Khám phá kiến trúc tuyệt mỹ của tòa nhà UBND TP HCM
Vừa được xếp hạng Di tích kiến trúc nghệ thuật cấp Quốc gia, kiến trúc của tòa nhà UBND TP HCM có gì đặc biệt?
Được xây dựng từ năm 1898 đến 1909, tòa nhà UBND TP HCM là một trong những công trình kiến trúc cổ mang tính biểu tượng của Sài Gòn – TP HCM.
Tòa nhà do kiến trúc sư Femand Gardè thiết kế, ban đầu có tên tiếng Pháp Hôtel de ville, tên tiếng Việt là Dinh xã Tây, sau 1954 là Tòa đô chánh Sài Gòn.
Sau khi đất nước thống nhất năm 1975, tòa nhà được sử dụng làm trụ sở của UBND TP HCM.
Dinh xã Tây được lấy hình mẫu từ tòa thị chính ở Paris, theo phong cách chủ đạo là phong cách Phục Hưng. Công trình có lầu chuông cao kiểu miền Bắc nước Pháp ở giữa, hai bên tháp chuông là hai dãy nhà đối xứng.
Video đang HOT
Thiết kế mặt đứng công trình có sự pha trộn của nhiều phong cách kiến trúc châu Âu với bố cục kiểu Phục Hưng, trang trí kiểu Baroque và Rococo, cửa sắt kiểu Art – nouveau…
30 mét mặt tiền tòa nhà có hầu hết các yếu tố tạo thành phong cách kiến trúc thời Đệ tam Cộng hòa Pháp (1870-1940) như tháp chuông, tràng hoa, huy hiệu… được tạo tác với độ tinh xảo cao.
Chính giữa mặt tiền là mảng tượng trang trí hình người phụ nữ và hai đứa bé đang chế ngự thú dữ.
Hai bên cũng là hai bức phù điêu hình người phụ nữ. Đây là ba cụm điêu khắc thường xuất hiện tại những tòa tháp thị chính của Pháp xưa.
Ba cụm điêu khác này là hình tượng nhân cách hóa quốc gia về Nữ thần Marianne – được coi là hiện thân cho nền Cộng hòa Pháp, biểu hiện cho những giá trị tự do, bình đẳng, huynh đệ, bác ái.
Sau hơn một thế kỷ tồn tại, dù trải qua hai cuộc chiến tranh lớn, kiến trúc của tòa nhà lịch sử này vẫn được gìn giữ nguyên vẹn.
Ngày nay, tòa nhà UBND TP HCM là một công trình mang tính điểm nhấn nằm ở cuối phố đi bộ Nguyễn Huệ.
Trên bình diện rộng hơn, tòa nhà có tầm quan trọng đặc biệt trong việc định hình bản sắc đô thị của TP HCM thời hiện đại.
Trên bản đồ du lịch, đây là địa điểm ghé thăm không thể bỏ qua của du khách trong và ngoài nước tại TP HCM.
Với những kiến trúc giá trị, lịch sử đặc sắc, vào ngày 4/11 vừa qua, tòa nhà UBND TP HCM đã được công nhận là Di tích kiến trúc nghệ thuật cấp Quốc gia sau hơn 4 năm TP HCM có văn bản đề nghị .
'Paris của Địa Trung Hải' kêu cứu
Thủ đô Beirut của Lebanon vốn được ví như 'Paris của Địa Trung Hải'. Thế nhưng vụ nổ 2.750 tấn amoni nitrat xảy ra tại cảng Beirut ngày 4-8 đã làm khoảng 8.000 công trình kiến trúc lung lay, bao gồm có 640 tòa nhà di sản lịch sử, trong đó có khoảng 60 tòa nhà di sản lịch sử có nguy cơ sụp đổ.
Một nhà thờ cổ ở Beirut bị hư hại sau vụ nổ
Trước khi vụ nổ xảy ra, từ nhiều năm nay, người ta đã lo ngại về việc các tòa nhà có ý nghĩa lịch sử với sự phát triển của Lebanon nói riêng và nhân loại nói chung sẽ bị bán đi, sau đó bị phá bỏ để thay thế bằng các tòa nhà cao tầng. Có một vài ngôi nhà cổ được liệt kê vào danh sách thành phố, nhưng giờ chúng đã biến mất trước khi vụ nổ xảy ra.
Sau vụ nổ, Bộ trưởng Tài chính Lebanon, ông Ghazi Wazni, đã ban hành một sắc lệnh ngăn chặn việc mua bán bất kỳ tòa nhà lịch sử nào khi không được Bộ Văn hóa cho phép. Để bảo vệ những gì còn sót lại của thành phố, nhiều kiến trúc sư đã kêu gọi mọi người chung tay cứu lấy những ngôi nhà cổ vốn là di sản kiến trúc lâu đời của Lebanon. Khi có thời gian rảnh, họ lại đi tìm kiếm những mảnh vỡ mang đậm nét kiến trúc cổ còn sót lại tại những ngôi nhà đổ nát. Như kiến trúc sư Henry Loussian tranh thủ ngày ngày nhặt nhạnh từ những mảnh tường hoa văn cổ, cho đến chùm đèn cũ ...
Đứng trước sự mất mát và tình thế cấp bách này, Tổng Giám đốc Tổ chức Văn hóa, Giáo dục và Khoa học của Liên hiệp quốc (UNESCO) Audrey Azoulay vừa đưa ra lời kêu gọi cộng đồng quốc tế gây quỹ để hỗ trợ việc khôi phục các trường học, tòa nhà di sản lịch sử, bảo tàng và nền kinh tế, vốn bị tàn phá nặng nề trong vụ nổ. Hội nghị của các nhà tài trợ cho Beirut sẽ được UNESCO tổ chức trong tháng 9 tới.
Điều đặc biệt bên trong tòa nhà lộng lẫy như cung điện ở Đức Tòa nhà to rộng, bài trí đẹp mắt lộng lẫy sa hoa như cung điện ở Đức không phải là nơi ở của những nhà tài phiệt lắm tiền mà đơn giản chỉ là một cửa hàng bán sữa. Một góc bày bán sữa bên trong tòa nhà lộng lẫy như cung điện ở Đức Pfunds Molkerei, được mệnh danh là cửa hàng...