Khám phá Jeepney phiên bản Việt ‘cực ngầu’ tại Hà Nội
Mẫu xe Jeepney là phương tiện chính vận chuyển hành khách trong phố tại Philippines, thế nhưng Jeepney phiên bản Việt chỉ có trong trang trại.
Lịch sử của Jeepney được bắt nguồn từ khi quân đội Mỹ bắt đầu rời khỏi Philippines vào cuối Thế chiến II, hàng trăm chiếc xe Jeep dư ra đã được bán hoặc tặng cho người Philippines. Các xe Jeep đã bị tháo dỡ và thay đổi tại chỗ như mái xe bằng kim loại đã được thêm vào để che nắng.
Mẫu xe Jeepney tại Philippines.
Điểm đặc biệt của những chiếc xe Jeepney là được trang trí với các màu sắc sống động với đồ trang trí mạ crôm hoặc inox ở hai bên và nắp ca-pô. Phần ghế phía sau được cấu hình lại với hai băng ghế dài song song để hai hàng hành khách ngồi đối mặt với nhau, giúp chứa thêm nhiều người.
Chiếc xe có phần cản trước và ca po màu mạ sáng giống các mẫu xe Jeepney.
Có thể thấy mẫu xe Jeepney là mẫu xe con lai của Jeep, và nhiều người cho rằng Jeepney được ghép bằng 2 từ “jeep” và “jitney” – “rẻ tiền”. và đây cũng thực sự là phương tiện giá rẻ cho người dân trong thành phố tại Philippines.
Xe có thiết kế con cao to hơn dòng xe Jeep quân sự nguyên bản.
Thế nhưng chiếc xe trong bài viết lại là chiếc Jeepney phiên bản Việt, được chế tạo bởi bàn tay tài hoa của người thợ cơ khi Lưu Đức Tuấn ở Đông Anh, Hà Nội.
Video đang HOT
Xe có thiết kế mui trần như xe Jeep cổ chứ không giống Jeepney của Philippines.
Chiếc xe của anh Tuấn có phần đầu và ngoại thất khá giống với mấu xe Jeepney của Philippines, nó cũng có phần capo, cản được làm bằng inox. Phần trang trí ngoài và trên xe cũng rất sắc màu và cá tính, với ghế bọc da hai màu đỏ/đen, cùng các viền trang trí vân gỗ quanh xe và vô lăng màu vàng hồng.
Xe có nội thất ghế mầu đỏ/đen và các vệt chạy mầu vân gỗ trong và ngoài xe.
Xe được thiết kế chắn bùn trước khá cổ điển và cặp đèn pha to kiểu quân sự được lắp trên chắn bùn trước giúp ta mường tượng đến những chiếc xe cổ như Gaz69 hay Jeep Bantam.
Đèn pha và chắn bùn trước khá ngộ nghĩnh như các mẫu xe cổ.
Chiếc xe có hình khối cao to hơn cả Jeep Wily và Jeep A2, với thiết kế dẫn động cầu sau và sử dụng bộ mâm la răng R17, với thiết kế ghế ngồi dành cho 4 người lớn.
Xe sử dụng bộ mâm la răng R17.
Điều đặc biêt là chiếc xe chỉ sử dụng động cơ xe máy 250cc, được làm mát bằng dung dịch, kết hợp với bộ số xe tải 2 dải số cho phép chiếc xe có thể vận hành tổng cộng ở 10 tốc độ máy khác nhau. Khi đường bằng xe sẽ sử dụng dải số nhanh 4 tiến 1 lùi, khi đi đường khó xe sử dụng dải số chậm cũng với 5 số nhưng sức leo dốc và tải nặng thì vượt hẳn các xe du lịch dẫn động 1 cầu.
Xe sử dụng động cơ 250cc với dẫn động cầu sau.
Theo chia sẻ của chủ xe thì chiếc xe này đã ngốn của anh hơn 100 công làm việc của thợ kĩ thuật trong vòng 6 tháng. Tổng chi phí cho đến thời điểm hiện tại là hơn 100 triệu đồng.
“Nhiều người cho rằng, với số tiền hơn 100 triệu đồng mình có thể mua được một chiếc xe Jeep cũ về dọn lại để đi sao phải tự làm. Thế nhưng mình làm chiếc xe này chủ yếu vì đam mê, làm để khẳng định với mọi người là mình có một tình yêu với những chiếc xe”, anh Tuấn chia sẻ.
Phần đuôi xe đặc biệt, không… đụng hàng.
Được biết hiện tại rất nhiều những mẫu xe độ chế như này được một số cá nhân sản xuất, thỏa mãn đam mê của người chơi, chứ chưa đủ yếu tố kĩ thuật hay pháp lý để tham gia giao thông.
Độc lạ món sứa 'hạ hỏa', được ví là sashimi phiên bản Việt
Gây ấn tượng với màu sắc bắt mắt, sứa đỏ từ lâu đã trở thành món ăn giải nhiệt được các tín đồ ẩm thực Hà Nội "săn lùng" khi vào hè.
Đến hẹn lại lên, cứ khoảng đầu tháng 2 đến tháng 5 âm lịch hàng năm, các tín đồ ẩm thực ở Thủ đô lại háo hức tìm đến những quán vỉa hè quen thuộc để thưởng thức món giải nhiệt "trứ danh" mùa hè. Đó là sứa đỏ.
Sứa đỏ chỉ có theo mùa nhưng ngon nhất là vào khoảng tháng 3 dương lịch. Thời điểm này, một vài gánh hàng rong hay hàng quán vỉa hè lại tất bật chuẩn bị những mâm sứa đỏ đầy ắp với đủ nguyên liệu ăn kèm hấp dẫn phục vụ thực khách.
Sứa đỏ là món ăn chơi của mùa hè vì có độ thanh mát, giải nhiệt tốt. Ảnh: @myhanoii
Không như sứa trắng vốn được nhiều người biết đến, sứa đỏ chỉ xuất hiện nhiều ở vùng biển Hải Phòng và Nam Định. Sứa Hải Phòng có màu đỏ thẫm, đậm còn sứa có màu đỏ tươi, nhạt hơn được nhập từ Thái Bình.
Sau khi bắt sứa, người ta phải ngâm ngay vào thùng nước pha sẵn rễ hoặc vỏ cây sú vẹt để sứa không bị tan, không có mùi tanh, đồng thời giữ được màu đỏ đẹp mắt.
Sứa đỏ được ngâm trong nước có tinh dầu quất tạo nên mùi thơm nhẹ. Ảnh: Hải Yến Vũ
Tùy theo sở thích, thực khách có thể chọn ăn phần chân hay thân sứa. Những miếng sứa đỏ au được thái thành từng lát vừa ăn, bày biện vào đĩa. Chân sứa thì giòn sần sật còn thân sứa lại mềm như thạch.
Dù không phải món ướp lạnh nhưng khi thưởng thức sứa đỏ, thực khách vẫn cảm nhận được độ thanh mát đến lạ kỳ. Ảnh: Hải Yến Vũ
Không chỉ có màu sắc bắt mắt, món sứa đỏ còn gây thương nhớ bởi hương vị đặc biệt cùng cách ăn độc đáo. Thực khách có thể thưởng thức sứa đỏ với bỗng hoặc gia vị chấm nhưng ngon nhất là ăn kèm mắm tôm.
Mỗi suất sứa đỏ có giá khoảng 30.000 đồng. Ngoài phần sứa đỏ còn có các nguyên liệu ăn cùng là rau thơm (kinh giới, tía tô), đậu nướng nghệ, cùi dừa già và vài lát chanh.
Sứa gần như không có vị. Vị ngon của món ăn này được tạo nên từ sự hòa quyện của các nguyên liệu đi kèm. Ảnh: @trangpinkyy
Khi ăn, thực khách đặt miếng sứa lên lá tía tô, lần lượt thêm cùi dừa thái mỏng và lát đậu nướng, cuộn tròn lại rồi chấm với mắm tôm. Bát mắm tôm nhỏ được vắt thêm chanh, ớt, đánh đều tay cho đến khi bọt nổi lên, dậy mùi thơm.
Miếng sứa đỏ thơm mùi quất, trong như thạch và mọng nước. Cắn một miếng cũng đủ cảm nhận được sự thanh mát lan tỏa khắp khoang miệng. Bởi vậy, nhiều thực khách "nghiện" sứa đỏ thường gọi đây là món ăn "hạ hỏa" hiệu quả trong mùa hè.
Món ăn có màu sắc bắt mắt nên thường được thực khách chụp hình, check-in. Ảnh: Luong Viet Chuong
Sứa đỏ không mùi, không vị nhưng vẫn có độ ngon riêng nhờ hương thơm của rau, cùi dừa kết hợp với vị bùi của đậu nướng nghệ. Vị thanh mát đến lạ lùng của sứa đỏ khiến thực khách hài hước gọi món ăn này là sashimi phiên bản Việt.
Thảo Lan - một thực khách từ Sài Gòn ra Hà Nội lần đầu được ăn sứa đỏ không khỏi thích thú. "Món ăn rất lạ miệng, mềm như thạch mà vẫn cảm giác giống sashimi. Mình không ăn được mắm tôm nên chấm sứa với bỗng. Vốn là người thích các món cuốn, có nhiều nguyên liệu ăn kèm nên mình thấy hài lòng với món sứa đỏ", cô chia sẻ.
"Mình ăn sứa đỏ 4-5 năm rồi. Nếu ai lần đầu thưởng thức hoặc nhạy cảm sẽ thấy sứa hơi tanh, ăn không quen. Tuy nhiên nếu đã thích nghi được mùi vị của món ăn thì chỉ mong đến mùa để được đánh chén. Sứa mềm mịn, mọng nước, không tanh lại có độ thanh mát nên giải nhiệt rất tốt", bạn Quốc Cường bày tỏ.
Đến Hà Nội, thực khách có thể thưởng thức sứa đỏ tại những quán ăn vỉa hè hoặc đơn giản chỉ là gánh hàng rong với dăm ba chiếc ghế. Không gian nhỏ nhưng đủ để bạn cảm nhận được hương vị của món ngon "trứ danh" này.
Sashimi phiên bản Việt Có thể nói, sứa đỏ là một món sashimi phiên bản Việt, mặc dù chưa bao giờ được xếp ngang với những món ăn sống vốn nở rộ tại Việt Nam, đến từ Nhật Bản. Gánh sứa, nay có thể xếp vào hàng di sản của Hà Nội. Cụ Ngữ gốc Hải Phòng, nhưng sống ở Hà Nội. Gánh hàng trước được bán...