong làng từ nhỏ đã được dạy về cái xanh, cái sạch, nên chẳng ai vứt rác bừa bãi bao giờ. Nếu có ai vi phạm thì sẽ bị làng phạt dọn vệ sinh trong khuôn viên làng và cả 21 nóc nhà".
Đến chuồng gia cầm cũng sạch đẹp tinh tươm và không hề có mùi tanh hôi
Người làng Aur dùng dòng nước ngọt lành, trong veo dẫn từ trên thượng nguồn suối về đến tận làng. Gia súc được nuôi chung ở khu vực cách làng đến nửa cây số nên con suối đẹp chảy qua làng cũng không bị ô nhiễm. Ruộng lúa được chia thửa vuông vức, đều tăm tắp... gợi nên vẻ trù phú, dư dả.
Chiều ở Aur đến muộn. 7 giờ tối mà trời vẫn còn sáng rõ. Cảm nhận, không chỉ người làng hiếu khách mà hình như đến thiên nhiên cũng đầy ưu ái, muốn giữ cho khách phương xa một ngày dài trải nghiệm không khí thanh tĩnh, tuyệt vời.
Theo iHay
Kỷ lục hơn 1.200 cây Pơmu được công nhận là Cây Di sản Quần thể Pơmu tại xã Axan và Tr'Hy (huyện miền núi Tây Giang) vừa được Hội Bảo vệ thiên nhiên và môi trường Việt Nam công nhận là Vườn cây Di sản. Thông tin được Bí thư huyện Tây Giang - ông Bh'riu Liếc - cho PV Dân trí biết vào sáng nay 20/7. Quần thể Pơmu này có 1.234 cây, nằm ở...