Khám phá kỳ quan Phật giáo lớn nhất thế giới
Theo tính toán của các nhà khảo cổ thì ngôi đền tháp Phật giáo vĩ đại này phải mất 100 năm để xây dựng hoàn thành.
Nằm ở miền Trung đảo Java của Indonesia, Borobudur là một ngôi đền tháp Phật giáo khổng lồ nổi lên đột ngột giữa vùng lòng chảo, xung quanh là rừng rậm. Vào năm 2012, Tổ chức Kỷ lục thế Giới Guinness đã công nhận đây là công trình đền tháp Phật giáo lớn nhất thế giới.
Tên gọi Borobudur có gốc từ Vihara Buddha Ur trong tiếng Phạn, có nghĩa là “ngôi Phật tự trên ngọn đồi”. Từ chân đồi khách phải leo hơn 15m mới lên tới nền đền tháp.
Ngôi đền tháp này được xây dựng trong khoảng dưới vương triều Sailendra sùng đạo Phật vào khoảng thế kỷ thứ 8 – 9.
Cấu trúc Borobudur gồm 9 tầng chồng lên nhau, tầng trên nhỏ hơn tầng dưới, tổng chiều cao 42m, tương đương chiều cao của một tòa nhà 10 tầng hiện đại.
6 tầng dưới của Borobudur có bình đồ hình đa giác với 20 cạnh, trong khi 3 tầng trên có bình đồ hình tròn – là phần tinh túy nhất của công trình.
Trên vòng tròn thứ nhất có 36 stupa (phù đồ hay tháp bà), vòng tròn thứ hai có 24 stupa. Các stupa ở 2 tầng này được gọi tên là Parinirwana và đều được đục lỗ trống chung quanh hình thoi.
Video đang HOT
Vòng tròn thứ 3 có 16 stupa, được đục lỗ trống hình vuông và gọi tên là Nirwana, bao quanh một stupa lớn nằm ở trung tâm.
Theo ước tính, nếu trèo lên từng tầng một và đi dọc chu vi của tất cả 9 tầng thì quãng đường tổng cộng sẽ là 5 km.
Các vách tường 6 tầng dưới của Borobudur đều được phủ kín phù điêu, chạm trổ rất công phu, mô tả về cuộc đời của đức Phật, các bồ tát và các anh hùng đã giác ngộ Phật pháp, cũng như các giáo lý của đạo Phật.
Tổng chiều dài các bức điêu khắc là hơn 4km. Để cảm nhận được hết nội dung của tác phẩm đồ sộ này sẽ phải mất đến 2 ngày.
Ngoài các phù điêu, còn có trên 400 tượng Phật được đặt trong các stupa và 4 mặt của Borobudur.
Theo tính toán của các nhà khảo cổ thì công trình vĩ đại này phải mất 100 năm để xây dựng hoàn thành.
Sau khi vương triều Phật giáo Syailendra sụp đổ, Borobudur đã bị bỏ hoang và lãng quên trong suốt 10 thế kỷ.
Công trình đã được một phái đoàn các nhà khoa học châu Âu, do chính quyền thuộc địa Hà Lan ở Indonesia cử đến tái khám phá vào năm 1814.
Khi đó Borobudur đã đổ nát nhiều và nằm dưới một vùng cây cối um tùm.
Người ta tin rằng ngôi đền tháp đã bị chôn vùi sau vụ phun trào lớn của núi lửa Merapi tại vùng này vào thế kỷ thứ 14.
Đây có thể là một điều may mắn, khi tro bụi đã phủ kín Borobudur, giúp hạn chế sự hủy hoại của thời gian và con người.
Sau đó, chính quyền thuộc địa đã cho dân địa phương khai quật Borobudur, và sự kì vĩ của công trình khi hiện lộ đã khiến tất cả những người chứng kiến kinh ngạc.
Vào năm 1970, chính phủ Indonesia phải kêu gọi UNESCO giúp đỡ để phục hồi toàn diện Borobudur. 600 nhà phục chế có tên tuổi trên thế giới đã tiến hành trùng tu lại ngôi đền trong suốt 12 năm trời và tiêu tốn mất 50 triệu đôla Mỹ.
Ngày nay, Borobudur đã trở lại với dáng dấp gần như ban đầu và trở thành một trong những kì quan nổi tiếng của thế giới.
Thanh Bình
Theo Kiến thức
Phát hiện nguyên nhân chính vụ rơi máy bay hãng Lion Air
Các nhà điều tra Indonesia vừa phát hiện ra lỗi thiết kế và sai sót giám sát là nguyên nhân chính trong thảm họa máy bay 737 MAX hồi tháng 10/2018 đã khiến 189 người trên máy bay thiệt mạng, tờ Wall Street Journal (WSJ) cho biết ngày 22/9.
Một máy bay 737 MAX của hãng hàng không Lion Air. (Ảnh: Bloomberg)
Bản dự thảo kết luận này dự kiến sẽ là bản công bố chính thức đầu tiên của Chính phủ Indonesia về nguyên nhân vụ rơi máy bay. Các nhà điều tra Indonesia từ chối bình luận, cho biết bản báo cáo có thể sẽ được công bố vào tháng 11.
Tờ WSJ còn cho biết bản dự thảo cũng xác định hàng loạt lỗi phi công và lỗi bảo trì đều là nguyên nhân của vụ tai nạn máy bay nghiêm trọng này.
Ông Soerjanto Tjahjono, Chủ tịch Ủy ban An toàn Giao thông quốc gia Indonesia cho biết hiện ông chưa thể đưa ra lời bình luận nào trước khi bản báo cáo cuối cùng được công bố. Ông cũng cho biết thêm một số bên liên quan, trong đó có hãng sản xuất máy bay Boeing, hãng hàng không Lion Air và Cục Hàng không liên bang Mỹ (FAA) cũng đã có những phản hồi về dự thảo báo cáo này.
"Các bên liên quan đã gửi câu trả lời của họ cho chúng tôi và hiện chúng tôi đang đánh giá những phản hồi này", ông Tjahjono nói.
Phát ngôn viên của Boeing không bình luận thông tin mà WSJ đưa ra nhưng cho biết nhà sản xuất máy bay sẵn sàng hỗ trợ các cơ quan điều tra để hoàn thành bản báo cáo kết luận.
Về phần mình, trong tuyên bố gần đây, FAA hoan nghênh và trông chờ các công bố chính thức từ phía các chuyên gia Indonesia sau khi điều tra kỹ lưỡng.
"Chúng tôi vẫn đang tiếp tục làm việc với các cơ quan quản lý an toàn hàng không quốc tế khác và sẽ xem xét cẩn thận tất cả các khuyến nghị".
Tờ WSJ cũng đưa tin các nhà điều tra vụ tai nạn hàng không của Mỹ cũng sẵn sàng công bố một số khuyến nghị an toàn riêng biệt, từ việc củng cố các kỹ năng điều khiển bằng tay của các phi công cho đến việc nâng cao kiểm tra chất lượng những thiết kế máy bay mới.
Ủy ban An toàn Giao thông Quốc gia Mỹ (NTSB) sẽ kêu gọi việc cải thiện đào tạo trong buồng lái và tập trung vào xem xét các thay đổi nhằm cấp chứng chỉ bay cho máy bay dân dụng loại mới.
Chiếc Boeing 737 MAX 8 mang số hiệu JT-610 của hãng Lion Air cất cánh lúc 6 giờ 20 phút sáng 29/10 và mất liên lạc sau đó 13 phút. Hành trình của chiếc máy bay dự kiến sẽ đáp xuống sân bay Depati Amir ở Pangkal Pinang, một hòn đảo ngoài khơi Sumatra vào lúc 7 giờ 10 phút cùng ngày. Chiếc máy bay gặp nạn chở hai phi công, 6 thành viên phi hành đoàn và 181 hành khách (trong đó có 2 trẻ em và 1 trẻ sơ sinh).
Boeing đã buộc phải dừng cung cấp dòng máy bay 737 MAX trong bối cảnh các hãng hàng không trên toàn cầu đình chỉ hoạt động tất cả máy bay 737 MAX sau khi một chiếc máy bay khác thuộc hãng hàng không Ethiopian Airlines rơi hôm 10/3/2019, khiến 157 người thiệt mạng. Hai thảm họa hàng không diễn ra chỉ trong vòng 5 tháng./.
Hoài Hà (Theo Wall Street Journal, Reuters)
Theo cpv.org.vn
Lỗi thiết kế của Boeing 737 MAX khiến 189 người thiệt mạng Các nhà điều tra Indonesia phát hiện ra rằng những sai sót trong thiết kế và giám sát là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tai nạn của chiếc Boeing 737 MAX. Theo Wall Street Journal, bản dự thảo của các nhà điều tra Indonesia cũng cho rằng một chuỗi sai sót liên quan đến phi công và lỗi bảo trì là nguyên...