Khám phá kiến trúc độc đáo, vẻ đẹp cổ kính của đền Thánh Mẫu
Tồn tại qua hàng trăm năm, đền Thánh Mẫu ở thị trấn Nam Đàn không chỉ là di tích thờ Mẫu nổi tiếng mà còn là một công trình kiến trúc độc đáo.
Đền Thánh Mẫu hay còn là đền Đức Sơn tọa lạc giữa xóm Bắc Sơn, nay là khối Nam Bắc Sơn, thị trấn Nam Đàn. Đền đã được xếp hạng là Di tích Kiến trúc nghệ thuật cấp Quốc gia năm 2016. Ảnh: Huy Thư
Đền được xây dựng từ lâu đời với kiến trúc độc đáo, trong đó hạ điện và thượng điện kết nối với nhau bằng 2 dãy tả vu và hữu vu tạo thành hình chữ khẩu, ở giữa có trung điện với nhiều lối cửa ra vào. Ảnh: Huy Thư
Tam quan của đền có 3 lối đi. Cửa chính có 2 trụ biểu gắn kết với 2 bức tường đắp hình ngựa cùng 2 cửa bên thiết kế theo kiểu chồng diêm lợp ngói. Ngay sát cửa bên phải có dựng bia đá cổ. Ảnh: Huy Thư
Sau cổng tam quan là dinh thờ ngũ hổ – một công trình khiêm tốn nhưng khá độc lạ so với nhiều ngôi đền trong tỉnh. Ảnh: Huy Thư
Video đang HOT
Trên mái ngói các điện thờ, đặc biệt là trung điện được trang trí, đắp nổi hình long, ly,… khá sống động, uyển chuyển. Ảnh: Huy Thư
Tham quan đền Thánh Mẫu, du khách không khỏi ngỡ ngàng với hệ thống tượng được đắp, tạc của đền. Trên các bức tường, cửa ra vào có trên dưới 20 hình tượng đắp nổi, bố trí đối xứng hài hòa. Riêng 2 dãy tả vu và hữu vu mỗi bên có 6 “tượng cô” và “tượng cậu”… Ảnh: Huy Thư
Bên trong thượng điện, trên tường vẽ hình ảnh rồng, mây uốn lượn khá đặc sắc. Qua bao tháng năm, nét vẽ, màu sơn vẫn còn sắc nét. Ảnh: Huy Thư
Đền phối thờ Tam vị Thánh nương, Nguyên từ quốc mẫu, Quan Vân Trường, Đức Thánh Trần… Theo các tài liệu, đền Thánh Mẫu từng được gọi là Hiếu thiện đàn – một công trình tâm linh tín ngưỡng với nghi thức cầu tiên giáng bút nổi tiếng ở Nghệ An. Ảnh: Huy Thư
Tại đền còn lưu giữ nhiều đồ tế khí và hiện vật cổ kính có giá trị như long ngai, bài vị, kiệu, hương án, câu đối, đại tự, sắc phong… Ảnh: Huy Thư
Đặc biệt tại đền còn lưu giữ 1 quả chuông cổ độc đáo. Trên đỉnh chuông thiết kế hình 2 đầu rồng ngoảnh ra 2 bên. Thân chuông 4 phía khắc 4 chữ Hán lớn “Vân Am Chung Tự” (Chuông chùa Vân Am) cùng dòng chữ Hán ghi niên đại đúc chuông “Hoàng triều Thiệu Trị tứ niên”… (Triều Vua Thiệu Trị năm thứ 4 – 1844). Ảnh: Huy Thư
Cùng với chuông cổ là hơn 100 bản mộc cổ khắc kinh giáng chữ Hán được gìn giữ cẩn thận. Các bản khắc mộc này còn nguyên vẹn, nét chữ rõ ràng. Đền Thánh Mẫu là một công trình kiến trúc độc đáo, cùng với các di tích trong quần thể di tích khối Nam Bắc Sơn đã khẳng định bề dày văn hóa lịch sử của một vùng đất cổ. Hàng năm vào ngày 3 tháng 3 âm lịch, Ban Quản lý đền lại long trọng tổ chức Lễ giỗ Mẫu với nhiều nghi thức truyền thống, thu hút đông đảo nhân dân và du khách gần xa về dự. Ảnh: Huy Thư
Độc đáo đền Uluwatu nằm chênh vênh giữa đất trời Bali
Đền Uluwatu là một trong 6 ngôi đền lớn và quan trọng nhất ở hòn đảo thiên đường Bali. Ngôi đền không chỉ mang nét đẹp cổ kính mà còn tọa lạc ở vị trí rất độc đáo.
Đến du lịch Bali (Indonesia) mà không ghé thăm ngôi đền Uluwatu cổ kính thì thật là thiếu sót.
Ý nghĩa tên gọi đền Uluwatu
Đền Uluwatu có tên gọi đầy đủ là Pura Luhur Uluwatu. Theo tiếng Indonesia, "Pura" là đền, "Ulu" có nghĩa là bên cạnh và "Watu" là đá. Chính tên gọi "ngôi đền bên cạnh đá" đã thể hiện vị trí độc đáo của đền. Đền Uluwatu là một trong 6 đền Hindu lớn và quan trọng nhất ở đảo Bali. Ngoài ra, đền Uluwatu còn được coi là "đền cai quan" của đảo Bali. Nhờ sự linh thiêng của các vị thần linh ở đền, người ta cho rằng Uluwatu có thể bảo vệ Bali khỏi những linh hồn quỷ dữ.
Vị trí địa lí độc đáo của đền Uluwatu
Đền Uluwatu được xây dựng vào khoảng thế kỉ thứ 11. Đền nằm ở phía nam đảo Bali, cách trung tâm thị trấn Kuta khoảng 50km. Đền nằm chênh vệnh trên vách đá dựng đứng cao gần 100m, nhô ra phía Ấn Độ Dương mênh mông . Đền cao tới 76m và được chạm khắc từ chất liệu đá san hô đen. Chính vị trí độc đáo hướng về phía biển đã tạo nên vẻ đẹp hùng vĩ cho đền Uluwatu.
Kiến trúc độc đáo của đền Uluwatu
Bất cứ du khách nào đến thăm đền Uluwatu đều kinh ngạc trước kiến trúc độc đáo của đền. Những tầng mái lợp lá cọ đen nhánh được xếp chồng lên nhau. Không gian vô cùng yên tĩnh nơi đền thờ linh thiêng. Xung quanh đền là không gian mê ảo, bồng bềnh của những đám mây trắng trên cao. Phía dưới vách đá dựng đứng là những con sóng tung bọt trắng xóa. Chúng xô vào vách đá, tạo nên những tiếng sóng vỗ đặc trưng của biển xanh.
Vẻ đẹp của những chiếc sarong sặc sỡ
Đến thăm bất kì ngôi đền, ngôi chùa nào, bạn cũng nên ăn mặc thật lịch sự. Nếu trang phục bạn không phù hợp thì bạn sẽ được thuê sarong ở lối vào. Người dân bản địa có những sạp hàng cho du khách thuê những chiếc sarong để vào thăm đền Uluwatu. Dọc lối vào đền, những chiếc sarong nhiều màu sắc của các cô gái Indo và du khách sẽ khiến bạn thích thú. Màu sắc của sarong nổi bật giữa vẻ đẹp cổ kính rêu phong của ngôi đền.
Ngoài ra, đền Uluwatu nổi tiếng có nhiều khỉ. Những con khỉ nghịch ngợm và rất tinh quái. Nếu bạn lơ là, có thể chúng sẽ giật mũ, kính hay nhảy lên người bạn lúc nào không biết. Nhưng nhiều khỉ tập trung ở đền làm cho Uluwatu có vẻ gần gũi với tự nhiên đến lạ.
Vẻ đẹp lung linh của đền Uluwatu khi hoàng hôn
Đền Uluwatu đẹp nhất buổi hoàng hôn. Nếu du khách có cơ hội được ngắm đền khi hoàng hôn thì sẽ khó mà quên được. Bạn sẽ được thu vào tầm mắt cảnh tượng huyền ảo của sự kết hợp giữa trời đất và biển cả trong ánh vàng cam của sắc nắng hoàng hôn. Bạn có thể ghi nhớ bức tranh tuyệt mĩ ấy vào trí nhớ hoặc nhanh tay chụp những bức ảnh để lưu làm kỉ niệm.
Một vòng Hồ Tây điểm danh chùa cổ Chùa cổ ở Hồ Tây là những ngôi chùa hội tụ nét văn hóa độc đáo và là nơi sinh hoạt tôn giáo của nhiều Phật tử Việt Nam. Vãn cảnh chùa mang đến sự thanh tịnh, yên bình trong tâm hồn. Mục lục bài viết Chùa cổ ở Hồ Tây là những ngôi chùa hội tụ nét văn hóa độc đáo và...