Khám phá Kaymakli – Thành phố bí ẩn sâu 85m dưới lòng đất ở Thổ Nhĩ Kỳ
Với độ sâu tới 85m, được thiết kế tới 8 tầng, Thành phố ngầm Kaymakli là điểm đến độc đáo bậc nhất Cappadocia (Thổ Nhĩ Kỳ), bên cạnh khinh khí cầu và các nhà thờ trong hang đá…
Trong hành trình tới vùng đất Cappadocia, du khách không thể bỏ qua Kaymakli – một trong những thành phố ngầm độc đáo, quan trọng và được bảo tồn bậc nhất tại Thổ Nhĩ Kỳ, được đưa vào danh sách di sản Thế giới năm 1985. (Ảnh: Yên Thủy/Vietnam )
Mỗi năm, Cappadocia đón rất nhiều du khách trên khắp thế giới đến để trải nghiệm bay khinh khí cầu cũng như khám phá các di dích độc đáo nằm trong lòng đá. (Ảnh: Yên Thủy/Vietnam )
Thành phố Kaymakli sâu 85m, gồm 8 tầng. Hiện, công chúng chỉ được tiếp cận tới tầng thứ 4 của công trình kiến trúc độc đáo này. (Ảnh: Yên Thủy/Vietnam )
Ông Sukru, hướng dẫn viên du lịch cho biết cách bố trí của thành phố ngầm này bao gồm các lối đi thấp, quanh co, cầu thang dốc và nhiều phòng phục vụ các mục đích khác nhau. (Ảnh: Yên Thủy/Vietnam )
Lối đi trong thành phố ngầm này thường khá nhỏ, chỉ vừa một người. Vị hướng dẫn viên du lịch lý giải thiết kế trên sẽ giúp người dân có thể chống được kẻ địch xâm nhập. Cụ thể, khi kẻ lạ đột nhập thành phố, chúng chỉ có thể đi một người và người dân dễ dàng tấ.n côn.g tiêu diệt kẻ thù. (Ảnh: Yên Thủy/Vietnam )
Du khách Việt Nam thích thú khi khám phá thành phố ngầm thú vị này. (Ảnh: Yên Thủy/Vietnam )
Tại nhiều lối vào đều có cửa đá khổng lồ nặng khoảng 450-500kg và chỉ có thể mở được từ bên trong để ngăn ngừa kẻ gian. (Ảnh: Yên Thủy/Vietnam )
Khi vào bên trong rộng rãi, người dân bản địa sẽ lăn cửa đá và chặn lại. Với lối đi chỉ dành cho 1 người phía bên ngoài, kẻ gian sẽ không thể lăn khối đá khổng lồ để mở cửa và đột nhập. (Ảnh: Yên Thủy/Vietnam )
Video đang HOT
Trong bố trí của mình, người dân có nhiều ngách để có thể dễ dàng tấ.n côn.g khi kẻ thù thâm nhập. Ông Sukru cho hay trong lịch sử của mình, thành phố này chưa từng bị giặc ngoại xâm đột nhập. (Ảnh: Yên Thủy/Vietnam )
Các hốc đá dùng làm nơi chứa đồ sinh hoạt. Thành phố này cũng có hệ thống điều hòa không khí chức năng được sử dụng để điều chỉnh nhiệt độ và độ ẩm. (Ảnh: Yên Thủy/Vietnam )
Đây là khu vực nhà thờ (nằm ở tầng 2), nơi người dân cầu nguyện. Trrong ảnh là một trụ đá, nơi người dân mang những em bé sơ sinh đặt lên để được làm lễ rửa tội (Ảnh: Yên Thủy/Vietnam )
Người dân của thành phố này không dùng đuốc. Họ chỉ thắp những cây đèn nhỏ trên hốc đá. Ông Soku cho hay nếu ai cầm đuốc vào thành phố, người dân sẽ mặc nhiên là kẻ thù và tìm cách tiê.u diệ.t. (Ảnh: Yên Thủy/Vietnam )
Khu vực chế biến nông sản của người dân dưới thành phố ngầm. (Ảnh: Yên Thủy/Vietnam )
Khu vực nấu ăn của người dân. Thành phố này có thể chứa tới 3.500 người. (Ảnh: Yên Thủy/Vietnam )
Theo ông Sukru, thành phố này được xây dựng vào khoảng thế kỷ thứ 8 và thứ 7 trước công nguyên và tùy theo dân số sẽ được mở rộng và đào sâu thêm. Đây là nơi ẩn náu chống lại các cuộc xâm lược, thiên tai và tấ.n côn.g cũng như để bảo vệ gia súc và dự trữ thực phẩm và nguồn cung cấp nước. (Ảnh: Yên Thủy/Vietnam )
Hệ thống lấy không khí cho thành phố ngầm. (Ảnh: Yên Thủy/Vietnam )
Hiện nay, với việc tăng tần suất lên 7 chuyến từ Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh của Turkish Airlines, hành trình từ Việt Nam sang Cappadocia vô cùng thuận lợi. Chỉ cần ngủ một đêm (12 tiếng), hành khách sẽ có mặt tại sân bay Istanbul, sau đó bay chuyển tiếp tới Cappadokia mất khoảng 1 giờ 30 phút. Các đường bay này sẽ được khai thác bằng các máy bay thân rộng hiện đại Airbus A350, mang lại trải nghiệm bay thoải mái và tiện nghi cho hành khách. (Trong ảnh là máy bay tại một sân bay của Cappadocia. Ảnh: Yên Thủy/Vietnam )
Ngôi chùa 'mọc' trên hòn đảo chỉ xuất hiện mỗi năm một lần, quanh năm ngập nước nhưng vẫn nguyên vẹn suốt hàng nghìn năm
Với độ cao 21,8m và diện tích 1.800m2, hòn đảo này mang trong mình một lịch sử lâu dài cùng nhiều bí ẩn chưa có lời giải đáp.
"Thành phố bí ẩn" giữa lòng hồ nước ngọt lớn nhất Trung Quốc
Nằm giữa lòng hồ Bà Dương, hồ nước ngọt lớn nhất Trung Quốc, tồn tại một "thành phố cổ bí ẩn" gần như quanh năm chìm dưới nước. Chỉ khi mực nước rút xuống vào mùa khô, "thành phố" này mới lộ diện và người dân chỉ có thể chiêm ngưỡng một lần trong năm - đó chính là Lạc Tinh Đôn.
Lạc Tinh Đôn là một hòn đảo đá nhỏ với lịch sử hàng nghìn năm giữa lòng hồ Bà Dương. Ngôi đền và tòa tháp 7 tầng trên đảo đã tồn tại qua bao biến cố và thử thách của thời gian mà vẫn đứng vững, thu hút du khách từ khắp nơi đến khám phá những bí ẩn của nơi này.
Lạc Tinh Đôn là một hòn đảo đá nhỏ với lịch sử hàng nghìn năm giữa lòng hồ Bà Dương (Ảnh: p.weather.com)
Hồ Bà Dương không chỉ là hồ nước ngọt lớn nhất mà còn là hồ lớn thứ hai của Trung Quốc. Nó còn được mệnh danh là "Tam giác quỷ" do thường xuyên xảy ra những vụ đắm tàu bí ẩn mà đến nay chưa có lời giải thích thỏa đáng.
Lạc Tinh Đôn là một công trình kiến trúc nổi bật nằm ở thành phố Lư Sơn, tỉnh Giang Tây, tọa lạc giữa trung tâm hồ Bà Dương. Hòn đảo này còn được biết đến với các tên gọi khác như Lạc Tinh Thạch hay Đức Tinh Sơn. Với độ cao 21,8m và diện tích 1.800m2, hòn đảo Lạc Tinh Đôn mang trong mình một lịch sử lâu dài. Theo ghi chép từ thời Nam Bắc triều trong "Thủy Kinh Chú - Quyển 39 - Lư Giang Thủy", nơi đây được mô tả là: "Lạc Tinh Thạch, chu vi hơn trăm bước, cao năm trượng, trên có trúc và cây cối, tương truyền ngôi sao đã rơi xuống đây và vì thế mà có tên gọi này".
(Ảnh: Sohu)
Với độ cao 21,8m và diện tích 1.800m2, hòn đảo Lạc Tinh Đôn mang trong mình một lịch sử lâu dài (Ảnh: photo.gmw.cn)
Từ hòn đảo này, du khách có thể chiêm ngưỡng toàn cảnh thành phố và các tuyến đường thủy chính của hồ Bà Dương, tạo nên một khung cảnh vô cùng độc đáo.
Bí ẩn quanh hòn đảo đá Lạc Tinh Đôn
Hòn đảo cô độc giữa làn nước này hầu như quanh năm chìm sâu trong hồ, chỉ đến mùa khô nước của hồ Bà Dương mới rút xuống và hồ biến thành một cánh đồng cỏ, Lạc Tinh Đôn mới hiện rõ hình dáng thực sự. Điều này chỉ xảy ra một lần trong năm, khiến cho Lạc Tinh Đôn được mệnh danh là "thành cổ bí ẩn nhất".
Hòn đảo cô độc giữa làn nước này hầu như quanh năm chìm sâu trong hồ, chỉ đến mùa khô nước của hồ Bà Dương mới rút xuống (Ảnh: photo.gmw.cn)
Theo Ourchinastory, từ thời Đường (618-907), người xưa đã xây dựng chùa Thiền trên Lạc Tinh Đôn, và qua các thời kỳ, nhiều học giả đã để lại dấu ấn tại đây. Mặc dù diện tích không lớn, Lạc Tinh Đôn vẫn giữ được cổng vào, chùa Thiền có lầu ngắm cảnh, tháp cổ và nhiều công trình kiến trúc khác. Tất cả đều đã được tu sửa nguyên vẹn, dựa trên vị trí và hình dáng ban đầu của các di tích cổ.
Dù phải đối mặt với sự khắc nghiệt của thời gian và sóng gió, những kiến trúc cổ giữa lòng hồ của Lạc Tinh Đôn vẫn bền vững, không hề bị "cuốn trôi" theo dòng nước. Điều này khiến nhiều người không khỏi khâm phục trí tuệ xây dựng của người xưa.
Đảo này là kết quả của hoạt động núi lửa, được cấu thành từ đá trầm tích, không dễ bị xói mòn (Ảnh: Sohu)
Theo Châu Tiểu Dung, nguyên ký lục gia của Bảo tàng Lư Sơn, sự đặc biệt của Lạc Tinh Đôn có thể liên quan đến điều kiện địa chất đặc biệt. Đảo này là kết quả của hoạt động núi lửa, được cấu thành từ đá trầm tích, không dễ bị xói mòn. Ngoài ra, xung quanh các công trình kiến trúc trên đảo còn có bức tường đá, giúp chống chịu tốt trước sự tác động của sóng gió. Có thể nói, hiện tượng kỳ diệu hàng nghìn năm của Lạc Tinh Đôn là kết quả của sự kết hợp hài hòa giữa thiên nhiên, địa thế và bàn tay con người.
Hiện tượng kỳ diệu hàng nghìn năm của Lạc Tinh Đôn là kết quả của sự kết hợp hài hòa giữa thiên nhiên, địa thế và bàn tay con người (Ảnh: Sohu)
Dù nằm giữa lòng hồ nước ngọt lớn nhất Trung Quốc, vào mùa khô, Lạc Tinh Đôn vẫn trải qua tình trạng "hạn hán". Khi mực nước xuống thấp, thậm chí có năm hạn hán nghiêm trọng, như vào năm 2022 khi lòng hồ Bà Dương cạn kiệt, làm cho Lạc Tinh Đôn hoàn toàn lộ diện.
Hồ Bà Dương được ví như "quả thận" của Trung Quốc, đóng vai trò quan trọng trong việc điều tiết lũ cho sông Dương Tử (Ảnh: Internet)
Với diện tích 4.400km, hồ Bà Dương, được ví như "quả thận" của Trung Quốc, đóng vai trò quan trọng trong việc điều tiết lũ cho sông Dương Tử. Tuy nhiên, vào mùa khô, đặc biệt trong những đợt hạn hán, Lạc Tinh Đôn nổi bật hơn bao giờ hết, thu hút nhiều du khách đến tham quan.
Hồ Bà Dương là hồ nước ngọt có chiều dài theo hướng Nam-Bắc đạt 173km, chiều rộng lớn nhất theo hướng Đông-Tây là 74km, với chiều rộng trung bình khoảng 16,9km. Chu vi bờ hồ đạt 1.200km, diện tích mặt nước là 3.283km khi mực nước đạt cao độ 21,71m, và thể tích nước khoảng 27,6km. Mực nước trung bình sâu 8,4m, với điểm sâu nhất đạt 25,1m. Vào mùa khô, diện tích mặt hồ thu hẹp chỉ còn dưới 1.000km, trong khi vào mùa mưa, diện tích có thể mở rộng lên tới hơn 4.000km.
Hồ Bà Dương được công nhận là khu bảo tồn thiên nhiên quốc gia, là nơi cư trú của hơn 300 loài chim di cư, bao gồm cả loài sếu Siberia, hiện đang ở mức bảo tồn cực kỳ nguy cấp.
Khám phá Thổ Nhĩ Kỳ, trải nghiệm điểm đến du lịch đám cưới Cappadocia Nổi tiếng là nơi giao thoa giữa hai lục địa Á - Âu, Thổ Nhĩ Kỳ tiếp tục góp mặt trong nhiều danh sách Top điểm đến tuyệt nhất thế giới năm 2024. Đặc biệt 'xứ sở thần tiên' Cappadocia đang nổi lên là một trong những điểm đến đám cưới quốc tế hàng đầu. Istanbul, thành phố liên lục địa Á -...