Khám phá ít ai ngờ về loài sao biển màu tím cực lạ
Sao biển tía là loài động vật sinh sống chủ yếu ở Thái Bình Dương. Hầu hết chúng có màu tím. Tuy nhiên, một số con có thể có màu cam, vàng, đỏ hay nâu.
Ảnh: wikipedia.
Sao biển tía có tên khoa học là Pisaster ochraceus. Sinh vật này sinh sống chủ yếu ở vùng biển Thái Bình Dương.
Ảnh: yan.
Đúng như tên gọi của nó, hầu hết sao biển tía đều có màu tím. Tuy nhiên, một số con có thể có màu cam, vàng, đỏ hay nâu.
Sao biển tía có 5 cánh và dài từ 10cm – 50cm, các cánh được sắp xếp xung quanh đĩa trung tâm. Ảnh: wallawalla.
Video đang HOT
Sao biển tía có thể sống tới 20 năm, cao hơn nhiều so với các loài sinh vật biển khác. Ảnh: flickr.
Ảnh: picdn.
Bề mặt lưng của sao biển tía chứa các gai nhỏ (xương nhỏ) được sắp xếp theo một mô hình giống mạng lưới hoặc ngũ giác trên đĩa trung tâm.
Ảnh: scenicoregon.
Sao biển tía có chân ống có mút ở hai đầu cho phép chúng bám vào bề mặt đá và sống ở những khu vực có sóng lớn.
Sao biển tía được coi là một chỉ báo quan trọng về tình trạng khu vực bãi triều. Ảnh: pinimg.
Hà Nguyễn (TH)
Theo kienthuc.net.vn
Châu Âu đưa 'máy dọn rác vũ trụ' vào không gian
Chiếc máy dọn rác khổng lồ đầu tiên trị giá 120 triệu euro sẽ được Cơ quan Vũ trụ châu Âu (ESA) đưa vào không gian.
Các nhà khoa học tính toán chậm nhất đến năm 2025, máy dọn rác sẽ lập được "chiến tích" đầu tiên.
Theo Guardian, ESA đang trong giai đoạn nước rút hoàn chỉnh máy dọn rác tự động với thiết kế 4 tay cực lớn nhằm dọn rác vũ trụ. Đây là bước đi đầu tiên trong sứ mệnh ClearSpace (Không gian sạch) của ESA.
ESA cũng hi vọng ClearSpace sẽ mở đường cho nhiều chiến dịch dọn rác của các cơ quan vũ trụ khác trong tương lai, làm giảm nguy cơ va chạm của các vật thể không còn sử dụng bay lơ lửng trong quỹ đạo.
Mới đây, ông Jan Wrner, Giám đốc điều hành ESA, đã kêu gọi các quốc gia cùng nhau thiết lập quy chuẩn mới khi phóng vật thể vào vũ trụ, trong đó yêu cầu cụ thể trách nhiệm của những quốc gia này với việc dọn rác vũ trụ.
"Thử tưởng tượng giao thông hàng hải sẽ như thế nào khi tất cả tàu bè trong lịch sử vẫn còn nằm lại trên biển dù đã hư hỏng và không còn được sử dụng? Tình trạng trong không gian cũng tương tự" - ông Jan Wrner nói.
Nhiệm vụ trước tiên của ClearSpace là dọn mẩu rác có tên gọi Vespa, bộ chuyển đổi tải trọng được để lại sau một sứ mệnh của ESA vào năm 2013. Vespa nặng khoảng 100 kg, hiện nằm ở độ cao 800 km. Theo tính toán, Vespa sẽ được đưa về Trái đất và cho bốc cháy hoàn toàn trong khí quyển.
Nghiên cứu về rác vũ trụ bắt đầu vào cuối thập niên 1970 khi Donald Kessler - nhà khoa học của NASA - cảnh báo có ngày rác sẽ quá nhiều đến nỗi cứ phóng vệ tinh lên không gian là sẽ va chạm vào vật thể khác.
Rác vũ trụ là những vật thể nhân tạo không còn sử dụng tồn tại ngoài vũ trụ, bao gồm những thiết bị được phóng lên hoặc bỏ lại, ví dụ như tên lửa đẩy, các vệ tinh không còn hoạt động, thậm chí là những vật dụng cá nhân mà phi hành gia vô tình đánh mất như găng tay, máy quay hay xẻng trộn.
"Số vật thể mà các nước phóng lên vũ trụ tăng ổn định theo cấp số mũ trong suốt nửa thế kỷ qua. Thường thì mỗi khi phóng cái gì đó vào không gian, chúng ta cũng đang tạo ra rác", bà Lisa Ruth Rand, nhà nghiên cứu tại Đại học Wisconsin-Madison, nhận xét.
Năm 2016, các chuyên gia của Cơ quan Vũ trụ Nga (Roscosmos) kết luận rằng nếu vấn đề này không được giải quyết thì việc khám phá trong không gian có thể sẽ dừng lại hoàn toàn. Nguyên nhân là vì tất cả các vật thể trong quỹ đạo gần Trái đất sẽ bị mắc kẹt bởi thiết bị phế thải.
Theo Văn phòng Rác thải Không gian thuộc Cơ quan Vũ trụ châu Âu, hiện tại, có hơn 8.400 tấn rác thải vũ trụ di chuyển theo quỹ đạo Trái đất.
Trạm Vũ trụ quốc tế (ISS) là một "nạn nhân" thường xuyên của các mảnh vỡ kích thước nhỏ.
Theo baochinhphu.vn
NASA gửi những hình nộm đầu tiên bay quanh Mặt trăng để đo bức xạ Hai hình nộm có tên là Helga và Zohar sẽ tham gia chuyến đi này và sẽ đi xa hơn bất kỳ con người nào trước đây trên một con tàu vũ trụ. Nhấn để phóng to ảnh Bộ đồ AstroRad đang được nghiên cứu. Hai người nộm sẽ ngồi trên ghế hành khách với nhiệm vụ quan trọng là chịu các tác...