Khám phá không gian thanh tịnh chùa Thanh Âm – Khu Cháy anh hùng
Chùa Thanh Âm – Khu Cháy anh hùng, địa điểm nổi tiếng là chốn bồng lai tiên cảnh giữa vùng chiêm trũng thuộc phía nam Hà Nội, là nơi tôn thờ Đức Bà Chúa Cháy.
Chùa Thanh Âm – Khu Cháy cách Hà Nội khoảng 30km. Chùa Thanh Âm tựa lưng vào gò ngũ nhạc, trước chùa là đường Hoàng Quốc Việt, liền đó là đầm nước 26 mẫu, xa xa có dòng Châu Giang uốn lượn, gắn liền với lịch sử của Khu Cháy anh hùng – An Toàn Khu ATK thứ 2 của xứ Ủy Bắc Kỳ, nơi từng nuôi giấu nhiều cán bộ cách mạng.
Chùa Thanh Âm – chốn thiền nhiều Phật tử và du khách đến chiêm bái.
Chùa Thanh Âm thuộc thôn Chẩn Kỳ, xã Trung Tú, huyện Ứng Hòa, Hà Nội, trước có tên là chùa Chẩn Kỳ. Theo lời kể của các cụ cao niên trong làng, chùa Chẩn Kỳ được xây dựng vào Thế kỷ thứ 11 cùng với Đình. Chùa có quy mô 32 gian nhà lim.
Du khách lần đầu đến thăm chùa sẽ không khỏi bất ngờ trước khung cảnh đồng quê mộc mạc, với những gian nhà tre được lợp bằng guột, với bụi trúc, ao sen, cùng rừng trúc xung quanh chùa và vòng tròn bát nhã tại trung tâm chùa tượng trưng cho tính “Không” trong nhà Phật.
Dạo quanh trong khuân viên chùa là màu xanh của cỏ cây hoa lá. Chùa có bố cục của các ngôi chùa truyền thống, lớn nhất là tòa Tam Bảo tôn thờ mười phương chư Phật, đằng sau là nhà thờ Tổ gồm chín gian hai dĩ hiên thông bức bàn được chế tác hoàn toàn từ gỗ tứ thiết bằng bàn tay tài hoa của các nghệ nhân Chương Mỹ.
Trong nhà thờ Tổ tôn thờ các đời trụ trì, kế đăng. Kế đến về bên tay phải có khu nhà khách và khu giảng đường, về bên tay trái là khu nhà trai và bếp ăn (khu nhà khách dành cho khách thập phương đến dự khóa tu và trải nghiệm tại chùa).
Không gian phong thủy của Chùa Thanh Âm.
Không chỉ là chốn thờ tự linh thiêng, chùa còn là nơi sinh hoạt tâm linh của người dân trong vùng, nơi trải nghiệm cuộc sống, nơi chữa lành. Đặt chân đến nơi đây dường như mọi lo âu phiền muộn đều tan biến, thay vào đó là cảm giác tiêu dao tự tại như vào chốn bồng lai tiên cảnh, đúng như câu “mái chùa che chở hồn dân tộc – nếp sống muôn đời của tổ tông”.
Chùa Thanh Âm có một không gian yên bình mang lại cảm giác thư thái. Đường vào chùa được dẫn lối bởi những tán cây xanh mướt, mát mẻ.
Video đang HOT
Chùa tái hiện như một làng quê Bắc Bộ thu nhỏ với những ao sen, bàn trà, chum tương, giàn gỗ… Ở giữa ao sen được trang trí 2 bàn trà để khách đến có thể ngồi thưởng thức và vãn cảnh. Mùa sen 2 bên ao dẫn vào chùa tràn ngập màu xen hồng lẫn trong sắc lá xanh, hương sen thơm dịu.
Ao sen xanh mướt trước thềm chùa.
Đây là một trong những ngôi chùa được các bạn chia sẻ trên trang mạng xã hội là ngôi chùa có công trình tôn giáo đẹp tại Hà Nội. Đó là sự kết hợp hài hòa giữa nét cổ kính truyền thống và sự hiện đại tạo lên một không gian tâm linh vô cùng ấn tượng.
Việc các trang mạng xã hội chia sẻ và ca ngợi về vẻ đẹp của ngôi chùa Thanh Âm càng khẳng định giá trị văn hóa và kiến trúc độc đáo của nó, trở thành một trong những điểm đến hấp dẫn khách tham quan của Hà Nội.
Ngôi chùa có một sản phẩm đặc biệt thu hút nhiều du khách đến thăm, trở lại, đó là cơ hội thưởng thức trà ướp sen, được gói từ những bông sen mọc trong ao chùa. Những tách trà sen ấm nóng từ Chùa Thanh Âm đã trở thành niềm tự hào và là một đặc sản của làng quê Ứng Hòa, Hà Nội
Thức quà tặng do các sư thầy tỉ mỉ làm khiến ai đã thưởng thức sẽ nhớ mãi.
Ngày nay, các sư thầy vẫn luôn duy trì các hoạt động như làm trà sen để phục vụ du khách tham quan cũng như các hoạt động trồng rau, làm tương… những hoạt động này vừa là hình thức tu tập của nhà chùa, đồng thời cũng là cách nhà chùa tự cung tự cấp thực phẩm.
Cách di chuyển về chùa Thanh Âm – Khu Cháy
Nếu xuất phát từ Hà Nội bằng xe máy, quý khách đi theo Quốc lộ 1A cũ qua ga Thường Tín, đến đầu cầu Giẽ thì rẽ phải đi chừng 5km là tới chùa và theo Google maps (Chùa Thanh Âm – Trung Tú – Ứng Hòa – Hà Nội) là tới nơi.
Khuôn viên trong chùa tràn ngập màu xanh mát mẻ và yên bình.
Đầm nước miền Trung đẹp hoang sơ chờ du khách khám phá
Rừng ngập mặn Bàu Cá Cái ở xã Bình Thuận (Quảng Ngãi) gần đây trở thành điểm đến yêu thích của những tay săn ảnh du lịch, bởi vẻ đẹp lạ lẫm và hoang sơ.
Sau nhiều ngày cách ly xã hội, du lịch khắp mọi miền đều "nằm im" chờ du khách. Nhiều địa điểm hoang sơ và thưa vắng người đang lọt vào tầm mắt những người ưa khám phá và không thích nơi ồn ào, đông đúc.
Khu vực Bàu Cá Cái ở Quảng Ngãi được quy hoạch trồng cây cóc trắng phòng hộ chắn sóng, cải thiện môi trường sinh thái mở ra hướng thoát nghèo bền vững cho người dân vùng ven biển. Đây là một điểm đến còn hoang sơ, thu hút những du khách ưa khám phá những địa điểm mới lạ và độc đáo.
Khu rừng ngập mặn ở Bàu Cá Cái đã được chính quyền giao người dân bảo vệ, gắn với phát triển du lịch sinh thái góp phần nâng cao thu nhập, thoát nghèo bền vững.
Cùng chiêm ngưỡng vẻ đẹp tuyệt diệu của Bàu Cá Cái miền Trung dưới góc nhìn của nhiếp ảnh gia Nguyễn Duy Sinh.
Khu vực rừng ngập mặn Bàu Cá Cái và sông Đầm rộng bao la |
Bàu Cá Cái cách trung tâm TP Quảng Ngãi khoảng 40 km |
Bàu Cá Cái nằm gần biển, trồng cây cóc trắng thành rừng phòng hộ chắn sóng và cải thiện môi trường sinh thái. Đây là một phần của dự án "Tăng cường khả năng chống chịu với những tác động của biến đổi khí hậu cho các cộng đồng dễ bị tổn thương ven biển Việt Nam". |
Tới đây, bạn có thể thuê thuyền đi tham quan một vòng |
Rừng phát triển tươi tốt, các loài chim, cò, vịt trời đã bay tới làm tổ, trong khi mặt nước bên dưới là môi trường sống của các loài cá, tôm, cua, ốc. |
|
Bàu Cá Cái là điểm đến còn hoang sơ nhưng vô cùng thu hút du khách |
Đầm Thị Tường (Cà Mau) - Nơi trải nghiệm độc đáo Nằm cách trung tâm thành phố Cà Mau (tỉnh Cà Mau) khoảng 40 km, cách thị trấn Sông ốc (huyện Trần Văn Thời) khoảng 15 km, đầm Thị Tường, nằm giữa 3 huyện: Trần Văn Thời, Cái Nước và Phú Tân (phần thuộc huyện Cái Nước có diện tích 0,86 ha, không có dân sinh sống). Đầm Thị Tường có diện tích 700...