Khám phá khu vực ‘tam giác vàng’ ở miền Bắc Thái Lan
Khu vực ‘ Tam giác vàng’ nằm giữa ba nước Lào, Thái Lan và Myanmar. Trên lãnh thổ Thái Lan, khu vực này nằm bên bờ sông Mekong, thuộc địa phận thành phố Chiang Rai, tỉnh Chiang Rai.
Trong quá khứ, nơi này nổi tiếng là nơi sản xuất thuốc phiện, nhưng hiện nay đã trở thành điểm đến thu hút du khách.
Bến tàu khu vực “Tam giác vàng”. Ảnh: Thanh Thu
Bên bờ sông thuộc lãnh thổ Thái Lan, các hoạt động du lịch diễn ra khá sôi nổi như thuê xuồng bè, trang phục cho du khách… Hiện, nhiều khách sạn, nhà hàng cao cấp… đang được xây dựng trên các khu đồi ở Le Meridien Baan Boran, Chiang Sean. Từ đây, du khách có thể phóng tầm mắt chiêm ngưỡng phong cảnh xứ Lào, Myanmar và dòng sông Mekong.
Đối diện phía bờ kia là lãnh thổ Myanmar, với những khách sạn, tụ điểm vui chơi, giải trí và có cả những sòng bạc hiện đại. Việc đi lại giữa hai tỉnh Chiang Rai (Thái Lan) và tỉnh Mea Sai (Myanmar) thuận tiện hơn nhờ vào cây cầu hữu nghị tại Mea Sai.
Nhiều công trình mọc lên hai bên bờ sông. Ảnh: Thanh Thu
Bên bờ Thái Lan, du khách có thể ghé thăm bản Therd Thai – từng nổi tiếng là căn cứ để sản xuất và cung ứng thuốc phiện. Giờ đây, bản Therd Thai và cả vùng “Tam giác vàng” đang từng ngày “thay da đổi thịt”. Người dân hy vọng, Chiang Rai sẽ trở thành “thành phố thiên thần” hay “xứ sở nụ cười” – thay dần những ý nghĩ không tốt về một vùng đất đã từng cung ứng thuốc phiện.
Bức tượng Phật dát vàng tại khu vực “Tam giác vàng”. Ảnh: Thanh Thu
Ngoài ra, bức tượng Phật dát vàng khổng lồ cao 15 mét tọa trên bệ có hình dạng như một chiếc thuyền cũng là điểm đến được nhiều du khách lui tới check-in. Được trang trí bằng kính màu đầy màu sắc, chiếc thuyền khổng lồ nằm ngay bên bờ sông, lấp lánh dưới ánh mặt trời.
Du khách đi thuyền khám phá khu vực “Tam giác vàng”. Ảnh: Thanh Thu
Video đang HOT
Du khách cũng có thể dành thời gian ghé thăm thị trấn Ban Sop Ruak (Chiang Rai). Thị trấn chỉ có một con phố độc đạo, uốn lượn dọc theo dòng Mekong, có các quầy hàng bán đồ thủ công do người Lào và người dân Thái làm chủ. Ngoài ra, nhiều khách du lịch cũng tìm đến Wat Phra That Doi Pu Khao để ngắm tàn tích của một ngôi chùa cổ, có niên đại từ thế kỷ 14.
Bảo tàng thuốc phiện cũng là gợi ý dành cho du khách khi đến khu vực “Tam giác vàng”. Có hai bảo tàng trong khu vực mà du khách có thể khám phá, một thuộc sự quản lý của tổ chức Hoàng gia Thái Lan, một cũ hơn, nhỏ hơn và thuộc sở hữu tư nhân.
Du khách quốc tế tại khu vực “Tam giác vàng”. Ảnh: Thanh Thu
Tuy nhiên, bảo tàng tư nhân được khách quốc tế tìm đến nhiều hơn. Được thành lập bởi một phụ nữ địa phương với niềm đam mê sưu tập đồ dùng thuốc phiện, cô đã biến bộ sưu tập phong phú của mình thành bảo tàng, gồm công cụ trồng, thu hoạch và tiêu thụ thuốc phiện, bao gồm ống, cân và nạo.
Từ sân bay Chiang Mai hoặc sân bay Chiang Rai, du khách đi xe buýt đến Mae Sai, sau đó đi songthaew (một phương tiện giao thông công cộng) màu xanh đến Tam Giác Vàng, mất 45 phút. Từ khách sạn hay nhà nghỉ ở Chiang Mai, du khách sẽ mất 3-4 tiếng đi bằng xe hơi hay xe buýt đến khu vực “Tam giác vàng” ở Chiang Rai.
Làng dân tộc Karen cổ dài. Ảnh: Thanh Thu
Thời gian lý tưởng nhất để du lịch Chiang Mai và Chiang Rai là tháng 11 đến tháng 4 vì thời tiết mát mẻ, và có nhiều lễ hội quan trọng. Trong tháng 11 có lễ hội Yi Peng (lễ hội đèn trời) và Loy Krathong (lễ hội đèn hoa đăng) với hàng nghìn chiếc đèn hoa đăng được thả trôi dọc các bờ sông ở Chiang Mai với ý nghĩa cầu bình an và may mắn.
Ngoài ra còn có lễ hội hoa trong tháng 2, lễ té nước Songkran giữa tháng 4. Du khách được khuyên không nên đến Chiang Rai tháng 1 đến tháng 3, vì đây là mùa khô. Người nông dân thường đốt đồng để chuẩn bị cho mùa vụ tiếp theo, ảnh hưởng đến giao thông và sức khỏe du khách.
Du khách tham quan Wat Rong Khun (chùa Trắng). Ảnh: Thanh Thu
Trước khi ghé thăm “Tam giác vàng”, du khách có thể thực hiện các chuyến đi đến Wat Rong Khun (chùa Trắng), Wat Rong Suae Ten (chùa Xanh), chùa Prathat đồi Suthep, cưỡi voi lội suối, hay thăm làng dân tộc Karen cổ dài và đồi chè Chui Fong.
Khám phá những ngôi đền linh thiêng nhất Châu Á
Sáng sủa, rực rỡ và mang hơi hướng của cuộc sống đương đại, những ngôi đền này phản ánh cả một quá khứ đáng tự hào và một tương lai lạc quan.
Đền thiên đường, Bắc Kinh, Trung Quốc
Được xây dựng từ năm 1406 đến 1420 dưới thời trị vì của Hoàng đế Yongle, Đền Thiên đàng nằm yên bình trong khu đất công viên rộng 267 ha ở trung tâm đô thị Bắc Kinh. Khu phức hợp là một địa điểm yêu thích của người dân địa phương để thiền định và tập thái cực quyền.
Ở trung tâm Đền Thiên Đường là Điện Kỳ Niên ấn tượng, một tòa nhà hình tròn cao ba tầng tráng lệ, nơi các Hoàng đế sẽ cầu nguyện mong một vụ mùa bội thu.
Với lối trang trí xa hoa, và được thiết kế để đại diện cho các mùa và tháng khác nhau trong năm, chính tại đây, Hoàng đế đã nói chuyện trực tiếp với thiên đàng. Buổi lễ cầu nguyện được lên kế hoạch tỉ mỉ và ngay cả sai lầm nhỏ nhất cũng được xem là điềm xấu cho năm tới.
Công viên mở cửa từ 6 giờ sáng đến 10 giờ tối hàng ngày, các đền thờ mở cửa từ 8 giờ sáng đến 5 giờ chiều. Đền Thiên Đường chính là một trong những ngôi đền linh thiêng nhất Châu Á là địa điểm bạn nhất định phải ghé thăm khi đi du lịch Trung Quốc.
Wat Rong Khun, Chiang Rai, Thái Lan
Được biết đến với tên gọi Đền Trắng, Wat Rong Khun bước vào thiên niên kỷ mới trong tình trạng đang được sửa chữa. Nghệ sĩ địa phương, Chalermchai Kositpipat đã quyết định xây dựng lại ngôi đền bằng tiền riêng của mình để phản ánh cái nhìn đặc biệt của ông đối với Phật giáo và bảo đảm cho cuộc sống vĩnh cửu của mình.
Tòa nhà chính được kết nối bởi một cây cầu bắc qua một hồ nước nhỏ với hàng trăm bàn tay đang vươn ra. Những bàn tay này đại diện cho ham muốn không bị ràng buộc và bỏ qua chúng bạn sẽ đạt được hạnh phúc. Biểu tượng độc đáo tiếp tục nằm bên trong ngôi đền chính, nơi các bức tường được trang trí bằng những bức tranh tường độc đáo. Đừng quên ghé thăm ngôi đền linh thiêng nhất Châu Á trong chuyến du lịch Thái Lan sắp tới nhé.
Chùa Shwedagon, Yangon, Myanmar
Chùa Shwedagon, Yangon, Myanmar
Không có ngôi đền nào ở châu Á lấp lánh như Shwedagon. Cao 110 mét, bảo tháp của nó được bao phủ bằng vàng và đỉnh của nó được nạm với 4531 viên kim cương, trong đó lớn nhất là viên kim cương 72 carat.
Được xây dựng để chứa một vài sợi tóc của Đức Phật, ngôi chùa bao gồm hàng trăm ngôi đền, bảo tháp và bức tượng đầy màu sắc, phản ánh phong cách kiến trúc kéo dài gần 2.500 năm. Ngày nay, nó là trọng tâm của các hoạt động tôn giáo và cộng đồng, bất cứ lúc nào, dù ngày hay đêm, bạn sẽ tìm thấy những người sùng đạo và tu sĩ đang rửa các bức tượng, dâng hoa, thờ cúng và thiền định trong ngôi đền linh thiêng nhất Châu Á này. Nếu có thời gian, bạn nên tới ngôi đền này để vãn cảnh trong chuyến du lịch Myanmar của mình.
Borobudur, Java, Indonesia
Borobudur - ngôi chùa linh thiêng nhất Châu Á
Nếu Shwedagon tỏa sáng, thì vầng hào quang của Borobodur lại ảm đạm hơn. Nó ngồi trong một thung lũng ở Central Java, khiến mọi người kinh ngạc bởi sự hùng vĩ của nó. Được xây dựng theo truyền thống Đại thừa vào khoảng năm 800 sau Công nguyên, đây là tượng đài Phật giáo lớn nhất thế giới.
Nổi tiếng với những tác phẩm khổng lồ, những chiếc chuông bằng đá và tượng phật chạm khắc nhìn thẳng vào thung lung. Thật khó để tin rằng cấu trúc khổng lồ này nằm ẩn mình trong nhiều thế kỷ dưới lớp tro núi lửa và các khu rừng rậm. Ngày nay, ngôi đền này là một địa điểm hành hương phổ biến cho những người theo đạo Phật cũng như khách du lịch và là niềm tự hào của người Indonesia.
Harmandir Sahib, Amritsar, Ấn Độ
Harmandir Sahib, Amritsar, Ấn Độ
Đây là tòa nhà linh thiêng nhất trong tôn giáo Sikh. Harmandir Sahib hay Đền Vàng, được xây dựng vào thế kỷ 16 bên cạnh một hồ nước nơi Đức Phật và Đạo sư Nanak, người sáng lập đạo Sikh từng thiền định. Nó là sự pha trộn tuyệt vời của phong cách kiến trúc Ấn Độ giáo và Hồi giáo, trọng tâm của nó là mái vòm được bao phủ trong 750 kg vàng.
Bên trong ngôi đền, các linh mục và nhạc sĩ tụng kinh liên tục từ cuốn sách thánh đạo Sikh - Guru Granth Sahib. Ấn tượng nhất trong ngôi đền, đó là hồ nước, bởi lẽ người ta cho rằng hồ nước này có khả năng chữa bệnh, và những người hành hương đến từ khắp nơi trên thế giới tới đây đều mong ước được tắm trong hồ nước linh thiêng này.
Angkor Wat, Campuchia
Ban đầu được xây dựng như một ngôi đền Hindu cho Đế quốc Khmer vào thế kỷ thứ 12, quần thể đền thờ Angkor Wat được coi là di tích tôn giáo lớn nhất thế giới rộng 162,6 ha. Nó đã trở thành một biểu tượng quốc gia của Campuchia và là một trong những ngôi đền linh thiêng nhất Châu Á.
Kết hợp hai kế hoạch cơ bản của kiến trúc đền Khmer, đền thờ trên núi và đền thờ trang trí, Angkor Wat nổi tiếng về sự hùng vĩ và sự hài hòa của kiến trúc, các bức phù điêu lớn và các bức tường tuyệt đẹp. Điểm nổi bật của ngôi đền linh thiêng nhất Châu Á này là hồ đẹp như tranh vẽ phía sau. Làn nước trong vắt và những bông hoa súng nở rộ là khung hình hoàn hảo cho những vị khách du lịch thích chụp ảnh.
Tu viện Taktsang Palphug, Bhutan
Tu viện Taktsang Palphug, Bhutan
Phổ biến hơn được gọi là Tu viện Hang Hổ, Quần thể đền Paro Taktstang nằm ở bên cạnh các vách đá ở thung lũng Paro của Bhutan. Nó được xây dựng xung quanh hang động, nơi Đạo sư Padmasambhava giới thiệu Phật giáo tới Bhutan bằng cách thiền định trong ba năm, ba tháng, ba tuần, ba ngày và ba giờ.
Bám vào một vách đá cao 3.120 mét so với mực nước biển, ngôi đền chỉ có thể tới bằng những con đường núi hiểm trở. Phải mất 2-3 giờ đi bộ, khoảng nửa tiếng đi ngựa mới tới được tu viện này. Con đường ngựa đi xuyên qua rừng thông được cắm bởi những lá cờ đầy màu sắc. Đây cũng là một trong những địa điểm du lịch Bhutan nổi tiếng nhất.
Địa điểm đẹp như trong phim kiếm hiệp, được gọi với biệt danh "viên ngọc thô ẩn mình trong núi": Thực chất ở ngay miền Bắc Việt Nam Nhiều du khách sau khi xem xong những thước phim về địa điểm này phải nhận xét, nó như một cảnh trong bộ phim kiếm hiệp nước ngoài. "Vì đất nước mình còn lạ/Cần chi đâu nước ngoài" - Đó là những câu hát trong một ca khúc của rapper Đen Vâu, tạo niềm cảm hứng cho rất nhiều tín đồ du lịch....