Khám phá kỳ quan của những câu chuyện cổ tích bất tận “Nghìn lẻ một đêm”
Đến với đất nước Iran thời hiện đại, du khách như được “xuyên không” ngược dòng thời gian theo dấu những câu chuyện cổ tích bất tận “Nghìn lẻ một đêm” làm say đắm lòng người.
Theo dấu cổ tích “1.001 đêm” qua những kiến trúc linh thiêng Iran
Đền thờ Fatima Masumeh tại Qom – nơi được người Hồi giáo Shia coi là thành phố linh thiêng thứ 2 tại Iran, chỉ sau Mashhad.
Từ thời xa xưa, Ba Tư (tên gọi cũ của Iran) đã nổi tiếng là điểm quan trọng trên con đường tơ lụa huyền thoại. Nơi đây sở hữu nhiều di sản nghệ thuật phong phú vào loại nhất nhì thế giới, rất nổi trội về kiến trúc, hội hoạ, dệt, gốm, thư pháp, kim loại và điêu khắc.
Tới gần như bất kỳ nơi nào trên đất nước Iran ngày nay, du khách vẫn như bị cuốn theo dòng chảy nghệ thuật truyền thống Ba Tư độc đáo thể hiện qua kho tàng di sản vô giá, vô số kho báu khảo cổ và nhiều công trình kiến trúc đồ sộ đậm nét đẹp huyền bí.
Nhân dịp BBC khởi chiếu loạt phim mới Art of Persia (Nghệ thuật Ba Tư) từ ngày 15/6, báo Guardian đăng chùm ảnh về vẻ đẹp của các lâu đài và đền thiêng Iran, do nhà văn kiêm nhiếp ảnh gia du lịch người Anh Christopher Wilton-Steer chụp trong chuyến đi tới Bắc Kinh năm 2019, trước đại dịch. Trong đó đặc biệt chú trọng những điểm nhấn là trần và mái các lăng mộ, đền thờ Hồi giáo…
Theo dấu cổ tích “1.001 đêm” qua những kiến trúc linh thiêng Iran
Đền thờ Fatima Masumeh là một trong những địa điểm tôn giáo quan trọng nhất ở Iran. Đền được xây dựng từ thế kỷ thứ 9, trên lăng mộ của Thánh nữ Fatima Masumeh.
Theo dấu cổ tích “1.001 đêm” qua những kiến trúc linh thiêng Iran
Bà Fatima Masumeh là con gái của Imam (lãnh tụ Hồi giáo) Musa al-Kadhim thứ 7, em gái của Imam Reza thứ 8 (hậu duệ của Nhà tiên tri Hồi giáo Muhammad).
Video đang HOT
Dòng Hồi giáo dòng Shia thường tôn sùng những phụ nữ là họ hàng gần với 1 trong 12 Imam, gọi họ là Thánh.
Theo dấu cổ tích “1.001 đêm” qua những kiến trúc linh thiêng Iran
Nhà thờ Hồi giáo Shah (Vua, Quốc Vương) ở Isfahan, được xây dựng trong triều đại Safavid và còn được gọi là nhà thờ Hồi giáo Imam sau Cách mạng Iran.
Năm 1587 Shah Abbas trở thành người cai trị đế chế Ba Tư vĩ đại thứ 3, ông biến đổi Isfahan thành Thủ đô và cho xây dựng tại đây nhiều cung điện, nhà thờ, vườn cây, chợ… rất đẹp.
Theo dấu cổ tích “1.001 đêm” qua những kiến trúc linh thiêng Iran
Shah Abbas cho đưa hàng trăm nghệ nhân Trung Hoa tới Isfahan, xây dựng Shah Mosque thành một công trình kiến trúc nổi bật nhất thời đó.
Theo dấu cổ tích “1.001 đêm” qua những kiến trúc linh thiêng Iran
Nhà thờ Hồi giáo Sheikh (lãnh chúa, tộc trưởng…) Lotfollah ở Isfahan được xây dựng dưới triều đại của Shah Abbas, hoàn thành năm 1619 và được Hoàng gia sử dụng độc quyền.
Theo dấu cổ tích “1.001 đêm” qua những kiến trúc linh thiêng Iran
Trần nhà rất tinh xảo của nhà thờ Hồi giáo Sheikh Lotfollah.
Theo dấu cổ tích “1.001 đêm” qua những kiến trúc linh thiêng Iran
Nhà thờ Hồi giáo Nasir al-Mulk ở Shiraz được xây dựng dưới triều đại Qajar, hoàn thành năm 1888.
Theo dấu cổ tích “1.001 đêm” qua những kiến trúc linh thiêng Iran
Nasir al-Mulk còn được gọi là “nhà thờ màu hồng” vì sử dụng nhiều loại gạch màu hồng rực rỡ.
Theo dấu cổ tích “1.001 đêm” qua những kiến trúc linh thiêng Iran
Bên trong nhà thờ Hồi giáo Nasir al-Mulk.
Theo dấu cổ tích “1.001 đêm” qua những kiến trúc linh thiêng Iran
Tháp Giáo đường cao nhất Iran (52m) của nhà thờ Hồi giáo Jãmeh ở Yazd. Nhà thờ này có niên đại từ thế kỷ 12, nhưng phần lớn được xây dựng lại trong giai đoạn 1324 – 1365.
Theo dấu cổ tích “1.001 đêm” qua những kiến trúc linh thiêng Iran
Mái vòm màu xanh ngọc lam điểm tô cho Lăng Oljaytu, cùng lối thư pháp Kufic cách điệu tương tự như những gì được tìm thấy ở Trung Á, đặc biệt là Uzbekistan.
Theo dấu cổ tích “1.001 đêm” qua những kiến trúc linh thiêng Iran
Sau khi chinh phục vùng tây bắc Iran và chuyển sang đạo Hồi, Quốc Vương Oljaytu thành lập Thủ đô ở thành phố Soltaniyeh và cho xây dựng lăng mộ Oljaytu năm 1312.
Thừa Thiên Huế: Thành lập Khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Tam Giang Cầu Hai
Lễ công bố thành lập khu bảo tồn vừa được Bộ Tài nguyên và Môi trường, Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP) và Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế phối hợp tổ chức vào ngày 5/6/2020.
Vùng đất ngập nước Tam Giang - Cầu Hai.
Vùng đất ngập nước Tam Giang - Cầu Hai, tỉnh Thừa Thiên Huế là hệ đầm phá bán khép kín lớn nhất khu vực Đông Nam Á, là nơi có tính đa dạng sinh học cao, có số lượng loài sinh vật rất phong phú và hết sức đa dạng về các hệ sinh thái gồm 1.296 loài (bao gồm 41 loài quý hiếm) sinh sống trong các hệ sinh thái đặc thù mang tính đại diện cho khu vực như cỏ biển, thực vật thủy sinh nước ngọt, cửa sông, rừng ngập mặn...
Đầm phá Tam Giang - Cầu Hai giữ vai trò quan trọng trong việc đảm bảo môi trường sống và phát triển thuận lợi nhất cho các loài thủy sinh vật, cung cấp các bãi giống, bãi đẻ và là nơi có tầm quan trọng đặc biệt đối với các loài chim di cư, trú đông, trong đó có một số loài chim nước di cư, trú đông có tầm quan trọng quốc tế, bị đe dọa trên toàn cầu được liệt kê trong Danh lục đỏ của IUCN và Sách đỏ Việt Nam.
Tại đầm phá cũng có rất nhiều loài có giá trị kinh tế cao, cung cấp nguồn lợi thủy sản, nguồn giống tôm, cá lớn cho phát triển kinh tế - xã hội của đầm phá.
Khu bảo tồn là một trong 02 khu bảo tồn đất ngập nước được thành lập trong khuôn khổ hỗ trợ của dự án "Bảo tồn các khu đất ngập nước quan trọng và sinh cảnh liên kết" (2015 - 2020) do Quỹ môi trường toàn cầu (GEF) và Chương trình phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP) tài trợ.
Bộ Tài nguyên và Môi trường là cơ quan chủ quản dự án, Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường là chủ dự án.
Tel Aviv vắng lặng trong Covid-19 Thành phố nhộn nhịp, nổi tiếng với những bãi biển và cuộc sống về đêm, nay được mô tả "chỉ có mây mới di chuyển, còn tất cả đứng yên". Tel Aviv không còn tiếng báo động không kích, tiếng xe cộ qua lại, tiếng nhạc phát ra từ các nhà hàng và tiếng trò chuyện của người dân. Thay vào đó là...