Khám phá kiến trúc nhà cổ Huỳnh Phủ
Nhà cổ Huỳnh Phủ (xã Đại Điền, huyện Thạnh Phú, tỉnh Bến Tre) là một trong những ngôi nhà cổ có kiến trúc độc đáo, đẹp bậc nhất và nội thất còn khá nguyên vẹn của vùng Tây Nam Bộ do ông Huỳnh Ngọc Khiêm xây dựng.
Toàn cảnh nhà cổ Huỳnh Phủ.
Nghệ thuật chạm trổ độc đáo
Ông Huỳnh Ngọc Khiêm (1843 – 1927) từng một thời là người giàu có và nổi tiếng bậc nhất của xứ sở Cù Lao Minh, tỉnh Bến Tre. Ông làm đến chức tri huyện của huyện Thạnh Phú, tỉnh Bến Tre. Theo những người cháu – được giới thiệu là đời thứ 6 của ông cho biết, ngôi nhà được xây dựng vào khoảng cuối thập niên 80 của thế kỷ XIX và hoàn thành vào khoảng năm 1904.
Nhà cổ Huỳnh Phủ hiện tại gồm ngôi nhà chính có diện tích trên 500 m2 với một căn phụ bằng gạch nối liền ở góc phải. Nhìn từ bên ngoài và theo các hàng cột phía trước của ngôi nhà, thì ngôi nhà có chín gian, nhưng thực ra đây là ngôi nhà ba gian được mở rộng ra bốn phía, một kiểu nhà rất to ngày xưa và chỉ những người thật sự giàu mới có khả năng xây dựng. Nhà xây dựng trên nền cao 0,7 m, xung quanh được kè đá xanh, thềm cũng được viền bằng loại đá này. Nhà có 80 cây cột, trong đó 48 cột gỗ và 32 cột gạch (thay cho cột gỗ bị hư hỏng vào những năm 1945 – 1954), làm theo kiểu nhà nhà rường ở Huế. Hai hàng cột cái gồm 8 cây đứng song song nhau. Các cây cột cái cao trên 5,5 m, chu vi 1,2 m, gắn kết với nhau từng cặp theo chiều ngang bởi các cây chính và theo chiều dọc mỗi hàng có một thanh gỗ dài xuyên qua bốn cây cột. Mái lợp ngói âm dương, bên dưới là lớp ngói có hoa văn. Hai đầu song được xây kín và trang trí hình một bông hoa 4 cánh.
Bộ trường kỷ khảm xà cừ quí giá, được nhập từ Pháp về và hiện chúng có niên đại gần 100 năm.
Mặt chính ngôi nhà quay về hướng Đông, nơi có con đường nhựa dẫn vào trung tâm xã Đại Điền. Bốn phía ngôi nhà có 9 cửa đi vào, cửa chính phía trước vẫn còn giữ nguyên tấm biển Huỳnh Phủ bằng chữ Hán sơn son thiếp vàng. Mặc dù tấm biển trải qua hơn thế kỷ, nhưng trông màu nhũ vẫn còn tươi mới.
Mặt chính diện của nhà cổ Huỳnh Phủ.
Hầu hết các tác phẩm mỹ thuật ở nhà cổ Huỳnh Phủ đều được thuê thợ từ Huế vào thực hiện. Các đôi liễn được bổ từ những thân gỗ to, ôm sát thân cột, chạm trổ công phu với các đề tài nhị thập tứ hiếu, ngư tiều canh mục… Chân cột, chân bao lam chạm các đề tài bình dân như trái mãng cầu, trái điều, trái lê, hoa sen, con vịt… là những thổ sản địa phương. Đặc biệt, các tấm trám trên vách mặt tiền gian chính đều có hai lớp. Lớp mặt trước chạm các loại hoa trái, chim muông, lớp sau chạm lọng lưới tổ ong.
Video đang HOT
Đặc trưng theo lối kiến trúc xưa
Nội thất và sườn nhà làm bằng các loại gỗ có giá trị cao như: lim, thau lau. Nội thất chia thành 2 phần: từ cột nhất của mặt hậu vào phục vụ sinh hoạt gia đình, từ cột nhất của mặt hậu trở ra cột hàng nhì của mặt tiền sử dụng vào việc thờ tự. Phía tả thờ Cửu Huyền Thất Tổ, giữa thờ Phật Bà Quan Âm, phía hữu thờ ông, bà Huỳnh Ngọc Khiêm. Khánh thờ Phật Bà Quan Âm chạm trổ long, lân, phụng theo lối song phụng tranh châu, nền đế là hai kỳ lân đối diện, cùng nhe nanh, mặt hướng ra ngoài, chân trụ chạm rồng ba móng, mặt hướng lên trên (theo truyền tụng rồng ba móng thường dành cho dân thượng lưu, rồng bốn móng dành cho quan lại, rồng năm móng dành cho vua).
Tất cả các bức hoành phi, bài vị, biển đề… đều viết bằng chữ Hán, khắc vào gỗ, chạm trổ hoa văn công phu, sơn son thiếp vàng.
Tất cả các bức hoành phi, bài vị, biển đề… đều viết bằng chữ Hán, khắc vào gỗ, chạm trổ hoa văn công phu, sơn son thiếp vàng, có tuổi đời tương đương với tuổi thọ ngôi nhà. Các tấm chạm đã đạt tới trình độ cao của nghệ thuật chạm khắc gỗ. Đó là những bức tranh sinh động mô tả cảnh vật thiên nhiên vùng sông nước, của vùng đất cù lao bốn mùa cây xanh, trái ngọt, cảnh vật thanh bình, chim muôn ca hát, cùng các loại sinh vật khác… Tiền công thù lao cho thợ không tính bằng ngày công mà tính bằng khối lượng dăm bào sau một ngày lao động. Mỗi chén dăm bào được trả 5 cắc bạc, riêng thợ cái được trả 2 đồng/ngày, cơm nước chủ nhà đài thọ (thời gian này một giạ lúa bằng 1,8 cắc bạc). Ông Huỳnh Ngọc Khiêm vốn là người tỉ mỉ nên dù giá công cao nhưng thợ không được làm quá một chén dăm bào/ngày vì như vậy cho là làm dối.
Hình ảnh chim đậu trên cành hoa được chạm khắc công phu.
Cách trang trí nhà cổ Huỳnh Phủ thể hiện sự phóng khoáng của các bậc thầy trong việc kết hợp đề tài dân dã là các loài động, thực vật quen thuộc với cuộc sống hàng ngày của cư dân địa phương như chuồn chuồn, chim, mãng cầu… xen với các đề tài theo khuôn mẫu đã có như tứ linh, tứ quý, tứ thời… Các mô típ phương Tây cũng xuất hiện một cách nhuần nhuyễn như hoa hồng, nho, sóc, chuỗi ngọc… Đây là một di tích kiến trúc có nhiều chất liệu mỹ thuật quý giá, đánh dấu một giai đoạn trong lịch sử trang trí của mỹ thuật truyền thống Việt Nam tại Nam Bộ.
Nguồn: langvietonline.vn
Theo vanhien.vn
Bên trong lâu đài Disneyland dành cho người lớn
Cung điện Quốc gia Pena, cách thủ đô Lisbon, Bồ Đào Nha khoảng hơn 24 km, được mệnh danh là lâu đài Disneyland dành cho người lớn với kiến trúc độc đáo và màu sắc rực rỡ.
Trước khi đến được với tòa lâu đài, các du khách phải đi qua một khu vườn hoàng gia có tổng diện tích lên đến hơn 200 ha với những con đường quanh co, những cây cầu, hệ thống ao hồ, và nhiều loài cây kỳ lạ như trong truyện cổ tích Andersen. Đặc biệt, nơi đây có một lâu đài bé nhỏ nằm giữa hồ được xây dựng riêng cho đàn vịt.
Tòa lâu đài được vua Ferdinand II cho xây dựng với nguồn cảm hứng đến từ khắp nơi trên thế giới. Vị vua này được nhiều người biết đến vì niềm đam mê nghệ thuật sâu sắc.
Toàn bộ công trình là một sự kết hợp của những phong cách kiến trúc trung cổ, Phục hưng, Gothic, Moor, và Manueline. Các gam màu vàng, đỏ của lâu đài trông nổi bật giữa rừng cây xanh mướt.
Pena được xây vào năm 1840 với mục đích ban đầu là thay thế cho các tu viện bị phá hủy vào năm 1755 do động đất. Đây cũng là một trong những lâu đài tạo cảm hứng cho Walt Disney phác thảo lâu đài cho Disneyland.
Các họa tiết ở các bức tường của Pena mang phong cách nghệ thuật gạch, gốm truyền thống Bồ Đào Nha.
Hoàng gia đã rời khỏi cung điện, lâu đài này vào năm 1910 sau khi cách mạng nổ ra. Tuy nhiên các căn phòng hiện vẫn được bài trí cầu kỳ, xa hoa như lúc ban đầu.
Phần lớn các nội thất, họa tiết bên trong Pena đều thể hiện rõ những nét đẹp tinh tế về văn hóa và nghệ thuật của thế kỷ 19. Có nhiều bức tranh, tác phẩm điêu khắc theo trường phái lãng mạn.
Nhà bếp là căn phòng lớn nhất trong lâu đài, là nơi nấu những bữa tiệc hoàng gia.
Bên ngoài nhà bếp hiện là những quán cà phê để phục vụ du khách với những khung cảnh thiên nhiên ngoạn mục.
Một địa điểm không thể bỏ qua của toàn bộ công trình này là một nhà nguyện màu đỏ.
Điểm nhấn bên trong nhà nguyện là những ô kính màu cỡ lớn mang phong cách kiến trúc, nghệ thuật Gothic, được thiết kế tinh xảo.
Tòa tháp có mái vòm giống củ hành tây này là điểm thu hút du khách nhất của toàn bộ Pena. Công trình là sự pha lẫn của kiến trúc Moor và kiến trúc Manueline.
Theo Zing
Nhà thờ cổ Petjvesi Nhà thờ cổ Petjvesi là nhà thờ của đạo Tin Lành ở thị xã Petajavesi, miền trung Phần Lan. Nhà thờ được dựng bằng gỗ theo phong cách kiến trúc Phục Hưng pha trộn với phong cách Gotique. Nhà thờ quốc gia Luther này là một ví dụ điển hình của truyền thống kiến trúc độc đáo ở phía đông Scandinavia. Nhà thờ...