Khám phá khu rừng đá Thạch Lâm
Tại Vân Nam (Trung Quốc) có một khu rừng đá nguyên khối được hình thành 270 triệu năm trước. Đó chính là Thạch Lâm – nơi được mệnh danh là ‘ Kỳ quan đầu tiên của thế giới’.
Đá nhấp nhô trên mặt hồ ngay cổng đi vào.
Hàng triệu năm hình thành
Chúng tôi di chuyển 120km từ Tp. Côn Minh về phía Đông Nam để đến với Thạch Lâm, rừng đá nằm trọng trong khu tự trị dân tộc Yi trải dài trên diện tích 400km2. Đây là di sản quốc gia lớn nhất ở Trung Quốc. Đặc sản không gì khác ở đây chính là đá và đá.
Thạch Lâm gồm hàng vạn trụ đá màu xám đa kích cỡ với nhiều hình dạng khác nhau, cột đá thấp nhất khoảng 10m cao nhất gần 200m so với mặt đất. Các nhà khoa học cho rằng Thạch Lâm là ví dụ điển hình của kiểu địa hình karst, ước tính được hình thành khoảng 270 triệu năm trước trong kỷ Than đá của thời Đại cổ sinh. Vào thời nhà Minh đã đặt cho Thạch Lâm danh hiệu “Kỳ quan đầu tiên của thế giới”.
Phương đình giữa hồ, nơi du khách nghỉ chân.
Các phiến đá dựng thẳng đứng lên trời là do nham đá tạo nên với hơn 400 ngã tư và 200 điểm phong cảnh. Chuyển động liên tục của thạch quyển làm cho nước biển bao phủ kín khu vực này rồi rút đi từ đó hình thành các núi đá vôi. Nhiều trụ đá có chân rất nhỏ nhưng không thể đổ cho dù ngọn rất lớn. Một số loại đá vôi điển hình chỉ có mặt ở Thạch Lâm, ngoài các hình núi đá vôi sắc nhọn, hình lưỡi dao, nơi đây còn nhiều núi đá vôi hình tháp và hình nấm, bụt mọc.
Thạch Lâm bao gồm 2 khu vực chính là Đại Thạch Lâm và Tiểu Thạch Lâm. Đại Thạch Lâm là khu đá có hình lưỡi kiếm, có ngọn lại như cái tháp, thậm chí có ngọn mang hình ngôi chùa, động vật. Màu sắc đá ở Đại Thạch Lâm cũng khác khi có chỗ đen chỗ vàng không như Tiểu Thạch Lâm chỉ có màu xám đặc trưng. Có nhiều ngọn cao đến trên 30m, nhọn hoắt, san sát nhau, nếu nhìn từ trên cao xuống giống như một bãi chông lớn. Chính nhờ sự đa dạng và phong phú về chủng loại của đá vôi mà Thạch Lâm còn được gọi là “Bảo tàng rừng đá vôi”.
Video đang HOT
Khách du lịch tranh thủ ghi dấu chân.
“500 năm dưới Ngũ Hành Sơn”
Trong bộ phim “Tây Du Ký”, đặc biệt tập phim Tôn Ngộ Không bị nhốt 500 năm dưới Ngũ Hành Sơn và một số tập phim thầy trò Đường Tăng băng qua các khu rừng đá trùng điệp lấy bối cảnh ở khu rừng đá rộng lớn Thạch Lâm. Qua phim Tây Du Ký, hình ảnh rừng đá Thạch Lâm được đến với đông đảo khán giả trên thế giới, thu hút đông đảo khách du lịch. Hiện nay tại Thạch Lâm có rất nhiều tượng, hình mô tả cảnh 4 thầy trò Đường Tăng đi lấy kinh. Chúng tôi được hướng dẫn viên đưa đến khu vực quay cảnh Tôn Ngộ Không nằm dưới núi, tuy bây giờ đã khác nhưng đâu đó làm chúng tôi liên tưởng lại những hình ảnh trong phim thuở ấu thơ.
Đến khám phá Thạch Lâm, điều khiến du khách thích thú nhất khi khám phá rừng đá Thạch Lâm là khi dùng tay sờ hoặc gõ lên đá sẽ phát ra những âm thanh kỳ diệu khi trầm bổng khi thì thánh thót như tiếng đàn đá.
Sau khi đã đi len lỏi các hẻm đá, vách núi và ngắm nhìn quang cảnh ở dưới, chúng tôi leo lên lầu Nghi Phong ở độ cao trên 100m. Tại đây, chúng tôi có thể nhìn được bao quát khu rừng đá với những lớp đá trùng điệp, nhấp nhô, nhìn thấy các hồ nước, rừng cây đan xen và một số ngôi chùa nhỏ được xây dựng trong rừng.
Du khách check-in ghé thăm bối cảnh của phim Tây Du Ký 1986.
Ở phía Bắc Thạch Lâm có rừng đá Nãi Cổ là nơi có mật độ trụ đá dày nhất nối nhau thành từng lũy hoành tráng. Ở phía dưới còn có hệ thống hang động với nham đá tuyệt đẹp, trong hang động có nhiều chỗ có các vũng nước nhỏ được thắp sáng rực rỡ. Ngoài các kiệt tác về đá như tháp đá, nhũ đá, cột đá và bãi đá chọc trời tạo thành một mê cung độc đá, khu rừng đá Thạch Lâm còn là nhà ở của loài vượn cáo Sifaka, loài này vốn chỉ sống trên đảo Madagascar nhưng đã được tìm thấy ở Thạch Lâm những năm gần đây.
Khu rừng đá Thạch Lâm này đã được UNESCO công nhận là Vườn Địa chất Thế giới vào năm 2004. Để đến với Thạch Lâm, du khách có thể đi tàu hỏa từ ga Hà Khẩu tới ga Côn Minh khoảng 60 tệ (khoảng 200 nghìn đồng), sau đó bắt xe ô tô trong khoảng 2h là tới Thạch Lâm.
Vĩnh Phúc: Đền Mẫu Sinh - điểm du lịch tâm linh hấp dẫn
Đền Mẫu Sinh thuộc tổ dân phố Đông Lộ, thị trấn Đại Đình, Tam Đảo, Vĩnh Phúc thờ Quốc Mẫu Tây Thiên (Lăng Thị Tiêu). Đây là di tích lịch sử văn hóa đã được xếp hạng cấp tỉnh năm 2009.
Đền Mẫu Sinh
Đền nằm trên một khu đất cao ráo, hướng chính đền là cánh đồng lúa xanh, xen lẫn là những đồi sim nhấp nhô đang uốn lượn hình rồng, điểm vào đó là những màu xanh của núi rừng Tam Đảo. Diện tích đền hơn 2000 m2 với nhiều cây cổ thụ được trồng cách đây hàng trăm năm, lối đi vào đền là đường bê tông rông 2 xe ô tô tránh nhau, bên phải trước cổng đền là giếng rồng được người dân xây dựng trang trí với những hoa văn rất bắt mắt tạo vẻ cổ kính uy nghi cho đền. Đền Mẫu Sinh cách đền thờ Quốc Mẫu Tây Thiên khoảng 2 km, hướng đi vào UBND xã Đại Đình.
Phóng viên Vanhien.vn quan sát giếng rồng bên phải phía ngoài đền
Theo Thủ nhang (Chủ nhang, người được xã cử ra trông nom đền) Trần Văn Hùng thì đền Mẫu Sinh được xây dựng từ thời nhà Nguyễn, hiện vẫn còn lưu giữ đạo sắc phong vua Khai Định. Đền được tu bổ tôn tạo lại năm 1993 với lối kiến trúc hình chữ đinh (chuôi vồ) gồm hai tòa đại bái và hậu bái. Tòa đại bái gồ 3 gian, gian chính giữa là Ban Công Đông, bên phải Ban Chúa Đệ Nhị, bên trái Chúa Đệ Tam; tòa hậu bái phía trên là ban thờ mẫu, bên phải Ban Trần Triều, dưới mẫu là Ban Tam Tòa Thánh Mẫu, Ngũ Vị Tôn Quan, Tam Thanh Hoàn (ông Bơ, ông Bảy, ông Mười).
Tượng Quốc Mẫu Tây Thiên trong đền
Trước đền là lăng tưởng niệm mẫu ( Lăng Mẫu Sinh Linh Từ) mơi được xây dựng với 6 cột đá to nguyên khối bao quanh , đường kính mỗi khối 50 cm, cao gần 3m. Nằm trong 6 cột đá là 4 cột gỗ to cao gần 3 m, hai cột trước lăng được gắn hai câu đối được sơn son, mạ vàng rất tinh xảo.
Giới thiệu về đền Mẫu Sinh, Thủ nhang Trần Văn Hùng kể, tương truyền từ xa xưa các cụ truyền lại, nơi đây (đền Mẫu Sinh) là nơi thân phụ Lăng Trường Ông và thân mẫu Đào Liễu đã hạ sinh mẫu. Lớn lên, mẫu kết duyên với Hùng Chiêu Vương và được lập làm chính vương phi. Cuộc nhân duyên của mẫu với Hùng Chiêu Vương ở núi Tam Đảo mở ra thời kỳ thịnh trị của quốc gia Văn Lang, phát triển văn hóa và đổi mới phong tục, xứng đáng là thời kỳ cực thịnh trong các đời vua thuộc 18 chi Hùng Vương. Với công lao to lớn với Tổ quốc và nhân dân, Quốc mẫu Tam Đảo kết tập vào hệ thống Hùng Vương, không chỉ là nhân vật huyền thoại kỳ vĩ mà còn trở thành nhân vật lớn của lịch sử.
Tượng Ngũ Vị Tôn Quan
Không rõ nhân dân địa phương tưởng nhớ công lao, lập Đền thờ mẫu. Nhưng trong chính sử chỉ xác nhận: Các triều đại phong kiến Việt Nam cường thịnh, từ Đinh, Lý, Trần, Lê... đều phong tặng Quốc Mẫu nhiều danh hiệu cao quý để tỏ lòng kính trọng, hằng năm, các quan đại thần cùng nhân dân địa phương và khách xa gần bốn mùa hương khói. Phong tục ấy còn mãi đến bây giờ. Lễ hội hàng năm của đền là ngày 15 tháng giêng (âm lịch) hàng năm, người dân làm lễ rước kiệu mẫu từ đền Mẫu Sinh đến đền chính.
Lăng Mẫu Sinh Linh Từ trước đền
Trong cuốn tín ngưỡng thờ Quốc Mẫu Tây Thiên của Ban Di tích, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Vĩnh Phúc ghi rõ về lễ hội hnagf năm của đền Mẫu Sinh xưa kia không có tiệc vào ngày 15 tháng 2 mà chỉ có tiệc vào các ngày:
Ngày 5 tháng 1 - Tiệc khai xuân
Ngày 12 tháng 4 - Xuống đồng mạ
Ngày 10 tháng 5 - Ngày Mẫu sinh
Ngày 12 tháng 7 - Thượng điền
Tháng 8 có tiệc cơm mới
Ngày 12 tháng 10 - Đại tiệc
Ngày 15 tháng 12 - Đóng cửa đền
Các ngày tiệc ở đền đều gắn với các nghi lễ nông nghiệp như lên đồng, xuống đồng, cơm mới. Nếu có dịp về cõi Phật Tây Thiên nhớ ghé thăm Đền Mẫu Sinh - điểm du lịch tâm linh hấp dẫn.
10 ngôi làng cực 'dị' hút chỉ có tại Trung Quốc Trung Quốc có rất nhiều những ngôi làng rất ấn tượng và thú vị với những nét độc đáo riêng biệt cực thu hút du khách nước ngoài. Ngôi làng đá nguyên khối. Thành phố đá ở Bảo Sơn, tỉnh Vân Nam: Toàn bộ ngôi làng, với hơn một trăm cư dân, được xây dựng trên một khối đá khổng lồ hình nấm,...