Khám phá khu vực trồng 3 quả na có tổng giá trị gần 160 triệu đồng
Vào hồi tháng 9 vừa qua, mạng xã hội xôn xao về 3 quả na Chi Lăng ( Lạng Sơn) có tổng giá trị gần 160 triệu đồng.
Theo đó, tại một sự kiện Hội chợ na Chi Lăng năm 2022 của tỉnh Lạng Sơn, 3 quả na đặc sản của địa phương này đã được đấu giá thành công, cụ thể na nữ hoàng 20 triệu đồng, na bở 50 triệu đồng và na dai 89 triệu đồng.
Mới đây, một người dân Lạng Sơn đã chia sẻ về khu vực trồng 3 quả na đặc biệt này.
Người dân chia sẻ về khu vực trồng 3 quả na có giá gần 160 triệu đồng. (Ảnh: TikTok T.N.S)
Theo như người dân này chia sẻ, đường đến khu vực trồng na vô cùng khó khăn, cheo leo. Mọi người phải leo dốc cao, trèo qua những vách núi đá sắc nhọn, đi qua nhiều chỗ đất trơn trượt. Được biết, người dân phải mất 2 – 3 tiếng đi bộ mới có thể đến khu vực trồng na.
Đường đến khu vực trồng na vô cùng khó khăn, cheo leo. (Ảnh: TikTok T.N.S)
Theo đó, na ở đây có vị ngon ngọt không chỉ bởi không khí và nguồn nước tự nhiên mà còn vì được trồng trong núi đá vôi. Tại đây, đất nằm xen giữa những tảng đá nên có nhiệt độ ổn định, đồng thời đất trên núi đá cũng giữ độ ẩm rất tốt, chính điều này đã tạo điều kiện cho cây na ra trái sum suê. Bên cạnh đó, việc tưới nước cho cây na cũng hoàn toàn phụ thuộc vào nước trời. Tất cả những yếu tố này đã giúp cho quả na “ra đời” có vị ngọt lịm, thơm, ngon mà không nơi nào có được.
Đất nằm xen giữa những tảng đá vôi nên có nhiệt độ ổn định. (Ảnh: TikTok T.N.S)
Đất trên núi đá giữ độ ẩm rất tốt nên tạo điều kiện cho cây na ra trái sum suê. (Ảnh: TikTok T.N.S)
Người dân này còn chia sẻ về một cây na đã được trồng khoảng 8 năm, không sử dụng phân bón nhưng quả vẫn rất sum suê. Nhìn những quả na với kích thước lớn, nặng trĩu cành, mọi người tấm tắc khen ngợi và bày tỏ sự tự hào khi nông sản Việt Nam đạt năng suất cao, không chỉ được người dân trong nước ưa thích mà còn thu hút nhiều thực khách nước ngoài.
Video đang HOT
Người dân chia sẻ về cây na đã được trồng khoảng 8 năm. (Ảnh: TikTok T.N.S)
Cây không sử dụng phân bón nhưng quả vẫn rất sum suê. (Ảnh: TikTok T.N.S)
Được biết, những quả na này còn được gọi là “vàng mọc trên núi đá vôi” vì quả to, da xanh nhạt, kẽ mắt trắng hồng, cùi dày, ít hạt, ngọt thanh, thơm ngon đặc trưng. Nhiều năm trở lại đây, na Chi Lăng được mùa, được giá, vùng na tiếp tục mở rộng, thay thế cho rất nhiều cây trồng khác kém năng suất tại địa phương.
Na có cùi dày, ít hạt, ngọt thanh, thơm ngon đặc trưng. (Ảnh: TikTok T.N.S)
Theo như chia sẻ của người dân, tháng 8 là thời điểm na Chi Lăng vào vụ, na tươi sẽ được thu hoạch và chở xuống núi để kịp giờ cho các thương lái thu gom. Sản lượng hàng năm của na Chi Lăng ước tính đạt từ 16.000 đến 18.000 tấn, bình quân từ 28.000 – 30.000 đồng/1kg, loại 2 – 3 quả từ 60.000 – 80.000 đồng.
Na được thu hoạch và đưa xuống núi để các thương lái thu gom. (Ảnh: TikTok T.N.S)
Tuy nhiên, để có thể cho ra đời những quả na có chất lượng tốt nhất, người dân cũng phải nhọc nhằn chăm bón rất kỹ lưỡng. Từ mùng 4 Tết, người dân đã phải lên núi tỉa cành, làm cỏ, vun đất… Cứ như thế đến hết vụ thu hoạch, bà con mới được nghỉ ngơi.
Người dân phải chăm bẵm vất vả để có được những quả na đạt năng suất cao. (Ảnh: TikTok T.N.S)
Được biết, sự kiện đấu giá thành công của 3 quả na này không chỉ giúp nâng cao giá trị của đặc sản địa phương mà còn có thể hỗ trợ và giúp đỡ các em nhỏ, các hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn huyện. Bởi toàn bộ số tiền đấu giá 159 triệu đồng đều dùng vào mục đích thiện nguyện.
Một quả na bở được đấu giá lên tới 50 triệu đồng. (Ảnh: FB B.V)
Giống na dai cũng tìm được chủ nhân với giá 89 triệu đồng. (Ảnh: FB B.V)
Có thể thấy, na Chi Lăng đã trở thành thương hiệu của tỉnh và nổi tiếng khắp cả nước. Nhờ giống cây trồng này mà nhiều hộ dân nơi đây không chỉ được xoá đói, giảm nghèo mà còn “ăn nên làm ra”, có kinh tế ổn định để trang trải cuộc sống.
Những giống na này đã giúp cuộc sống của người dân Chi Lăng ổn định hơn. (Ảnh: FB B.V)
Bạn có ấn tượng với những quả na được ví như “vàng mọc trên núi đá vôi” này không? Hãy để lại ý kiến của mình bên dưới phần bình luận để mọi người cùng biết nhé!
Nước ta nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới nên trồng được rất nhiều loại trái cây đa dạng. Những giống cây trồng cho năng suất cao, giúp người nông dân cải thiện cuộc sống thực sự vô cùng quý giá. Thế nhưng, để cây trồng đạt năng suất, người nông dân cũng phải vất vả sớm tối, “bán mặt cho đất, bán lưng cho trời”. Điển hình như trường hợp của những bà con trồng na Chi Lăng, để thu về những qua na đạt giá trị cao, họ phải mất rất nhiều công sức chăm bón và thu hoạch quả. Có lẽ đó cũng là lý do mà những quả na ở nơi đây lại có giá trị khiến nhiều người bất ngờ như vậy.
3 quả na ở Lạng Sơn được trả giá gần 160 triệu đồng
3 quả na (na dai, na bở và na nữ hoàng) đặc biệt, trồng ở huyện Chi Lăng (tỉnh Lạng Sơn) được trả giá với số tiền lên đến 159 triệu đồng.
Quả na dai được trả giá 89 triệu đồng - Ảnh cắt từ clip
Trao đổi với Tuổi Trẻ Online sáng 10-9, ông Vi Nông Trường - chủ tịch UBND huyện Chi Lăng (tỉnh Lạng Sơn) - cho biết tối ngày 9-9, UBND huyện Chi Lăng tổ chức khai mạc Hội chợ na (mãng cầu) Chi Lăng và các sản phẩm nông sản kết hợp với hội chợ thương mại năm 2022.
Theo ông Trường, tại lễ khai mạc, ban tổ chức tiến hành đấu giá 3 quả na (na dai, na bở và na nữ hoàng) đoạt giải nhất tại Hội chợ na Chi Lăng năm 2022.
Cụ thể, quả na nữ hoàng là giống mới đưa vào trồng tại huyện Chi Lăng, diện tích hiện nay khoảng 25ha, có trọng lượng to, nặng hơn các loại na khác, mắt na lì, ăn vừa ngọt, vỏ mỏng, cùi dày, ít hạt. Giá khởi điểm quả na nữ hoàng là 2 triệu đồng. Kết thúc phiên đấu giá, quả na nữ hoàng được trả 20 triệu đồng.
Thứ hai là quả na bở, đây là loại na truyền thống của huyện Chi Lăng, vỏ mỏng, cùi dày, ít hạt, vị ngọt thanh, có mùi thơm đặc trưng. Giá khởi điểm quả na bở là 50 triệu đồng. Kết thúc phiên đấu giá, quả na này được trả 50 triệu đồng.
Cuối cùng là quả na dai, đây là loại na có vỏ mỏng, cùi dày, ít hạt, vị ngọt đậm, khi ăn có cảm giác dai hơn, là loại quả có diện tích và sản lượng lớn nhất huyện Chi Lăng. Giá khởi điểm được ban tổ chức đưa ra 10 triệu đồng. Sau nhiều lần đấu giá, cuối cùng quả na dai được trả giá 89 triệu đồng.
Như vậy, 3 quả na dai, na bở, na nữ hoàng được 3 người trả giá 159 triệu đồng.
"Việc đấu giá 3 quả na nói trên nhằm tôn vinh thành quả lao động của người nông dân. Số tiền đấu giá thu được một phần sẽ trao cho con, em các nông dân nghèo, có hoàn cảnh khó khăn vượt khó trong học tập để tiếp cận tri thức khoa học ứng dụng vào thực tế" - ông Trường nói.
Theo UBND huyện Chi Lăng, hiện vùng sản xuất na Chi Lăng tập trung chủ yếu ở các xã Chi Lăng, Mai Sao, Thượng Cường, Vạn Linh, Y Tịch, Hòa Bình, thị trấn Chi Lăng và thị trấn Đồng Mỏ, với diện tích trồng na ước đạt trên 2.300ha, cho sản lượng khoảng 20.000 tấn quả/năm (bao gồm cả na rải vụ), doanh thu ước đạt khoảng 700 tỉ đồng/năm.
Hiện nay, diện tích na trên địa bàn Chi Lăng sản xuất theo tiêu chuẩn GlobalGAP đạt 35ha, sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP đạt 698,92ha.
Theo lãnh đạo Phòng Kinh tế huyện Chi Lăng, hiện na Chi Lăng đang vào thu hoạch chính vụ. Giá bán na bình quân 45.000 đồng/kg, loại đẹp 70.000 - 80.000 đồng/kg, có loại 100.000 đồng/kg.
Hiện có 4 sản phẩm na Chi Lăng của thị trấn Đồng Mỏ, thị trấn Chi Lăng và xã Chi Lăng, xã Y Tịch đạt chứng nhận sản phẩm OCOP 4 sao.
Bà Nguyễn Phương Hằng và những tố cáo qua lại, tới hồi phân định Cơ quan chức năng đã có kết luận về vụ việc bà Nguyễn Phương Hằng tố cáo ông Võ Hoàng Yên... còn những tố cáo qua lại khác ồn ào suốt thời gian dài vừa qua cũng cần sớm có hồi kết, rõ trắng đen. Kết luận vụ tố cáo ông Võ Hoàng Yên, còn những vụ khác? Khởi đầu là tháng 3/2021...