Khám phá khinh hạm mạnh ngang Gepard 3.9 Việt Nam
Hiện nay, hải quân Nga đang nỗ lực đóng các tàu hộ vệ hạng trung có lượng giãn nước từ 2000-3000 tấn thuộc các lớp Steregushchy (dự án 20380), Gremyashchy(dự án 20385), Gepard 3.9 (dự án 1166.1)… để nâng cao năng lực tác chiến biển cho lực lượng hải quân.
Hiện nay, tàu hộ vệ (còn gọi là khinh hạm) mới nhất mang tên “Stoiky” thuộc project 20380, lớp Steregushchy của Nga đang thực hiện các thử nghiệm hỏa lực pháo binh đầu tiên trên biển Baltic. Nhiệm vụ phá hủy các mục tiêu trên biển đã được thủy thủ đoàn hoàn thành xuất sắc. Trong tương lai gần các thủy thủ sẽ thực hiện thử các vũ khí khác để thực hiện các nhiệm vụ phòng không.
Trong cuộc thử nghiệm có sự tham gia của lực lượng hàng không hải quân Hạm đội Baltic, các máy bay và máy bay trực thăng bay vòng quanh tàu để kiểm tra hệ thống radar, hệ thống phòng không và thông tin liên lạc. Dự kiến máy bay trực thăng Ka-27 sẽ hạ cánh trên boong tàu hộ vệ này. Theo kế hoạch, tàu “Stoiky” sẽ được biên chế cho Hạm đội Baltic vào cuối quý II năm 2014.
Tàu project 20380, được thiết kế bởi Cục thiết kế hải quân Almaz được chế tạo tại nhà máy Severnaya Verf ở Sankt-Peterburg và nhà máy Amursky Shipyard ở Komsomolsk-on-Amur. Tàu thuộc project này được tối ưu hóa cho các hoạt động tác chiến chống ngầm và đối hạm và đồng thời yểm trợ cho các hoạt động đổ bộ. Các tàu project 20380 còn được kết hợp công nghệ tàng hình, làm giảm đáng kể các tín hiệu radar và hồng ngoại của tàu.
Tàu hộ vệ project 20380 được đánh giá nhỉnh hơn 1 chút so với Gepard 3.9 của Việt Nam
Tàu hộ vệ thuộc project 20380, lớp Steregushchy có lượng giãn nước thông thường 1800 tấn, đầy tải 2100 tấn, chiều dài 111,6m, rộng 14m, mớn nước 3,7m (mớn nước đầy tải 5m), tốc độ tối đa 27 hải lý/h, phạm vi hành trình 4000 hải lý (với tốc độ trung bình 14 hải lý/h), thời gian hoạt động liên tục trên biển là 15 ngày.
Tàu sử dụng 2 động cơ DDA12000, mỗi động cơ có công suất 11660 hp, 2 chân vịt kiểu cố định, 2 máy phát điện chạy dầu diezen 22-26DG, công suất mỗi máy 630 kW.
Tàu được trang bị hệ thống phóng KT-184, phóng tên lửa đối hạm Kh-35 UranE, sử dụng tên lửa 3K24/3K24UD; hệ thống phòng không Redut-K gồm 32 quả tên lửa phòng không 9M96 hoặc 9M96D hoặc 48 quả tên lửa 9M100; pháo hạm 100 mm và 2 bệ pháo bắng nhanh AK-630M cỡ nòng 30mm; 8 ống phóng lôi SM-588, sử dụng ngư lôi Paket-NK (8 quả).
Tàu hộ vệ thứ 3 số hiệu 532 Boikiy thuộc project 20380, lớp Steregushchy
Tàu được trang bị hệ thống phòng thủ tầm gần tích hợp 3M87-1 Kortik-M, gồm 8 ống phóng tên lửa phòng không, 2 bệ pháo 6 nòng (64 quả tên lửa 9M311 và 12.000 viên đạn pháo). Một điểm rất đặc biệt là chiến hạm Project này còn được trang bị hệ thống súng phóng lựu 2 nòng DP-64 với 240 quả đạn cỡ 45mm, có khả năng hỗ trợ thỏa lực trong tác chiến đổ bộ rất tốt.
Video đang HOT
Tàu hộ vệ project 20380 còn có một nhà chứa trực thăng và một bãi đáp cho một chiếc trực thăng tác chiến chống ngầm Ka-27 hoạt động. Ngoài ra, nó còn được trang bị hệ thống phóng mồi nhử tên lửa chống hạm PK-10 Smely, gồm 4 ống phóng kiểu KT-216, với 80 quả tên lửa nhử mồi loại AZ-SO-50, AZ-SR-50, AZ-SOM-50, AZ-SK-50, AZ-SMZ-50.
Được trang bị hệ thống radar tìm kiếm không/biển Furke-2, 2 radar định vị MR-231-2, 2 radar dẫn đường PAL-N và 2 radar Sandal-V, radar ESM TK-25-2. Tàu được trang bị các loại sonar chống ngầm phức hợp Zarya-2, sonar Minotavr-M, sonar GISZ Anapa, sonar định vị thủy âm mảng kéo Vinyetka-EM; hệ thống thông tin phức hợp Ruberoid và Chardal-20380; hệ thống thông tin chiến đấu Sigma-20380.
Tàu hộ vệ đầu tiên số hiệu 530 Steregushchy thuộc project 20380, lớp Steregushchy
Hiện nay, nhà máy Severnaya Verf đã đóng được 4 tàu project 20380, cả 4 đều đã được trao số hiệu. 3 chiếc đầu là Steregushchyy (số hiệu 530), Soobrazitelnyy (531), Boikiy (532) đã lần lượt được biên chế cho hải quân Nga vào các năm 2006, 2011 và 2012. Riêng tàu Stoiky được trao số hiệu 545, sắp được biên chế chính thức cho Hạm đội Baltic.
Còn nhà máy Amursky Shipyard ở Komsomolsk-on-Amur được giao chế tạo 2 tàu là Sovershennyy và Gromkiy. Dự kiến, 2 tàu này cũng lần lượt được biên chế chính thức cho hải quân Nga vào cuối năm nay và năm 2015. Hiện nay, Nga cũng đang đóng cho hải quân Algieria 2 tàu thuộc phiên bản xuất khẩu của project này là 20382 “Tigr”.
Nhìn chung, các tàu thuộc project 20380 có kích thước, lượng giãn nước và hệ thống hỏa lực chống hạm tương đương với các tàu hộ vệ lớp Gepard 3.9 hiện đang biên chế trong lực lượng hải quân Việt Nam. Tuy nhiên, nó nhỉnh hơn Gepard về lĩnh vực phòng không và khả năng chống ngầm (cả về vũ khí lẫn phương tiện săn ngầm như trực thăng). Tuy nhiên, 2 tàu Gepard 3.9 Nga vừa khởi đóng cho Việt Nam năm 2013 vừa qua được đánh giá là tương đương.
Theo ANTĐ
Cụm tàu sân bay Liêu Ninh nguy hiểm trên Biển Đông
Trước năm mới, tàu sân bay đầu tiên của Hải quân Trung Quốc Liêu Ninh quay trở về căn cứ Thanh Đảo sau 37 ngày hoạt động trên Biển Đông. Trong thời gian hoạt động trên biển, tàu Liêu Ninh đã tiến hành hàng loạt những bài tập kiểm trả các tính năng kỹ chiến thuật của tàu.
Các nhiệm vụ bao gồm: Hiệp đồng tác chiến cùng với các máy bay chiến đấu, các chiến hạm nổi và các tàu ngầm, thực hiện duy trì trao đổi thông tin, cơ động trên biển trong tình huống hải hành và báo động chiến đấu. Trong quá trình thử nghiệm, tàu Liêu Ninh đã tiến hành hàng trăm nhiệm vụ huấn luyện với các cấp độ phức tạp khác nhau.
Tàu sân bay Liêu Ninh khởi hành thực hiện các nhiệm vụ huấn luyện trên Biển Đông vào ngày 26/11/2013, đây cũng là chuyến hải hành dài ngày đầu tiên của chiếc tàu sân bay này. Ngày 5/12/2013 đã xảy ra đụng độ giữa tàu Liêu Ninh và tàu tuần dương tên lửa Mỹ Cowpens.
Là tàu sân bay Varyag mua lại của Ukraine với giá sắt vụn, Trung Quốc đã nỗ lực phát triển nguyên mẫu trở thành một tàu sân bay chiến đấu được trang bị các máy bay Hải quân trên boong tàu J-15, làm cơ sở cho sự phát triển các tàu sân bay hạng nặng sau này.
Tàu sân bay Liêu Ninh của Trung Quốc
Từ những thành công của Liêu Ninh, Trung Quốc tiếp tục kế hoạch phát triển các tàu sân bay do chính công nghiệp đóng tàu trong nước tiến hành thiết kế và chế tạo. Tàu sân bay các thế hệ sau của Trung Quốc phải có không dưới 2 trung đoàn không quân, bao gồm các máy bay tiêm kích, trinh sát, chống ngầm, tác chiến điện tử và trực thăng chiến đấu các loại, tàu cũng phải có lượng giãn nước và công suất lớn hơn nhiều lần so với tàu khu trục đổ bộ của Nhật Bản.
Các tàu sân bay sẽ được đóng tại Thượng Hải trong tập đoàn đóng tàu lớn nhất Trung Quốc. Giá thành của mỗi tàu sân bay sẽ khoảng 16 tỷ đô la Mỹ. Các tàu phải có lượng giãn nước từ 50 - 80 tấn. Có thể được lắp động lực trạm nguồn lò phản ứng hạt nhân. Kinh nghiệm có được từ Liêu Ninh sẽ được áp dụng cho các tàu sân bay mới.
Ví dụ như những thiết kế trên Liêu Ninh sẽ được hiện đại hóa trên tàu sân bay mới, thiết kế cuối cùng sẽ tương tự như tàu sân bay của Liên xô cũ Ulyanovsk. Trên tàu sẽ được lắp đặt các tổ hợp pháo hạm, tên lửa, hệ thống điều khiển hỏa lực tự động hóa, hệ thống tác chiến điện tử. Tàu sẽ được biên chế máy bay tiêm kích J-15, máy bay huấn luyện JL-9, các máy bay trực thăng chiến đấu.
Nếu quá trình thiết kế đã hoàn thiện từ năm 2013 thì khả năng hoàn thành được tàu sân bay có thể sẽ là 2017 - 2018. Trong giai đoạn đó, Liêu Ninh sẽ hoạt động trên vùng nước châu Á và Ấn Độ Dương, thực hiện hai nhiệm vụ song song: sự hiện diện của một cụm tàu sân bay tấn công chủ lực (CBG) trên Biển Đông và huấn luyện các thế hệ đầu tiên các phi công hải quân và sĩ quan hải quân, chỉ huy trưởng các cụm tàu sân bay tấn công chủ lực.
Quan Lăng Nguyên, Giáo sư thuộc Học viện Quốc phòng PLA cho rằng, lực lượng Hải quân Trung Quốc cần từ 6 - 7 chiếc tàu sân bay không kể Liêu Ninh, nếu tính các hạm đội của Trung Quốc như Hạm đội Nam hải, Hạm đội Bắc hải, Hạm đội Nam hải mỗi hạm đội cần có ít nhất là hai tàu sân bay.
Mỗi cụm tàu sân bay tấn công PLAN cần có 1 tàu sân bay, 2-4 tàu khu trục, từ 304 tàu hộ vệ tên lửa, từ 2-3 tàu hỗ trợ hậu cần kỹ thuật, Số lượng các chiến hạm nổi và tàu ngầm cho một cụm tàu sân bay tác chiến chủ lực đã đầy đủ, vấn đề còn lại là các tàu sân bay và các máy bay trên boong tàu, Trung Quốc đang phát triển rất thuận lợi.
Một vấn đề quan trọng đặt ra là, các tàu sân bay sẽ sử dụng nguồn động lực trạm nguồn nào? Động cơ thông thường hay năng lượng nguyên tử. Vấn đề đối với Trung Quốc hoàn toàn không phải là công nghệ mà là lợi ích khai thác sử dụng, công nghệ chế tạo các lò phản ứng hạt nhân Trung Quốc đã nắm chắc từ lâu, vấn đề vẫn là sự phát triển công nghệ.
Các đây không lâu, theo tờ China Daily, các nhà lãnh đạo quốc phòng Trung Quốc đề xuất đóng một siêu tàu sân bay có lượng giãn nước 110 ngìn tấn, sử dụng trạm nguồn năng lượng nguyên tử.
Sơ đồ tàu sân bay hạng nặng 110 000 tấn của Trung Quốc
Sự kiện tàu Liêu Ninh hoạt động 37 ngày đêm trong một nhóm hạm tàu lớn trên Biển Đông có ý nghĩa quan trọng trong việc đẩy lùi ảnh hưởng của Mỹ và thực hiện quyền lực "mềm" trên Biển Đông, vốn là trọng tâm của chiến lược hải dương Trung Quốc.
Trong những ngày hoạt động trên biển, Liêu Ninh giữ vai trò kỳ hạm trong một cụm tàu hỗn hợp tác chiến mạnh như 1 khu trục hạm dự án 052C Hải Khẩu, 2 tàu khu trục dự án 051C - Thẩm Dương và Thạch Gia Trang, tàu đổ bộ trực thăng dự án 071 Trường Bạch, 3 tàu khu trục hạng nhẹ 054A lớp Yên Đài và hai tàu ngầm nguyên tử dự án 093 lớp Shang.
Cụm tàu sân bay tấn công chủ lực CBG là cụm tàu tác chiến cấp chiến lược chiến dịch có cơ cấu tổ chức cấp sư đoàn - lữ đoàn hỗn hợp, hạt nhân chiến đấu là 1 - 2 tàu sân bay đa nhiệm.
Các tàu sân bay thông thường không tác chiến đơn độc mà thường dẫn đầu các cụm lực lượng hải quân có nhiệm vụ khác nhau như tấn công chủ lực, tác chiến đa nhiệm, chống ngầm mà trong đó tàu sân bay là hạt nhân chiến đấu. Nếu số lượng tàu sân bay lớn hơn một, hải quân Mỹ định danh là Hải đoàn cấp chiến dịch tương đương hạm đội thu nhỏ.
Liêu Ninh là tàu sân bay không được lắp đặt thiết bị phóng máy bay, do đó không có khả năng phóng các máy bay nặng như máy bay trinh sát và cảnh báo sớm, máy bay chỉ huy trên không, số lượng J-15 trên boong cũng chỉ giới hạn ở mức 26 chiếc.
Cụm tàu sân bay tấn công chủ lực CBG hình thành trong đại chiến thế giới lần thứ II, theo sáng kiến chiến dịch chiến thuật của Nhật Bản và đã thành công trong trận chiến Trân Châu Cảng.
Hải quân Mỹ đã sử dụng kinh nghiệm tác chiến này và phát triển thành nhiều cụm tàu sân bay tấn công trên hầu hết các chiến trường của đại chiến thế giới thứ II, các cụm tàu sân bay tấn công cũng được sử dụng trong chiến tranh Việt Nam nhằm phong tỏa Vịnh Bắc bộ và yểm trợ hỏa lực cho quân đội Mỹ trên chiến trường Miền Nam.
Cụm CBG Liêu Ninh có biên chế hỗn hợp với sức mạnh đáng kể trong các hình thái chiến thuật từ tấn công đất liền, phòng không, chống ngầm, khả năng hải hành dài ngày có thể độc lập giải quyết các nhiệm vụ đặt ra như tạo áp lực quân sự mạnh mẽ trên biển, tấn công đánh chiếm các mục tiêu ven bờ, hải đảo và quần đảo, không - hải chiến trên biển lớn, phòng thủ theo dõi, kiểm soát và chống ngầm, phòng không khu vực, vùng nước nằm trong tầm kiểm soát của các trang thiết bị trên tàu sân bay, bảo vệ các khu vực kinh tế và các đường vận tải biển....
Những hoạt động huấn luyện và thử nghiệm tính năng kỹ chiến thuật của tàu Liêu Ninh trong đội hình hỗn hợp chiến dịch chiến thuật đã cho thấy. PLAN đặt trọng tâm phát triển chiến lược trên biển Đông, nỗ lực duy trì một lực lượng hải quân tác chiến mô hình CBG với mục đích gây áp lực răn đe mạnh lên những tranh chấp chủ quyền đảo, quần đảo đồng thời sử dụng Liêu Ninh như một cụm tàu huấn luyện tác chiến thực tế để phát triển lực lượng tàu sân bay của nước mình.
Năm 2013 đã đóng lại với nhiều hành động phức tạp, nóng bỏng trên biển Hoa Đông cận kề với miệng vực của xung đột vũ trang. Năm 2014, sự hiện diện của tàu sân bay Liêu Ninh trong đội hình CBG trên Biển Đông sẽ là tiền đề cho những căng thẳng tiếp theo. Và khi tàu Liêu Ninh đã được trang bị đủ theo biên chế, tình huống xung đột vũ trang cũng khó loại trừ.
Theo Báo Đất Việt
Hàn Quốc hạ thủy tàu hộ tống uy lực rất mạnh Ngày 13-11, tập đoàn công nghiệp nặng Hyundai của Hàn Quốc đã hạ thủy chiếc tàu hộ tống lớp Incheon thứ 5 mang tên ROKS Jeonbuk tại xưởng đóng tàu Ulsan. Tham gia buổi lễ hạ thủy có tư lệnh tác chiến hải quân, đô đốc Hwang Ki-chul, tỉnh trưởng tỉnh Bắc Jeolla Kim Wan-ju, chủ tịch kiêm giám đốc điều hành tập...